‘Bắt thóp’ chàng trai đa nghi trong tình yêu
Chàng bám lấy bạn dai như đỉa, lén lút kiểm tra email hay điện thoại của bạn… là những dấu hiệu lật tẩy tính cách đa nghi của hội ‘đầu keo’.
1. Chàng bám lấy bạn 24/7
Một chàng trai đa nghi sẽ luôn muốn bên cạnh bạn gái nhiều nhất có thể. Thậm chí, khi bạn ở nhà, chàng cũng cảm thấy không thoải mái nếu bạn “lờ” chàng để làm gì đó. Với chàng, yêu là phải túc trực thường xuyên bên nhau.
2. Bạn vô tình bắt gặp chàng kiểm tra điện thoại hay email
Bạn từng vô tình bắt gặp chàng đang mải miết kiểm tra bí mật tin nhắn trên điện thoại và email của mình mà chưa hỏi ý kiến. Dù bất kỳ lý do nào được đưa ra, thì hành động này khó mà chấp nhận. Chàng không có quyền hạn để làm việc đó. Anh ta đa nghi tới mức muốn kiểm soát những cuộc trò chuyện của bạn với bạn bè.
3. Chàng hỏi cặn kẽ từ chi tiết trong mọi kế hoạch
Với các cô gái, buổi tối thứ 7 được tụ tập bạn bè quả là có nhiều việc để làm, nhưng chàng thì không nghĩ vậy. Anh sẽ hỏi hàng tá câu tỉ mỉ về việc bạn đã đi đâu, với ai, làm những gì, khi nào thì quay về. Chia sẻ với anh ấy dự định của mình là chuyện tốt, nhưng không đến mức phải “khai cung” chi tiết thời gian đi và về như vậy.
Video đang HOT
4. Chàng muốn ở nhà mọi lúc
Những chàng trai đa nghi không muốn đi ra ngoài quá nhiều. Có thể người ấy nghĩ bạn sẽ liếc nhìn chàng trai khác hay ai đó sẽ mê mẩn bạn. Anh người yêu đa nghi sẽ luôn muốn cô lập bạn khỏi bạn bè, gia đình, đặc biệt là người lạ. Dường như, anh ta là người duy nhất được phép xuất hiện trong thế giới của bạn.
5. Chàng không thích bạn có nhiều tiền
Chàng trai hay đa nghi sẽ không muốn bạn tự do kiểm soát tài khoản bởi lẽ như vậy bạn sẽ có nhiều lựa chọn. Điều này khiến chàng không yên tâm, nếu bạn làm gì đó mà không có anh ấy hay thậm chí rời bỏ anh ấy thì sao. Tuy nhiên, đừng để bất kỳ ai kiểm soát tài chính của bạn.
6. Chàng luôn buộc tội bạn nói dối
Buộc tội bạn nói dối là sở thích của chàng trai đa nghi. Nếu bạn có bạn bè khác giới, chàng sẽ ngay lập tực quy tội phản bội mà chưa cần nghe giải thích. Nếu chàng mời bạn đi xem phim, bạn nói đã bận rồi, thì chắc chắn chỉ một suy nghĩ trong đầu người ấy là bạn sẽ hẹn hò với ai khác.
Theo VNE
12 luật "gai góc" đang... "treo" nhiều quyền của người dân
Theo tính toán, phần sau của nhiệm kỳ này, các cơ quan nhà nước phải hoàn thành 89 dự án luật, trong đó có 12 luật về quyền con người cần xây dựng, đều là những luật "gai góc" như luật lập hội, luật trưng cầu dân ý, luật biểu tình...
Đây là thông tin được đưa ra trong Hội thảo "Định hướng thể chế hóa bằng pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền con người trong Hiến pháp 2013" do Viện Khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp tổ chức ngày 28/3.
GS.TS Nguyễn Đăng Dung (Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội) đánh giá, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, quá trình soạn thảo Chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được đối chiếu tương đối toàn diện với tiêu chuẩn của các quy định nhân quyền của Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
"Quyền con người lần đầu tiên được tiếp cận từ góc độ là quyền tự nhiên với ý nghĩa không phải loại quyền do nhà nước ban cho. Tư tưởng này đúng với tuyên ngôn về quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Quyền con người, theo đó, là hiển nhiên, nghiễm nhiên..." - TS Dung phân tích.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên chủ trì hội thảo.
Đại diện đến từ Viện Nghiên cứu quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đặt câu hỏi, hiện tại, quy định pháp luật vẫn có khái niệm "thiết quân luật". Cụ thể, trong tình huống khẩn cấp, chủ tịch UBND quận/huyện có quyền ra lệnh cấm người dân đi lại. Đó là một quyết định hạn chế quyền của người dân. Nhưng theo thông lệ quốc tế, chỉ cơ quan lập pháp mới được ra văn bản luật để hạn chế quyền con người. Vậy trường hợp này, luật sẽ "lách" bằng cách giao quyền quy định trường hợp hạn chế quyền con người cho Chủ tịch tỉnh, huyện thì có phù hợp?
GS. Phạm Hữu Nghị (Viện Nhà nước và pháp luật) lại đánh giá cao việc thay đổi trong cách thức ghi nhận quyền con người của Hiến pháp mới. Trái ngược với GS Dung, GS Nghị cho rằng, nội hàm đầy đủ của Điều 15 Hiến pháp là "quyền con người chỉ có thể bị hạn chế trong một số tình huống cần thiết... được quy định bằng luật". Cách thiết kế điều khoản này, theo đó, làm tăng tính thực tế, thực tiễn của của quyền con người lên.
Ông Nghị lý giải, việc hạn chế quyền của người dân bằng quy định của luật nghĩa là luật phải quy định các trường hợp hạn chế, cách thức hạn chế. Còn việc Chủ tịch tỉnh, huyện, thậm chí xã trong tinh huống khẩn cấp vẫn có thể ra các quyết định hành chính nhưng vẫn phải đúng luật. Tình huống này, ông Nghị cho rằng, quyết định đó không phải là việc hạn chế quyền con người theo luật.
Đánh giá chung về bản Hiến pháp mới, ông Nghị nhận định, ngoài chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo ông Nghị, các nội dung khác của bản Hiến văn đều thấm đẫm tinh thần nhân quyền. Dẫn chứng cụ thể, ông Nghị bình luận, các chương về tổ chức bộ máy nhà nước đều quy định rất rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, từ Chính phủ đến Tòa án, VKS... nhiệm vụ này đều được đặt lên hàng đầu.
Việc dự liệu một cơ chế bảo hiến, theo ông Nghị cũng là cách để bảo đảm cho việc thực thi quyền con người.
TS. Nguyễn Tiến Sơn (Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát - VKSND tối cao) phân tích một nội dung cụ thể, đó là nguyên tắc suy đoán vô tội đề ra trong Hiến pháp mới đã chặt chẽ hơn, thực tế hơn rất nhiều. Theo đó, Hiến pháp khoanh vùng đối tượng suy đoán là người bị buộc tội thay cho đối tượng mơ hồ là bất cứ ai. Việc công dân bị buộc tội cũng phải theo trình tự chặt chẽ
Những quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của VKSND cũng đề ra 2 nguyên tắc cơ bản là "mọi tội phạm đều phải được phát hiện, xử lý", "không làm oan người vô tội" với nhiệm vụ quan trọng được bổ sung là minh oan cho người bị hàm oan. Để chống việc oan sai cho người dân, VKS cũng thực hiện quyền kiểm sát ở bất cứ nơi đâu có hoạt động tư pháp, tham gia kiểm sát từ đầu trong các vụ án hình sự.
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nêu lo lắng về hướng triển khai thực thi Hiến pháp vì các vấn đề vẫn rất... mông lung, chưa xác định được từng bước đi cụ thể cho từng 3-5 năm tới.
"Chúng ta có thể tự hào với thế giới là bản Hiến pháp lần này của chúng ta ghi nhận rất đầy đủ về quyền con người, quyền công dân. Cơ quan soạn thảo đã rất "tốt bụng" và hào phóng, kê đủ đến hơn 30 quyền nhưng rõ ràng chưa thể làm ngay cùng lúc, một lần tất cả những nội dung này. Để tránh ảo tưởng thì phải có kế hoạch với từng bước đi cụ thể chứ không các quy định vẫn sẽ trừu tượng" - ông Lộc góp ý.
Theo ông Lộc, việc trước hết cần làm cho người dân cùng hiểu, đồng tình và cùng quyết tâm thực hiện Hiến pháp. Rà soát lại hệ thống pháp luật để sửa đổi cho phù hợp, đồng bộ cũng là một việc làm thiết thực.
Theo tính toán, phần sau của nhiệm kỳ này, các cơ quan nhà nước phải hoàn thành 89 dự án luật với 29 luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Liên quan trực tiếp đến chương II cũng có 12 luật về quyền con người cần xây dựng, đều là những luật "gai góc" như luật lập hội, luật trưng cầu dân ý, luật biểu tình...
P.Thảo
Theo Dantri
Trẻ lỡ uống sữa nghi nhiễm khuẩn, làm sao? Clostridium botulinum là vi khuẩn có trong tự nhiên, hàng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc với chúng, ví dụ trong rau củ, gia cầm, hải sản, mật ong... Clostridium botulinum chỉ gây bệnh khi sinh ra đủ lượng độc tố, và độc tố đó gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Như vậy, bệnh xảy ra nếu chúng ta ăn phải thức...