Bắt tay với Việt Á rút tiền nhà nước, 2 nữ nhân viên y tế bị phạt 16 năm tù
Ngày 6/12, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt bị cáo Phạm Ngọc Thùy (SN 1987) và Đỗ Thị Yến Phương (SN 1990, cùng ngụ TP Cần Thơ), mỗi bị cáo 8 năm tù; Trần Tiến Lực (SN 1987, ngụ tỉnh Sóc Trăng) 5 năm tù cùng về tội tham ô tài sản.
Theo cáo trạng, Thùy và Phương cùng là nhân viên Khoa xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Từ năm 2018 đến 2021, cả hai được giao nhiệm vụ quản lý kit và hóa chất xét nghiệm tại tủ đông Phòng sinh học phân tử và trực tiếp thực hiện các hoạt động xét nghiệm.
Thùy và Phương đã cấu kết với Lực, nhân viên kinh doanh của Công ty Việt Á để chiếm đoạt kit và hóa chất của bệnh viện.
Lực cùng hai nữ bị cáo tại tòa.
Để thực hiện hành vi trên, Thùy và Phương báo cáo sử dụng chứng âm, chứng dương và hóa chất nhiều hơn thực tế, mang cất giấu kit và hóa chất dư ở tủ đông khác. Sau đó, cả 2 tổng hợp số lượng kít đã cất giấu và đưa vào báo cáo dự trù cho Khoa Dược lên đơn hàng mua sắm với số lượng kít và hóa chất có giá trị hơn 1,9 tỷ đồng.
Bệnh viện Đa khoa thành phố đã hoàn thành việc thanh toán tiền các đơn hàng cho Công ty Việt Á, trong đó có hơn 1,9 tỷ đồng giá trị kit và hóa chất mà Thùy và Phương đã chiếm đoạt.
Video đang HOT
Lực có vai trò giúp sức trong việc tiếp nhận đơn hàng khống để chuyển về Công ty Việt Á, đồng thời tráo đổi các kit và hóa chất không phải hàng thật. Nhân viên bệnh viện nhận hàng từ công ty, giao cho Thùy và Phương. Cả hai đưa về Khoa xét nghiệm để bỏ số hàng khống rồi nhập hàng thật là số kit và hóa chất đã cất riêng, cho vào đúng với số lượng đơn hàng đã đặt.
Công ty Việt Á nhận tiền thanh toán từ bệnh viện đối với số kit và hoá chất nói trên, đã trừ các chi phí và chuyển hơn 1,2 tỷ đồng vào tài khoản của Lực. Thùy và Phương thừa nhận có nhận trực tiếp và chuyển khoản từ Lực, với tổng số tiền 800 triệu đồng, mỗi người chia nhau 400 triệu đồng.
Quá trình điều tra, Thùy và Phương đã nộp lại số tiền trên. Lực nộp 50 triệu đồng, còn Công ty Việt Á nộp gần 1,5 tỷ đồng để khắc phục toàn bộ hậu quả liên quan đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là hơn 2,3 tỷ đồng.
Cựu giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức tiếp tục hầu tòa
Nhập số lượng lớn kit test từ Việt Á, bị cáo Nguyễn Minh Quân cựu Giám đốc TP Bệnh viện Thủ Đức bị TAND TPHCM tuyên phạt 11 năm tù.
Cho rằng mức án quá cao, bị cáo này đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Hôm nay (7/10), TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức, Công ty Việt Á và Công ty Nam Phong, theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ của các bị cáo.
Trước đó, tháng 6/2024, bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc BV TP Thủ Đức) bị TAND TPHCM tuyên phạt 11 năm tù, tổng hợp với bản án 21 năm trước đó là 30 năm tù; bị cáo Nguyễn Lan Anh (cựu Phó giám đốc BV TP Thủ Đức) 6 năm tù, tổng hợp với bản án 3 năm tù trước đó, bị cáo này phải chịu là 9 năm tù; bị cáo Phạm Vũ Phong (giám đốc Công ty Nam Phong) 19 năm tù; bị cáo Trương Thị Bảo Trân (nhân viên vật tư trang thiết bị y tế, Bệnh viện TP Thủ Đức) 13 năm; bị cáo Mai Lệ Quyên (cựu trưởng khoa vi sinh, Bệnh viện TP Thủ Đức) 5 năm tù.
Tại toà, đại diện Bệnh viện TP Thủ Đức cho biết nguồn kinh phí để thanh toán mua kit test xét nghiệm một phần là từ ngân sách Nhà nước chi trả, một phần là của bệnh viện và số tiền bệnh viện có được là từ thu phí người dân xét nghiệm.
Tuy nhiên, số tiền mà bệnh viện thu về từ việc thu phí người dân khi đi xét nghiệp cần cho thời gian để kiểm tra và nộp lại cho toà.
Người đại diện cũng xác nhận số tiền thiệt hại do các bị cáo gây ra là hơn 14,5 tỷ đồng.
Xét thấy, cần thời gian để Bệnh viện TP Thủ Đức cung cấp thêm tài liệu chứng cứ liên quan đến trách nhiệm dân sự của vụ án nên HĐXX đã quyết định tạm ngưng phiên tòa tới ngày 9/10 sẽ mở lại.
Theo Bản án sơ thẩm, trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Minh Quân với cương vị Giám đốc BV TP Thủ Đức đã chỉ đạo nhập lượng lớn kit test xét nghiệm của Công ty Việt Á thông qua Công ty Nam Phong.
Việc nhập hàng này không thực hiện theo quy định hay năng lực nhà thầu, không đấu thầu mà là chỉ định thầu. Ông Quân chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ, thanh quyết toán...
Về hành vi của Phạm Vũ Phong, bị cáo này đã sử dụng pháp nhân của Công ty Nam Phong để cung ứng kit test vào BV TP Thủ Đức. Công ty Nam Phong không đủ tính hợp lệ, không đủ năng lực nhưng Phong đã làm các thủ tục để thông thầu, gian dối trong đấu thầu. Từ đó, Công ty Nam Phong đã nhận được 1 gói thầu chào hàng cạnh tranh, 4 gói chỉ định thầu rút gọn, 33 gói chỉ định thầu của BV TP Thủ Đức mua kit test xét nghiệm Covid-19 sản xuất từ công ty Việt Á.
Bên cạnh đó, Phạm Vũ Phong thông qua Lê Trung Nguyên đã đưa hơn 997 triệu đồng "hoa hồng" cho bị cáo Trân.
Bị cáo Trân được xác định là người là người đã soạn thảo, hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu sai quy định để bệnh viện thanh toán tiền mua kit xét nghiệm Covid-19 từ công ty Nam Phong.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi của ông Nguyễn Minh Quân và các bị cáo đã gây thiệt hại cho BV TP Thủ Đức khoảng 8 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án còn có 2 người khác là Vũ Đình Hiệp (nguyên Phó Tổng giám đốc) và Lê Trung Nguyên (nguyên nhân viên kinh doanh) của Công ty Việt Á.
Tuy nhiên, 2 người này đã bị Bộ Công an khởi tố trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương và các cơ quan, đơn vị liên quan. Do đó, Công an TPHCM đã tách hành vi, tài liệu liên quan đến 2 người nói trên trong vụ án xảy ra tại BV TP Thủ Đức và Công ty Nam Phong, chuyển Cơ quan CSĐT Bộ Công an để xử lý.
Nhiều vụ án tham nhũng liên quan cán bộ cấp cao, cử tri băn khoăn pháp luật 'chưa đủ sức răn đe' Thanh tra Chính phủ cho biết pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã quy định về xử lý người có hành vi tham nhũng, tùy từng mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự Trong kiến nghị gửi đến Thanh tra Chính phủ (TTCP) trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, cử tri băn...