Bắt tạm giam Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả
Sau khi sản xuất hàng loạt sản phẩm cà phê giả, không đảm bảo chất lượng, đối tượng Đồng và Sỹ mang đến các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa để bán lại với giá thấp.
Ngày 4/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trần Văn Đồng (SN 1985, trú tại xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) và Nguyễn Thanh Sỹ (SN 1979, trú tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh), Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại Cà phê Trần Tiến để điều tra về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
Đối tượng Nguyễn Thanh Sỹ tại cơ quan điều tra.
Trước đó, vào ngày 7/6, qua công tác đấu tranh chống hàng giả, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện, bắt quả tang tại cơ sở sản xuất, chế biến cà phê bột do đối tượng Trần Văn Đồng làm chủ ở thôn 7, xã Nam Bình, huyện Đắk Sông đang có hành vi sản xuất, chế biến cà phê bột giả. Tại đây, lực lượng Công an đã thu giữ 392 gói cà phê bột, có trọng lượng 196kg.
Video đang HOT
Đối tượng Trần Văn Đồng tại cơ quan điều tra.
Mở rộng điều tra, ngày 12/6, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông kiểm tra và phát hiện trên xe ô tô do Nguyễn Thanh Sỹ làm chủ đang chở 1.193 gói cà phê bột các loại với trọng lượng 596,5kg do Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại Cà phê Trần Tiến sản xuất. Mở rộng điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông đã thu giữ thêm 187 gói cà phê bột các loại với trọng lượng 93,5kg.
Theo kết quả giám định, các mẫu cà phê bột do Trần Văn Đồng và Nguyễn Thanh Sỹ sản xuất không có hàm lượng Cafein, không phù hợp với chất lượng sản phẩm ghi trên bao bì hàng hóa cũng như tiêu chuẩn quốc gia về cà phê bột.
Mẫu cà phê bột giả do các đối tượng sản xuất.
Theo lời khai của các đối tượng, để tránh bị phát hiện của cơ quan chức năng, sau khi sản xuất số cà phê giả, Đồng và Sỹ chở đi tiêu thụ tại các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ ở những vùng sâu, vùng xa bán với giả rẻ từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng/1kg.
Khởi tố 3 đối tượng sản xuất thức ăn chăn nuôi giả
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 3 đối tượng để điều tra, làm rõ tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi".
Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 3 đối tượng gồm: Lê Thái Dương, SN 1992; Phạm Văn Thắng, SN 1982 đều ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và Hắc Ngọc Tình, SN 1975 ở xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa để điều tra, làm rõ tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi".
Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh, Lê Thái Dương là Giám đốc Công ty và cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Kanji Feed Việt Nam sản xuất, buôn bán thức ăn chăn nuôi (đã được đăng ký và được Cục Sở hữu trí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "BITCOIN FEED" và nhãn hiệu "Kanji feeds"), được Chi cục thú y tỉnh Hải Dương đồng ý công bố trên cổng thông tin về tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật (Quy chuẩn hợp quy), có thành phần chất chính trong thức ăn chăn nuôi là protein thô và lysine.
Các đối tượng Lê Thái Dương(X), Phạm Văn Thắng và Hắc Ngọc Tình cùng tang vật.
Do không có điều kiện xây dựng nhà máy nên ngày 1/11/2022, Dương đã ký hợp đồng với công ty TNHH M&D Việt Nam do Phạm Văn Thắng làm quản lý và điều hành hoạt động. Theo hợp đồng đã ký, Thắng nhận gia công sản xuất cho Dương các loại thức ăn chăn nuôi, cung cấp các loại nguyên liệu, phụ liệu trong sản xuất theo yêu cầu của Dương và thanh toán theo từng đợt lấy hàng.
Bước đầu qua xác minh, lực lượng Công an xác định, từ tháng 1/2024, Dương đã ra lệnh sản xuất "Heo 5", "Vịt V643" theo các chỉ tiêu ghi trong lệnh sản xuất chỉ đạt độ đạm protein thô (chất chính) khoảng 8-10% không bổ sung lysine. Sau đó, Dương yêu cầu công ty TNHH M&D Việt Nam đóng vào các bao ghi mã nhãn hiệu 20-50S; KJ 686; KJ687; KJ904 và các bao ghi các mã nhãn hiệu V64S; KJ906 và V32A đều có độ đạm ghi trên bao bì từ 18% đến 19%.
Quá trình gia công sản xuất, Thắng biết được Dương gia công sản xuất thức chăn nuôi từ một công thức, cùng một thương hiệu ra nhiều sản phẩm khác nhau kém chất lượng nên đã trao đổi và yêu cầu Dương phải bổ sung các chất để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, nhưng Dương cho Thắng biết do nhu cầu khách hàng muốn mua giá rẻ để bán cho lợn xuất chuồng để làm thịt nên Dương vẫn yêu cầu Thắng phải sản xuất theo đúng các chỉ tiêu ghi trên lệnh sản xuất của Dương. Với mục đích muốn bán được nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho người lao động và có doanh thu cho công ty, nên Thắng vẫn chỉ đạo các công nhân sản xuất theo lệnh sản xuất của Dương.
Theo tài liệu chứng cứ thu thập được, sơ bộ xác định từ tháng 1/2024 đến khi bị bắt, theo lệnh sản xuất của Dương, công ty TNHH M&D Việt Nam đã sản xuất từ công thức "Heo 5" ra sản phẩm các mã nhãn hiệu 20-50S; KJ 686; KJ687; KJ904 và từ công thức "VIT 64S" ra sản phẩm các mã nhãn hiệu V64S; KJ906;V32A kém chất lượng và đã bán cho khách hàng với tổng giá trị hàng hóa khoảng 300 triệu đồng.
Trong đó, Dương đã bán cho Hắc Ngọc Tình hơn 10 tấn thức ăn chăn nuôi giả. Mặc dù biết các mã nhãn hiệu trên kém chất lượng so với các chỉ tiêu thành phần chính ghi trên bao bì nhưng vì hám lợi Tình vẫn mua về để bán kiếm lời.
Kỹ sư nông nghiệp "giúp dân xoá nghèo" bằng chiêu mua thóc trôi nổi 18.000 đ/kg, làm giả bao bì bán 140.000đ Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lai Châu đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Dương Ngọc Duy (SN 1986; trú tại phường Đa Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) về hành vi: Sản xuất, buôn bán hàng giả là giống cây trồng. Duy là kỹ sư nông...