“Bắt tại trận” các đối tượng lập trạm BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo
Thời gian qua, tình trạng dùng thiết bị giả lập trạm BTS để phát tán tin nhắn với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, quảng cáo các dịch vụ vi phạm pháp luật như cá độ bóng đá, mại dâm diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Việc theo dõi, bắt quả tang đối tượng sử dụng thiết bị BTS giả gặp nhiều khó khăn do đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới; sử dụng thiết bị nhỏ gọn, cơ động, dễ dàng mang theo khi di chuyển trên các phương tiện ôtô để tránh bị phát hiện. Tuy nhiên, gần đây, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Bộ Công an đã tích cực phối hợp và đã có giải pháp hiệu quả để xử lý vấn đề này.
Các trạm BTS giả được đối tượng sử dụng để phát tán hàng nghìn tin nhắn rác mỗi phút. Ảnh minh hoạ.
Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ TT&TT cho biết: Từ năm 2022 đến nay, đã có 24 vụ sử dụng trạm BTS giả (thiết bị giả mạo trạm gốc di động) được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý.
Video đang HOT
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nhiều vụ việc sử dụng thiết bị giả mạo trạm gốc di động để gửi tin nhắn giả mạo ngân hàng, nhắn tin quảng cáo các nội dung “đen” tại một số tỉnh, thành phố, với mục đích lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng của người dân hoặc quảng cáo các nội dung “đen” như mại dâm, cờ bạc… Trong đó, Bộ TT&TT đã phát hiện và phối hợp Bộ Công an bắt 11 vụ, Bộ Công an mở rộng điều tra bắt 4 vụ.
Vụ việc gần đây nhất là vào chiều 23/6, Cục Tần số vô tuyến điện đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.Hà Nội phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng sử dụng thiết bị giả lập BTS để phát tán tin nhắn rác, trong đó có kèm đường dẫn tới các trang web có nội dung không lành mạnh… Theo thông tin ban đầu tại cơ quan điều tra, nhóm đối tượng này gồm 3 người. Trong đó, 2 đối tượng trú tại Lạng Sơn và 1 đối tượng trú tại Bắc Giang.
Cuối tháng 4, thông qua một người quen, các đối tượng này đã được một người đàn ông Trung Quốc thuê chở thiết bị BTS giả đi phát tán tin nhắn với số tiền công là 10 triệu đồng/ngày. Đối tượng người Trung Quốc đã chuyển thiết bị BTS giả đến tận nhà và chuyển 720 USD qua tài khoản cho các đối tượng. Sau khi nhận tiền, các đối tượng thuê xe ôtô với giá 400.000 đồng/ngày để thực hiện phát tán tin nhắn rác…
Cũng trong tháng 6, Cục Tần số vô tuyến điện và các đơn vị nghiệp vụ Công an đã phát hiện và bắt giữ một vụ sử dụng thiết bị BTS giả tại TP Hồ Chí Minh với cách thức hoạt động tương tự như vụ tại Hà Nội. Trước đó, trong tháng 3 và tháng 4, Cục Tần số vô tuyến điện cũng đã phối hợp với cơ quan Công an phát hiện 10 vụ sử dụng trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, Quảng Nam, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên; bắt giữ 11 đối tượng trực tiếp thực hiện, vận hành, phát tán tin nhắn rác, tin lừa đảo…
Cũng theo ông Trần Mạnh Tuấn, phân tích ban đầu của các chuyên gia cho thấy, các thiết bị của trạm phát sóng giả phát tán tín hiệu đè lên sóng của các nhà mạng, khi đó thuê bao di động kết nối vào trạm phát sóng giả này không qua các nhà mạng. Các thiết bị giả có thể thực hiện hàng nghìn tin nhắn trong 1 phút. Đặc biệt, trong nội dung tin nhắn thường gắn kèm các link lừa đảo, game độc hại, mạo danh website ngân hàng để lừa đảo.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do lỗ hổng bảo mật của mạng 2G. Mạng di động này chỉ yêu cầu xác thực người sử dụng điện thoại nhưng không yêu cầu người sử dụng xác thực nhà mạng. Hơn nữa, các thiết bị BTS giả mạo có đặc điểm nhỏ gọn lại được nhập lậu vào Việt Nam qua tiểu ngạch, rất khó để cơ quan chức năng đi thanh tra, kiểm tra phát hiện. Cũng do đặc điểm nhỏ gọn nên đối tượng xấu có thể dễ dàng mang theo trên ôtô, xe máy để đi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo với số lượng và tốc độ chóng mặt.
“Bên cạnh các giải pháp đã triển khai như phối hợp tích cực với Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra, quản lý thị trường, trong đó có yêu cầu các sàn thương mại điện tử không bán thiết bị điện tử không có chứng nhận hợp quy và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức ngân hàng, tín dụng thực hiện xác thực thông tin, cập nhật liên tục mã định danh của khách hàng thì gần đây Bộ TT&TT cũng đã phối hợp với Bộ Công an có giải pháp hiệu quả nhằm phát hiện và bắt giữ các đối tượng sử dụng trạm BTS ngay tại trận trong quá trình đối tượng đang hoạt động. Theo đó, sau khi các nhà mạng phát hiện có dấu hiệu trạm BTS giả mạo hoạt động, sẽ báo cáo lên Cục Tần số vô tuyến điện để cử đội ngũ cán bộ kỹ thuật với phương tiện hiện đại tìm chính xác vị trí phát sóng BTS giả rồi phối hợp với cơ quan Công an tiến hành bắt giữ đối tượng, khởi tố điều tra”- lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện chia sẻ.
Lên mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chữa bệnh tâm linh
Mặc dù không được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám chữa bệnh, tuy nhiên một đối tượng ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tự nhận có thể tư vấn khám, chữa bệnh cho các trường hợp đặc biệt (cụ thể là qua hình thức chữa bệnh tâm linh).
Tin tưởng mù quảng vào điều này, nhiều người nhà bệnh nhân đã nghe theo và chuyển tiền đến cho đối tượng để hi vọng được đối tượng chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền chuyển khoản của người nhà bệnh nhân, đối tượng đã chiếm đoạt, không thực hiện việc chữa bệnh như cam kết, đồng thời cắt liên lạc với họ.
Đối tượng Đàm Thanh Tùng (SN 1988, ở xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa bị Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Hải Dương mời lên làm việc để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu điều tra, vào đầu tháng 2/2023, sau khi lên mạng xã hội, biết chị Lê Thị Minh (ở Phường Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đang có những câu hỏi gửi lên nhóm Facebook "Luận quẻ kinh dịch" để tìm cách chữa bệnh động kinh cho con trai chị, Tùng đã sử dụng tài khoản Facebook "Anh Minh" tìm cách tiếp cận, nhắn tin với chị Minh và tự giới thiệu quen nhiều thầy cúng có thể làm lễ, cúng bái chữa bệnh cho con trai chị Minh. Tin tưởng là thật, chị Minh đã nhiều lần chuyển tiền đến tài khoản của Tùng để Tùng làm các thủ tục sắm lễ, cúng bái, chữa bệnh cho con trai. Tổng số tiền hơn 86 triệu đồng.
Tại cơ quan Công an, Tùng còn khai nhận với thủ đoạn tương tự, Tùng đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người, số tiền chiếm đoạt trên 200 triệu đồng.
Đàm Thanh Tùng tại cơ quan Công an.
Hiện chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định chữa bệnh bằng hình thức tâm linh (như làm lễ, cúng bái...) mà có thể chữa được khỏi bệnh. Người bệnh cần được đưa đến các Bệnh viện, Trung tâm y tế để được tư vấn, khám xét, điều trị, không nên nghe theo các lời đồn thổi, không đúng sự thật về việc chữa bệnh bằng hình thức tâm linh, đặc biệt không thực hiện việc chuyển tiền cho các đối tượng khi được yêu cầu nộp để sắm lễ, cúng bái..., có vậy mới được tránh nguy cơ tiền mất, tật mang - Trung úy Nguyễn Đăng Vĩnh, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Hải Dương chia sẻ
Giả chủ nhà lừa sang nhượng tài sản, hai nữ bị cáo lãnh án Ngày 30/6, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Ngô Thị Ngọc Bích (SN 1987, ngụ tại quận 4) 16 năm tù về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; Nguyễn Thị Kim Lan (SN 1977, ngụ tại huyện Củ Chi) 12 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm...