Bất ổn tâm lý sau sinh dù nhà chồng rất tốt
Tôi 28 tuổi, vừa sinh bé được 10 ngày; chồng bằng tuổi, anh làm tự do tại nhà, thu nhập khá.
Tôi khá nội tâm và trầm tĩnh. Mẹ mất sớm, nhà ngoại cách 130 km. Chị chồng sắp sinh nên bố mẹ chồng gác lại công việc lên thành phố để chăm sóc. Mẹ chồng tôi hiền, thương con thương cháu, chỉ là bà nói rất nhiều. Bố chồng từng bị tai nạn ảnh hưởng đến đầu nên dễ cáu bẳn, thậm chí chửi thề rất to. Tôi bị chỉ định mổ lấy thai vì cạn ối, bé ra sớm một tuần. Tôi còn nhớ cảm giác nằm ở phòng hồi sức, mẹ chồng vào bế rồi nựng cháu, còn tôi hết thuốc tê nằm bên cạnh liên tục than đau nhưng chẳng ai ngó tới. Vật vã ban ngày, ban đêm vết mổ còn đau nhưng bà yêu cầu nằm nghiêng để cho con bú; tôi nói đau lắm mẹ, bà bảo đau cũng ráng chịu.
Bà chăm sóc tôi rất chu đáo; sáng chồng tôi đi chợ, bà nấu ăn, giặt giũ quần áo của con, dọn dẹp nhà cửa. Chồng tôi cũng rất tốt, thu nhập anh khá nên chi tiêu thoải mái. Anh luôn ở bên cạnh tôi từ lúc sinh đến giờ, tôi cần gì anh lập tức làm và không ý kiến. Tôi ít sữa, liên tục bị ép ăn cơm nóng, lúc bế con thỉnh thoảng bà lại trách tôi ít ăn nên không có sữa cho cháu bà. Tôi cảm thấy mình vô dụng. Bà muốn được ở cùng phòng với tôi để ban đêm chồng tôi được ngủ (anh làm việc cả ngày rồi) nhưng anh không chịu. Vậy nên khoảng 2-3h sáng bà lại sang phòng xem tôi có cần giúp gì không vì sợ tôi đánh thức chồng dậy để nhờ vả. Mỗi lần bà sang lại nói nhiều, tôi càng thêm mệt mỏi. Tôi đã trau dồi rất nhiều kiến thức để nuôi con khoa học, tất cả đều đổ bể vì mẹ chồng không chịu; bà rất mê tín, mỗi lần bà nói gì tôi chẳng buồn nói lại nữa.
Tôi cảm thấy mình dần kiệt sức vì thức đêm, vì đau vết mổ, thêm áp lực mất sữa, lại ám ảnh những tiếng càu nhàu của mẹ chồng và chửi thề của bố chồng. Tôi thậm chí lầm lì hơn, không nói chuyện với ai, chỉ nhốt mình trong phòng với con. Chỉ mới 10 ngày thôi, trận chiến nuôi con còn kéo dài nữa, làm sao vượt qua được khủng hoảng tâm lý hiện tại?
Gì cũng có, chỉ không có tiền
Em như "thú cưng" muốn gì cũng có - chỉ mỗi không có tiền. Thỉnh thoảng khi cần, em lại phải xin mẹ.
Thưa chị Hạnh Dung,
Video đang HOT
Em đang sống với người chồng lớn hơn em tới 40 tuổi. Vợ cũ anh mất đã lâu, con sống ở nước ngoài nên anh không vướng bận gì. Anh không bao giờ để em thiếu thốn.
Tủ lạnh nhiều đồ ăn ngon, hằng tháng anh đưa em mua sắm, chở về đầy xe. Anh đưa em đi du lịch khắp nơi từ dạo chưa có dịch, hết châu Âu đến Mỹ, Hàn rồi đi khắp nơi trong nước.
Em như "thú cưng" muốn gì cũng có - chỉ mỗi không có tiền. Thỉnh thoảng khi cần, em lại phải xin mẹ. Em có ngỏ ý muốn đi làm, anh bảo có thiếu gì đâu, hay là muốn tự do bay nhảy, qua lại với ai? Anh có để cho thiếu gì nữa đâu mà phải đi kiếm tiền?
Em thấy rất buồn. Có phải đó là nỗi buồn "lãng phí" không chị ơi?
Phạm Thị Lê (Q.1, TP.HCM)
Ảnh minh họa
Em Lê thân mến,
Hạnh Dung muốn hỏi em ngay: em muốn đi làm để kiếm tiền cho bớt tù túng, hay là cần tiền để thấy mình tự chủ hơn, không phụ thuộc trong cuộc sống?
Đối với những người đang nghèo khó chật vật kiếm miếng ăn hằng ngày với bao nỗi lo con cái, nợ nần phải trang trải, cha mẹ già đau yếu phải phụng dưỡng, thì nghe chuyện của em - chắc có người sẽ bảo em "được voi đòi tiên". Mà "tiên" ở đây, lại là... tiền - thứ tưởng như không có ý nghĩa gì trong cuộc sống đủ đầy của em.
Và nhiều người sẽ hỏi em thế này: "Em cần tiền để... mua gì nữa?".
Hạnh Dung thì chú ý tới chi tiết em buồn vì thấy mình "như thú cưng" - được đáp ứng đủ đầy vật chất nhưng cảm nhận mình... vô dụng, mình không được làm những điều tự do như ý mình mong muốn, chứ không phải do mình túng thiếu. Nếu là vợ chồng bình thường, thì có thể... xin nhau tiền.
Em không dám xin chồng, có phải vì không biết giải thích vì sao cần có tiền riêng? Phải nói cho anh ấy, em cần tiền riêng để muốn... tự mình sắm quà cho ai đó trong gia đình, bạn bè... Và để không cảm thấy mình vô dụng.
Có một "hoài nghi" nữa từ câu nói của anh ấy: "Hay muốn tự do bay nhảy, qua lại với ai?". Phải chăng do chênh lệch tuổi tác khá nhiều với vợ, nên anh có nỗi lo lắng và ám ảnh, không muốn vợ ra ngoài, được sống cuộc sống riêng tư của mình, vì rất có thể vợ sẽ gặp ai đó và... sinh chuyện?
Tôi nghiêng về hai ý: một là, anh lo xa, muốn vợ ít tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế những mối quan hệ không hay, hai là, em buồn vì tù túng, muốn có việc làm và kiếm đồng tiền do mình làm ra để trở thành con người tự chủ.
Vậy thì em cần nói chuyện với chồng. Nếu vợ chồng em có đủ thương yêu và tin tưởng, thì cuộc nói chuyện sẽ không quá khó khăn. Hãy cho chồng biết em không thoải mái khi tiêu tiền của anh ấy, và quan trọng hơn là em muốn chung sức với anh về kinh tế gia đình, muốn có niềm vui được làm việc và cảm giác mình có ích.
Không biết em có nghề nghiệp gì không? Nếu không, em cũng có thể nhờ chồng giúp vốn cho mình kinh doanh buôn bán nhỏ. Hãy nói rõ rằng em thích làm việc, nhu cầu đó còn lớn hơn cả việc được anh cung phụng đầy đủ. Đây là nhu cầu tinh thần để sống vui vẻ, chứ không phải "âm mưu" ra ngoài tạo dựng những mối quan hệ bè bạn.
Hạnh Dung nghĩ nếu vợ chồng yêu thương nhau thật lòng, thì anh ấy sẽ thấu hiểu được mong muốn của em, và vui lòng giúp đỡ.
Hy vọng việc sẽ tốt, em nhé.
Đóng cửa dạy vợ mà gã hàng xóm lại xồng xộc xông vào, hắn đấm tôi tím mắt rồi quát 1 câu nhưng cô ấy lại là người giận dữ bỏ đi Sự xuất hiện bất ngờ của gã hàng xóm khiến tôi không khỏi bất ngờ và... nghi ngờ. Bích là người phụ nữ hiền lành, xinh đẹp. Thật sự, ngày xưa tán được cô ấy tôi cũng nghĩ là do mình may mắn. Hình như đúng lúc Bích đang thất tình, gã người yêu cũ đi du học xong quen người khác. Nắm...