Bát nháo thị trường “thần dược” Ama Kông
“Thần dược” Ama Kông – bài thuốc tráng dương bổ thận của “ vua săn voi” Ama Kông nổi tiếng – đang bị mạo nhận, làm giả, bán tràn lan ở Đắc Lắc với giá rẻ. Do vậy, các loại dược liệu quý hiếm này đang bị khai thác vô tội vạ, bào chế vô nguyên tắc, buôn bán không cần giấy phép. Thực trạng này đang cảnh báo nhiều hệ lụy…
“Thần dược” bốn mươi nghìn đồng
Chỉ lướt qua các khu du lịch, hàng quán ở Buôn Đôn đã có thể đếm được hàng chục điểm bày bán thuốc Ama Kông, với khoảng 5-7 loại tùy thời điểm. Mỗi chỗ bán một loại thuốc có nguyên liệu, màu sắc, bao bì khác nhau. Thường mỗi thang thuốc là một gói nylon lớn, bên trong là các gói nhỏ đựng các loại vỏ cây, lá, quả… Tuy khác nhau, nhưng thuốc Ama Kông bán tại các điểm này đều quảng cáo trên bao bì là “đặc sản Tây Nguyên. Ama Kông già làng – dũng sĩ săn voi số 1 Tây Nguyên”, “T’Klơng – M’Liêng phương thuốc của Ama Kông già làng – dũng sĩ săn voi số 1 Tây Nguyên”…
Mật nhân được người dân tự ngâm rượu uống mà chẳng cần theo chỉ định nào của bác sĩ. Ảnh: Thanh Hải
Cùng với hình ảnh của ông Ama Kông là các công dụng được quảng cáo trên bao bì như “trị đau dây thần kinh, đau lưng, mất ngủ, bổ thận tráng dương…”. Để khỏi mất thời gian, người ta còn lưu ý trên bao bì: “Muốn biết thêm chi tiết xin vào website www.google.com.vn, search: Cây thuốc Ama Kông”. Về xuất xứ chỉ ghi chung chung là “Buôn Trí A, xã Krông Na…” hoặc không ghi gì cả. Không phải ở buôn Trí A- ngay gần nhà ông Ama Kong- mà tại trung tâm huyện Buôn Đôn và TP. Buôn Ma Thuột cũng nhan nhản các điểm bán “thần dược” này. Muốn mua thuốc Ama Kông chỉ việc đến các điểm bán đồ lưu niệm, khách sạn, quán cơm, thậm chí bến xe cũng có.
Mỗi gói thuốc Ama Kông được bán từ 40.000 – 120.000 đồng, người mua đem về ngâm với 8 lít rượu để uống cho… bổ thận, cường dương. Dù không biết những thang “thần dược” Ama Kông này do ai sản xuất, thành phần gồm những gì, được kiểm nghiệm ra sao, nhưng các đấng mày râu vẫn mua, uống ào ào. Trong đó, không ít người đã bị mẩn ngứa, nôn mửa do dị ứng, ngộ độc… Thực trạng này xuất phát từ phương thuốc bí truyền Ama Kông đã quá nổi tiếng, bị làm giả khắp nơi, được tiếp tay bằng niềm tin mù quáng của không ít người tiêu dùng.
Thang thuốc Ama Kông được cho là cường dương, bổ thận… bày bán khắp điểm du lịch, chợ ở Tây Nguyên. Ảnh: Thanh Hải
Video đang HOT
Nỗi buồn Ama Kông
Những người thận trọng thường tìm đến y sĩ Khăm Phết Lào- người con trai kế thừa bài thuốc của Ama Kông – để mua được thuốc thật với giá 250.000 đồng và 500.000 đồng/thang. Kết quả nghiên cứu của Đại học Y-Dược Huế và Đại học Y-Dược TPHCM đã xác định, bài thuốc chữa đau lưng nhức mỏi, tráng dương bổ thận của Ama Kông có 3 cây thuốc chính là Tơm Trơng Atao nenso, Tơm Ngleng và Nam Dong. Theo bác sĩ Nguyễn Đức Phồi – nguyên Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắc Lắc – cây Tơm Trơng Atao nenso có hàm lượng phytosterol cùng với 15 nguyên tố đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho điều trị bệnh và sản sinh ra testosterol, góp phần làm cho giới mày râu hưng phấn hơn. Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc Ama Kông còn có sự gia giảm với tổng cộng khoảng 5 vị, tùy theo sức khỏe của mỗi người.
Việc sản xuất, kinh doanh “thần dược” Ama Kông bát nháo không những làm mất đi “thương hiệu” Ama Kông nổi tiếng, cạn kiệt nguồn dược liệu quý hiếm, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng. Ông Khăm Phết Lào trăn trở: “Trước lúc nhắm mắt, nguyện vọng duy nhất của bố tôi là chấm dứt được nạn làm giả, làm nhái bài thuốc gia truyền này. Nhưng vì lợi nhuận, đến nay nhiều người vẫn bất chấp, không ai làm gì được họ”. Không chỉ như thế, câu chuyện “thần dược” Ama Kông còn đặt ra nhiều vấn đề về bảo vệ thương hiệu, quản lý nhà nước, bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm trước nguy cơ tận diệt.
Theo 24h
"Vua voi" Amakông về chốn vĩnh hằng
Sáng 8/11, hàng trăm người là con cháu, dân làng và bạn bè gần xa đã về Bản Đôn (buôn Trí A, Krông Na, Buôn Đôn, Đắk Lắk) để dự lễ đưa tang "vua săn voi" Amakông về nơi yên nghỉ cuối cùng.
Chuân bị rượu cân cho cuộc tiễn đưa
Trước đó, vào lúc 2g ngày 3/11, vua săn voi Amakông (tên thật là Y Prông Ê Ban) đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, thọ 104 tuổi. Đại gia tộc ông Amakông đã tổ chức lễ viếng trong bốn ngày (từ ngày 4 đến 7/11) để con cháu, bạn bè xa gần kịp về chia tay ông.
Theo ông Y Kông - con trai cả của Amakông, nhiều chủ voi, nài voi có ý định đưa voi đến để theo đoàn tiễn đưa "vua voi" trong ngày đưa tang. Tuy nhiên, vì sự an toàn của mọi người, du khách... gia đình đã không thể đồng ý.
Theo truyền thống, trong những ngày tang lễ gia chủ mổ trâu, mổ bò, heo để mời dân làng, quan khách ghé thăm.
Bắt đầu từ 7g sáng, sau những nghi lễ cúng thần linh tại ngôi nhà cổ 130 năm tuổi, quan tài của Amakông được chuyển ra khỏi ngôi nhà ghi dấu ấn cuộc đời ông.
12 chàng trai là con cháu của gia tộc Amakông dùng bốn cây gỗ rừng buộc vào nhau làm giá đỡ đặt quan tài chờ sẵn dưới sân. Quan tài đặt lên và các chàng trai buộc chặt bằng dây rừng rồi theo tiếng hô ra hiệu giờ di quan, 12 thanh niên ghé vai đưa Amakông ra nghĩa trang buôn Trí A.
Nghi thức trong lê tiên đưa Amakông vê với tô tiên ông bà, phía sau là ngôi nhà sàn cô nơi Amakông từng sinh sông và tạo dựng tên tuôi
Tang lê của vua voi có sự tham dự tiên đưa của nhiêu người gân xa, thành một hàng dài
Vị trí "vua voi" yên nghỉ nằm tại nghĩa trang buôn Trí A, xã Krông Na, huyên Buôn Đôn
Bà H'Pau - con gái đâu của Amakông - làm trưởng ban tang lê
Dân làng người trước, người sau bưng hoa, đồ cúng từ từ chuyển bước trong tiếng cồng chiêng vang vọng. Đoàn đám tang đi đến nhà nào thì gia chủ giắt một lá cây rừng lên cánh cửa rồi gùi theo gói bánh, chai rượu, thẻ nhang theo đoàn tiễn đưa ông Amakông.
Nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây biết có lễ tiễn đưa ông cũng lặng lẽ đưa tiễn một đoạn đường với con người đầy huyền thoại.
Quan tài của ông Amakông được khiêng từ nhà đến nghĩa trang là thể hiện sự báo hiếu của gia tộc với ông. Hàng chục ché rượu cần, một con bò và một con heo được giết thịt và bày bên cạnh mộ phần của "vua voi".
Sau nghi thức đưa tang, dân làng vẫn ngồi lại nghĩa trang để chờ những nghi lễ ma chay được tổ chức vào đầu giờ chiều. Những nghệ nhân đưa những bức tượng nhà mồ làm mấy hôm nay, được sơn vẽ đẹp đẽ cắm quanh mộ vua voi.
Tiếng chiêng lại nổi lên không dứt, vang khắp buôn làng.
Theo 24h
Kiểm đếm "hũ thống kê số voi săn được" của Ama Kông? Chuyện về đếm số lượng voi của các gru săn voi tại Bản Đôn quả thực ít người biết. Người ta nghĩ rằng, các gru sẽ phải tự ghi nhớ số lượng voi mà mình săn được! Trên thực tế người ta có một phương pháp khá độc đáo! Nguồn tư liệu tại ngôi Nhà sản cổ ở Bản Đôn cho biết cách...