Bát nháo tài xế dùng thẻ “luồng xanh” sai quy định, phớt lờ Covid-19
Tài xế có thẻ ưu tiên “luồng xanh” đi qua chốt kiểm soát rồi dừng xe đón người; xe chạy vào nội đô giao nhận hàng hóa và không khai báo thông tin y tế gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Đó là tình hình được nêu ra tại cuộc họp giữa Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 19 tỉnh, thành phía Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ – cho biết: Thành phố đã thiết lập 12 vị trí cụ thể để các xe ghé qua giao nhận hàng. Theo quy định, tất cả các xe vào TP Cần Thơ phải thông báo trước bằng điện thoại hoặc liên hệ qua tổng đài của thành phố và khai báo thông tin với Sở GTVT.
“Doanh nghiệp nào di chuyển tới thành phố, thời gian dự kiến, lái xe là ai, số lượng người đi trên xe… phải khai báo để lực lượng chức năng có sự kiểm soát và hướng dẫn phân luồng kịp thời. Tuy nhiên, hiện vẫn có một số tài xế có thẻ ưu tiên “luồng xanh” chạy vào nội đô giao nhận hàng hóa mà không khai báo thông tin theo quy định, gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh của địa phương” – ông Hè cho hay.
Nhiều trường hợp tài xế, nhà xe bị phát hiện sử dụng giấy ưu tiên QR Code lưu thông trên “luồng xanh” sai quy định (Ảnh minh họa: Quân Đỗ).
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Trần Anh Thư – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang – thông tin, khi kiểm tra lại QR Code luồng xanh trên địa bàn tỉnh An Giang cho thấy, 95% lái xe đều âm tính với Covid-19. Nhưng lực lượng chức năng tại địa phương phát hiện khoảng 15% phương tiện thông qua đăng ký luồng xanh chỉ test Covid-19 với lái xe. Phụ xe và những người đi cùng không có giấy tờ theo quy định.
Về vấn đề này, Trung tá Phạm Đức Đông – Phó Trưởng phòng Hướng dẫn công tác tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) – xác nhận, quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng tại các chốt kiểm dịch phát hiện nhiều đối tượng lợi dụng mã QR thực hiện các hành vi vi phạm như vận chuyển người trái phép từ địa phương ở vùng dịch đến địa phương khác và ngược lại; sử dụng QR Code của xe này gắn cho xe khác; sử dụng lái xe không phải lái xe trong thông tin khai báo trong QR Code đã cấp.
Đại diện cơ quan CSGT dẫn chứng trường hợp mới xảy ra tại chốt kiểm dịch Pháp Vân – Cầu Giẽ. Một số xe “luồng xanh” đi qua trạm thu phí không có người, nhưng di chuyển cách trạm cách 3-4 km đã dừng lại đón người ở khu vực Thường Tín, Phú Xuyên lên. Những trường hợp này đều được chuyển cho cơ quan điều tra thực hiện các thủ tục, xử lý theo đúng quy định.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đã có công điện chỉ đạo lực lượng CSGT trên toàn quốc không kiểm soát hàng hóa tại các chốt kiểm soát, chỉ quét mã QR Code. Những trường hợp nghi ngờ, sau khi ra khỏi chốt kiểm dịch sẽ thông tin cho lực lượng CSGT trên tuyến để kiểm tra, phát hiện và xử lý.
Nêu ý kiến về thực trạng nói trên, ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia – đề nghị các địa phương khi tổ chức cho GTVT hàng hóa trên từng luồng tuyến cụ thể phải thông tin kịp thời cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật lên phần mềm cấp thẻ nhận diện “luồng xanh”, để doanh nghiệp, lái xe chủ động lựa chọn cung đường di chuyển phù hợp, thông suốt.
Theo ông Hùng, đối với các đối tượng có dấu hiệu lợi dụng xe có mã QR Code để vận chuyển trái phép, lực lượng chức năng các địa phương cần kiểm tra phương tiện nghi vấn vi phạm ngoài khu vực chốt kiểm dịch để vừa kịp thời ngăn chặn, vừa tránh nguy cơ ùn tắc tại điểm chốt làm gián đoạn chuỗi vận tải.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện hệ thống cấp thẻ “luồng xanh” đã cấp gần 400.000 giấy nhận diện cho các phương tiện. Cơ quan này cho biết, các doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai thông tin phục vụ kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh.
TP Nha Trang cho cư dân 'vùng xanh' được tập thể dục ngoài trời
Tối 19-8, UBND tỉnh Khánh Hòa có công điện khẩn về việc thực hiện một số giải pháp về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Trong đó TP Nha Trang, huyện Vạn Ninh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 đến 0h ngày 25-8.
TP Nha Trang lập các chốt kiểm soát người ra đường trong thời gian thực hiện giãn cách toàn thành phố - Ảnh: THẢO LY
Ông Nguyễn Tấn Tuân - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - chỉ đạo, TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 0h ngày 20-8 đến 0h ngày 25-8; tranh thủ khoảng thời gian này để tầm soát COVID-19 trong cộng đồng ở những địa bàn có nguy cơ rất cao và những địa bàn mới phát sinh ổ dịch... để hướng đến kiểm soát dịch bệnh sau 5 ngày nữa.
Các địa phương còn lại là thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh và TP Cam Ranh thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng huyện Khánh Sơn thực hiện phòng, chống dịch theo chỉ thị 19.
Việc phòng, chống dịch sẽ còn kéo dài, vì vậy chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giao Ban chỉ đạo tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố xem xét triển khai việc phòng, chống dịch theo hướng siết chặt các "vùng đỏ", "vùng cam" và "vùng vàng", nới lỏng việc kiểm soát trong các "vùng xanh".
Đối với thôn, tổ dân phố thuộc "vùng xanh", chủ tịch UBND TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh quy định cụ thể các biện pháp nới lỏng nội vùng, như cho phép người dân thực hiện các hoạt động thể dục ngoài trời, tự mua bán lương thực, thực phẩm thiết yếu theo phiếu ở các khung giờ nhất định tại các điểm bán hàng lưu động, các mô hình "đưa chợ ra phố"...
Ông Nguyễn Tấn Tuân cũng đánh giá, công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đã đạt được một số kết quả tích cực với 58% thôn, tổ dân phố là "vùng xanh".
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh vẫn đang rất phức tạp, các địa phương còn lại việc chống dịch vẫn còn những hạn chế cần khắc phục... Các địa phương phải "đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà" để nắm bắt tình hình phòng, chống dịch, động viên, thăm hỏi, hỗ trợ lương thực cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, nhất là người ở khu vực phong tỏa cách ly y tế.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Nha Trang, trong 6 ngày giãn cách xã hội, toàn thành phố đã triển khai 263 tổ lấy mẫu tầm soát COVID-19 cho 27 xã phường, và đã hoàn thành việc lấy mẫu 99% dân số của thành phố (399.066/403.222 người) để tách F0 ra khỏi cộng đồng, chi 3,5 tỉ đồng hỗ trợ cho 11.771 hộ nghèo, cận nghèo, người khó khăn với mỗi suất quà trị giá 300.000 đồng/hộ.
Thành phố đã triển khai cho các xã, phường thực hiện việc đi chợ/đặt hàng giúp dân; khuyến khích các xã, phường tổ chức thu mua hàng hóa, lương thực, thực phẩm trong nhân dân để cung ứng cho người dân có nhu cầu. Nhờ đó, hầu hết người dân thành phố đã yên tâm ở nhà để tạo điều kiện cho thành phố triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.
Xây dựng Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 và một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch...