Bát nháo cà phê pha trộn sao chưa có quy chuẩn chất lượng?
Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện và sớm ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn cà phê.
Việt Nam được xem là cường quốc cà phê trên thế giới khi mỗi năm xuất khẩu hàng triệu tấn cà phê. Tuy nhiên, ngay tại xứ sở trồng cà phê nhưng khái niệm cà phê nguyên chất 100% được làm từ hạt cà phê lại không hề tồn tại.
Thậm chí, một số cơ sở sản xuất còn trộn nhiều loại thực phẩm không sạch, tẩm ướp hóa chất…gây nên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe người dùng. Để có được ly cà phê an toàn, Việt Nam cần có một hệ quy chuẩn quốc gia đo lường và đánh giá chất lượng của cà phê.
Cà phê rang xay được pha trộn nhiều phụ gia không rõ nguồn gốc. (Ảnh minh họa: KT)
Đoàn thanh tra liên ngành TP HCM vừa tạm giữ 25 tấn hàng của 4 cơ sở sản xuất cà phê ở huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Trong số đó có 19 tấn cà phê và đậu nành chưa rang, hơn 1 tấn hương liệu phụ gia thực phẩm, hơn 4 tấn hỗn hợp bột cà phê thành phẩm, hạt cà phê và đậu nành rang tẩm hóa chất, hương liệu phụ gia các loại…
Không khó để hình dung số cà phê của những cơ sở này khi được tiêu thụ ngoài thị trường sẽ gây nên mối nguy hại như thế nào đối với người dùng. Nhưng đáng nói là người uống không có thời gian tìm hiểu và cũng khó biết được đâu là cà phê sạch, cà phê nguyên chất. Họ chỉ uống theo thói quen, mà không hề biết thứ mình uống là gì.
Anh Nguyễn Thanh Tùng ở phường Phú Hữu, Quận 9, một người nghiện thức uống này cho biết, khi uống cà phê chủ yếu theo cảm nhận hương vị và phong cách phục vụ của mỗi quán. Chỉ có người bán mới biết trong cà phê pha thêm gì, nếu hỏi người uống phân biệt trong cà phê có pha tạp chất hay không là điều không dễ.
Video đang HOT
Sẽ không phải bàn cãi nhiều nếu những chất pha trộn trong cà phê là thực phẩm sạch, an toàn và được pha trộn đúng liều lượng. Nhưng trên thực tế, có những loại cà phê được làm gần như 100% từ bắp và đậu nành, sau đó được rang cháy, cho thêm hóa chất và phụ gia thực phẩm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, không thể “treo đầu dê bán thịt chó” đối với mặt hàng cà phê. Nhiều doanh nghiệp pha trộn bắp hay đậu nành khi sản xuất cà phê nhưng vẫn công bố 100% cà phê nguyên chất.
Việc thiếu minh bạch trong công bố thành phần cà phê chính là hành vi gian lận thương mại, có sự chủ động trong việc “đầu độc” người tiêu dùng và cần được xử lý nghiêm minh. Cơ quan chức năng cần có những chế tài rõ ràng và hình thức phạt tiền nặng, rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn, nhằm phòng, chống tái phạm. Từ đó người tiêu dùng sẽ tránh được sự độc hại, tiền mất mà tật mang.
“Chắc chắn trong quá trình pha trộn cà phê sẽ tạo ra những chất độc hại. Để tạo được caramen, người ta phải cho chất phụ gia khác vào. Để tạo ra màu đen cho hợp lý cho cà phê người ta cho SO2 hoặc NH3 vào nên có khả năng vẫn còn những dư lượng đó, khi người uống dễ bị nhiễm độc”, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Dù là nước có sản lượng cà phê trong top đầu của thế giới, nổi tiếng về xuất khẩu ra thị trường quốc tế, đồng thời thị trường trong nước cũng rất sôi nổi và sở hữu một lượng người tiêu dùng nội địa đông đảo, nhưng Việt Nam chưa hề có một hệ quy chuẩn quốc gia nào để đo lường và đánh giá chất lượng của cà phê Việt.
Khẳng định sản phẩm cà phê có đậu rang, đại diện Nestlé VN cho rằng việc công bố tỉ lệ % thành phần từng chất có trong sản phẩm thì sẽ lộ bí quyết kinh doanh.
Ông Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm chế biến bao gói sẵn phải có ghi chú công bố thành phần. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần có phiếu kiểm nghiệm và hồ sơ xác nhận phù hợp tiêu chuẩn để được công nhận.
Tuy nhiên, để hoàn thành các thủ tục này cần có một quy chuẩn chung về chất lượng, thành phần. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa sự kiểm tra liền ngành đối với nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
“Cần phải có nhiều những đợt kiểm tra ráo riết trong cả năm kể cả đối với những cơ sở đã từng vi phạm, không phải chờ đến những đợt cao điểm mới tiến hành kiểm tra. Còn trong những đợt cao điểm phải tăng cường nhiều đoàn hơn với nhiều cấp tham gia”, ông Long đề xuất.
Rõ ràng, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, bổ sung, hoàn thiện và sớm ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn cà phê. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra để hạn chế tối đa, ngăn ngừa việc thiếu minh bạch, gian lận trong sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê. Có như thế mới đảm bảo được sản phẩm cà phê sạch, an toàn phục vụ người tiêu dùng./.
Theo_VOV
Cà phê rởm tràn lan hè phố
Mới đây, kết quả phân tích một số mẫu cà phê ở TP.HCM và Hà Nội đã cho kết quả "không có caffeine" khiến hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam bất bình. Tuy nhiên, trên thực tế, cà phê trộn bột ngô, bột đậu tương đã tồn tại từ lâu.
Sống ở quốc gia xuất khẩu cà phê thuộc tốp đầu thế giới, người tiêu dùng Việt Nam phải uống cà phê rởm
Cà phê độn ngô, đậu tương và hóa chất
"Dù có đến thủ phủ cà phê là Tây Nguyên thì bạn cũng khó lòng mua được cà phê "xịn" nếu như không có người bản địa mách nước", đây là lời cảnh báo của không ít người dân đang sinh sống, làm việc tại các tỉnh Tây Nguyên. Bởi hầu hết cà phê bán tại Tây Nguyên cũng bị pha trộn với bột ngô, bột đậu tương theo tỷ lệ nhất định, nhiều thì 40%, ít cũng 10%. Mới đây, khảo sát của Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) đã chứng minh điều này.
Cụ thể, khảo sát từ tháng 4 đến tháng 7-2016 cho thấy, trên các mẫu cà phê bột và cà phê nước tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Sóc Trăng và Lâm Đồng, kết quả cho thấy tổng cộng có tới 9 mẫu cà phê hoàn toàn không phát hiện hàm lượng caffeine. Với 253 mẫu cà phê được khảo sát, 30,04% có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới 1g/l), trong đó có 5 mẫu hoàn toàn không chứa caffeine.
Trước đó, tháng 5-2016 một khảo sát nhanh khác trên 25 mẫu nước cà phê tại TP.HCM và Bình Dương cũng phát hiện 2 mẫu hoàn toàn không có caffeine. Tiếp đó, ngày 25-6, Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng) công bố có 2 mẫu không có hàm lượng caffeine trong 100 mẫu cà phê bột tại các cơ sở sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; 28/100 mẫu có hàm lượng caffeine
Đáng chú ý, theo các chuyên gia thực phẩm, việc độn bột ngô, bột đậu tương vào cà phê cũng đồng nghĩa với việc buộc phải sử dụng hương liệu, tinh dầu cà phê, thậm chí là kháng sinh chloramphenicol để đưa vào "cà phê" cho có mùi, vị.
Ngày 15-7, Đoàn thanh tra liên ngành TP.HCM cùng các cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện một số cơ sở rang xay cà phê tại quận Bình Tân và huyện Bình Chánh sản xuất cà phê "độn" đậu tương. Tại cơ sở ở Bình Tân, đoàn kiểm tra còn phát hiện cơ sở này dùng nước mắm để tăng độ "thật" cho "cà phê".
Theo chủ cơ sở, ngoài kinh doanh cà phê "nguyên chất", cơ sở còn nhận gia công sản phẩm cà phê "độn" cho nhiều mối hàng, với giá 45.000 đồng/1kg. Thông thường, cà phê "độn" đậu tương được thực hiện theo yêu cầu của khách với các tỉ lệ 40% đậu tương/60% cà phê hoặc 50% đậu tương/50% cà phê. Tại cơ sở rang xay cà phê ở Bình Chánh, đoàn kiểm tra phát hiện số lượng lớn cà phê qua sơ chế có "độn" đậu tương cùng nhiều loại hương liệu, phẩm màu phục vụ cho quá trình chế biến. Tổ công tác niêm phong các lô hàng để tiếp tục xác minh, xử lý mức độ vi phạm.
Nghịch cảnh cà phê
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, cà phê không có caffeine (hoặc có nhưng hàm lượng thấp) là loại cà phê độn ngũ cốc rang cháy, trộn thêm hương liệu. Nguyên liệu để làm cà phê giả là ngô và đậu tương. Bởi hạt ngô, đậu tương tạo ra loại bột tương đối giống cà phê. Đồng thời, sau khi được rang, các loại hạt này cũng tạo nên độ thơm, ngậy nhất định. Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, đáng sợ nhất khi sử dụng các loại cà phê "rởm" này là hóa chất và tinh dầu tạo hương không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP. Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không chỉ dễ dẫn tới kháng thuốc mà còn rất độc cho gan.
Thông tin cà phê rởm xuất hiện nhan nhản trên thị trường không khỏi khiến hàng chục triệu người tiêu dùng trong nước bất bình. Lâu nay, Việt Nam vốn là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, chỉ sau Brazil. Mặt hàng cà phê hàng năm đều mang lại giá trị xuất khẩu lớn, từ 2-3 tỷ USD cho ngành nông nghiệp. Vậy mà người tiêu dùng trong nước phải bỏ tiền uống cà phê rởm.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, xuất khẩu cà phê trong tháng 6 năm 2016 ước đạt 158.000 tấn với giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2016 đạt 985.000 tấn và 1,71 tỷ USD, tăng 39,8% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thật đau lòng khi người tiêu dùng các nước thì được thưởng thức cà phê "xịn" từ Việt Nam, còn người Việt Nam đang phải uống cà phê rởm, độn bột ngô, đậu tương và hóa chất.
Theo_An ninh thủ đô
Cà phê, lúa gạo hết cảnh "đói" vốn Vừa qua, dự án trị giá 238 triệu USD đã được vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, số vốn vay này đã được quyết định đầu tư vào ngành hàng lúa gạo và cà phê. Trao đổi với NTNN, TS Cao Thăng Bình, chuyên gia nông nghiệp cho rằng, 2 ngành này đang...