Bắt nguyên Tổng giám đốc GPBank
Cơ quan tố tụng xác định, hành vi của các bị can đã gây thiệt hại cho GPBank hơn 5.500 tỉ đồng cả gốc và lãi.
Ảnh minh họa
Ngày 18.3, nguồn tin của Thanh Niên cho biết trong quá trình mở rộng điều tra vụ án tại Ngân hàng thương mại CP Dầu khí toàn cầu (GPBank), trong các ngày 13 – 15.3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Phạm Quyết Thắng, nguyên Tổng giám đốc GPBank và ông Nguyễn Ngọc Nam, Giám đốc Công ty TNHH TM & CN Sao Bắc (Công ty Sao Bắc) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai người khác cũng bị khởi tố trong vụ án này là Nguyễn Anh Dung, nguyên kế toán trưởng GPBank và Hoàng Công Hợp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP ĐTXD – PTHT Thành Trung (Công ty Thành Trung).
Trước đó, ngày 17.7.2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với ông Tạ Bá Long, nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank và Đoàn Văn An, nguyên Phó chủ tịch HĐQT GPBank.
Video đang HOT
Thông tin ban đầu cho biết để có tiền trả nợ trái phiếu cho Công ty tài chính CP điện lực (EVNFC), khoảng giữa năm 2011, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã bàn bạc, thống nhất để ông Long đại diện GPBank ký thỏa thuận đặt cọc mua 58% tòa nhà Capital Tower với Hoàng Công Hợp – Chủ tịch HĐQT Công ty Thành Trung; Ký hợp đồng hợp tác đầu tư dự án Trung tâm thương mại văn phòng – nhà ở An Khánh Sao Bắc GPBank với Nguyễn Ngọc Nam – Giám đốc Công ty Sao Bắc.
Sau đó, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã chỉ đạo Phạm Quyết Thắng ký chứng từ, làm thủ tục rút 3.900 tỉ đồng của GPBank để chuyển vào tài khoản của các công ty Thành Trung và Sao Bắc, đến nay không có khả năng thu hồi. Cơ quan tố tụng xác định, hành vi của các bị can đã gây thiệt hại cho GPBank hơn 5.500 tỉ đồng cả gốc và lãi. Trong đó, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An có vai trò chủ mưu cầm đầu, bị can Phạm Quyết Thắng, Hoàng Công Hợp và Nguyễn Ngọc Nam giữ vai trò đồng phạm giúp sức.
Thái Sơn
Theo Thanhnien
Tuyên án vụ tham ô 9,7 tỉ ở Điện lực Biên Hòa
Về trách nhiệm của lãnh đạo Điện lực Biên Hòa trong việc quản lý lỏng lẻo để các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, Tòa cho biết đã gửi công văn lên Tòa án cấp cao kiến nghị xử lý.
Các bị cáo đang nghe tuyên án - Ảnh: Lê Lâm
Sau ba ngày xét xử, sáng ngày 14.3, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt bị cáo Vũ Hoàng Đang (30 tuổi, nguyên nhân viên phòng thu ngân) 18 năm tù, Hồ Thanh Trúc (33 tuổi, nguyên nhân viên Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Đồng Nai) 16 năm tù cùng về tội "tham ô tài sản"; bị cáo Trương Thị Ngọc Thảo (51 tuổi, nguyên tổ trưởng thu ngân quầy) 3 năm 2 tháng 1 ngày tù (bằng với thời gian tạm giam) về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo Đồng Ngọc Thanh (38 tuổi, nguyên tổ trưởng thu ngân quầy), Đào Ngọc Phước (47 tuổi, nguyên Trưởng phòng thu ngân) và Lại Bá Cường (48 tuổi, nguyên trưởng phòng kế toán) cùng mức án 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Buộc bị cáo Đang bồi thường số tiền 3,7 tỉ đồng (trước đó bị cáo đã nộp 1,1 tỉ đồng khắc phục hậu quả), bị cáo Trúc bồi thường số tiền 4,2 tỉ đồng.
Về trách nhiệm của lãnh đạo Điện lực Biên Hòa trong việc quản lý lỏng lẻo để các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, Tòa cho biết đã gửi công văn lên Tòa án cấp cao kiến nghị xử lý.
Trước đó vào tháng 6.2014, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt Võ Hoàng Đang 20 năm tù, Hồ Thanh Trúc 18 năm tù về tội tham ô tài sản; Trương Thị Ngọc Thảo 5 năm tù, Đồng Ngọc Thanh 2 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Đào Ngọc Phước, Lại Bá Cường cùng mức án 3 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cho hưởng án treo.
Đến tháng 11.2014, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã hủy toàn bộ án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại, làm rõ trách nhiệm ban lãnh đạo Điện lực Biên Hòa.
Theo cáo trạng, từ tháng 9.2009 đến 10.2011, Đang, Trúc lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của Điện lực Biên Hòa (Đồng Nai), cấu kết thực hiện việc thu tiền của khách hàng nhưng không nộp về cơ quan mà giữ lại một phần để tiêu xài cá nhân. Để che giấu hành vi chiếm đoạt, Đang và Trúc đã sử dụng ủy nhiệm chi để chấm xóa nợ cho khách hàng đóng tiền mặt cho Điện lực Biên Hòa. Đối với khách hàng thanh toán bằng ủy nhiệm chi, Đang không chấm xóa hết nợ mà trừ lại một phần và tiếp tục lấy tiền của khách hàng sau chấm xóa nợ cho khách hàng trước. Bằng thủ đoạn này, Đang và Trúc tham ô của Điện lực Biên Hòa hơn 9,75 tỉ đồng.
Các bị cáo Thanh, Thảo, và Nguyễn Thị Thủy (47 tuổi, nguyên nhân viên kế, có kết luận giám định bị tâm thần nhẹ nên HĐXX tách ra xét xử sau) hằng ngày được giao nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ, hóa đơn và hạch toán vào tài khoản nhưng đã không đối chiếu, kiểm tra chi tiết các chứng từ, hóa đơn do Đang và Trúc lập; đã cố ý làm trái nguyên tắc kế toán, tạo điều kiện cho Đang, Trúc tham ô. Phước và Cường với vai trò là trưởng phòng kế toán, thu ngân thiếu trách nhiệm, không kiểm tra để Đang, Trúc chấm xóa nợ không đúng quy trình, chiếm đoạt số tiền trên.
Trong quá trình xét xử lần này, đại diện VKS và HĐXX đã chuyển tội danh với Trương Thị Ngọc Thảo và Đồng Ngọc Thanh từ hành vi "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" sang tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Lê Lâm
Theo Thanhnien
Nguyên giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Phú Yên bị khởi tố thêm tội mới Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố bị can đối với ông Lê Thành Phương, nguyên giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Phú Yên về tội 'lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ'. Ảnh minh họa Ngày 9.3, Viện KSND tỉnh Phú Yên đã phê chuẩn quyết định khởi tố...