Bắt người đứng đầu mạng lưới chống chế độ quân chủ Thái Lan
Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ Hasadin Uraipraiwan, người được cho là đứng đầu mạng lưới Banpodj chống chế độ quân chủ ở nước này, theo Bangkok Post.
Hasadin Uraipraiwan bị bắt tại Bangkok – Ảnh chụp màn hình Bangkok Post
Ông Hasadin Uraipraiwan, được cho là người đứng đầu mạng lưới Banpodj chống chế độ quân chủ trên mạng internet. Ông bị cáo buộc dùng bí danh Banpodj và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kích động lòng thù hận đối với chế độ hoàng gia, theo Bangkok Post.
Ông Hasadin Uraipraiwan, 64 tuổi, đã bị bắt tại khách sạn A-One trong khu vực Makkasan ở Bangkok vào đêm 9.2.
Trước đó cùng ngày, Tòa án quân sự ở Bangkok đã ban hành lệnh bắt giữ ông Hasadin. Cảnh sát cũng đã treo thưởng 200.000 baht (hơn 6.000 USD) cho ai có thông tin để bắt được người này.
Video đang HOT
Người chỉ huy đơn vị cảnh sát trấn áp tội phạm công nghệ ở Thái Lan cho hay ông Hasadin luôn theo dõi tin tức trực tuyến rồi bịa ra các thông tin giả mạo, chủ yếu về tình hình chính trị để gây sự chú ý và kích động lòng thù hận đối với các thành viên hoàng gia.
Khi khám xét ngôi nhà của nghi phạm Hasadin ở Bangkok hôm 6.2, cảnh sát đã tìm thấy các thiết bị và tài liệu dùng để sản xuất các đoạn ghi âm nói trên cũng như những băng đĩa để bán gây quỹ cho các hoạt động chống chế độ quân chủ, theoBangkok Post.
Ngoài ra, cảnh sát cũng cho biết Hasadin và các thành viên trong mạng lưới Banpodj đã tham gia các hoạt động của phe Áo đỏ ở nước này.
Hiện cảnh sát Thái Lan đang mở rộng điều tra để xác định những người ủng hộ tài chính cho mạng lưới Banpodj. Hồi tuần trước, vợ của Hasadin là Saifon Inthasorn đã bị bắt với cáo buộc mở tài khoản ngân hàng để nhận những khoản hỗ trợ tài chính cho hoạt động của nhóm trên.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc lập mạng lưới giám sát biển
Trung Quốc sẽ thiết lập mạng lưới quan sát ngoài khơi, bao gồm vệ tinh và các trạm radar, để cải thiện sức mạnh trên biển, động thái được cho là sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực.
Tàu hải giám Haijian 66 của Trung Quốc đối đầu với tàu Kiso của lực lượng tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2012. Ảnh: Wikipedia.
Mạng lưới dự kiến hoàn thiện vào năm 2020. Một quan chức thuộc Cơ quan Hải dương Quốc gia Trung Quốc gọi mạng lưới trên là "cơ sở" để bảo vệ lợi ích trên biển của Trung Quốc, tờ China Daily hôm nay cho biết. Mạng lưới này sẽ bao trùm lên các vùng biển ở ven bờ, ngoài khơi và địa cực. Các trạm quan sát hoạt động dưới biển và hệ thống cảnh báo sóng thần cũng được xây dựng.
Tờ báo cho biết mạng lưới sẽ giúp Trung Quốc thấy rõ tiềm năng tài nguyên tại những vùng biển của nước này nhưng không tiết lộ chi phí xây đựng.
Động thái này được cho là sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực. Nhiều quốc gia láng giềng, gồm Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường quân đội và gia tăng các hành động hiếu chiến trên biển.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, khu vực được cho là giàu tài nguyên và có trữ lượng dầu khí lớn, bất chấp sự phản đối từ các nước láng giềng.
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu tuần tra và chiến đấu cơ hai nước luôn theo dõi lẫn nhau ở gần quần đảo không người này, làm dấy lên lo ngại xảy ra va chạm, có thể leo thang thành đụng độ quy mô lớn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng trước tìm cách trấn an các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương về sự thay đổi chiến lược đối với khu vực. Ông cam kết tiếp tục những nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh với các quốc gia, trong đó có Nhật Bản và Việt Nam.
Washington tháng trước còn kêu gọi Bắc Kinh ngừng dự án cải tạo, bồi đắp đất ở quần đảo Trường Sa sau khi các báo cáo phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo trên một bãi cạn với diện tích đủ lớn cho một đường băng. Trung Quốc lại ngang ngược cho rằng nước này có "chủ quyền không tranh cãi" với quần đảo Trường Sa và nói Mỹ đưa ra "những lời nhận xét vô trách nhiệm".
Như Tâm
Theo VNE
Quan chức Mỹ cảnh báo: Phải cảnh giác với Trung Quốc Trung Quốc cứ chi tiêu quân sự với tốc độ hiện nay thì chẳng mấy chốc đuổi kịp Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải thực hiện cuộc cách mạng quân sự thứ ba để giữ ưu thế. Pháo điện từ do Công ty BAE chế tạo cho tàu khu trục DDG 1000 Hải quân Mỹ Nguyệt san "Quốc phòng" Mỹ tháng 12 (xuất bản...