Bất ngờ với thứ “hạnh phúc” sau khi kết hôn anh tặng tôi
Tôi chưa từng nghĩ mình là người con gái bất hạnh nhưng mới chỉ kết hôn được 2 tháng, “hạnh phúc” mà tôi cảm nhận được chỉ là nước mắt và nỗi tủi thân.
Tôi chưa từng nghĩ rằng cuộc sống sau khi kết hôn của tôi lại đáng thất vọng đến vậy. (Ảnh minh họa)
Tôi không muốn nói cuộc sống của mình sau khi kết hôn là địa ngục nhưng thật sự mới trải qua 2 tháng thôi mà tôi đã không còn niềm tin vào hạnh phúc gia đình, vào người chồng mới cưới.
Điều kiện gia đình hai bên khá chênh lệch nhưng vì chúng tôi yêu thương nhau thật lòng nên vấn đề kinh tế không mấy ai để ý. Nhà chồng tôi có chút khó khăn nên đám cưới có được là do vay mượn họ hàng. Sau đám cưới, toàn bộ tiền mừng của chúng tôi đều rút ra trả nợ.
Tiền bạc không dư giả nhưng chồng tôi lại không chịu đi làm. Anh nói anh không muốn làm nhân viên quèn mà muốn làm ông chủ nên đòi tôi lấy tiền vốn của mình ra cho anh kinh doanh. Tôi chưa đồng ý vì cho rằng kinh doanh buôn bán rất khó. Ngoài trình độ còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố may mắn và thời cơ. Anh trách tôi keo kiệt, đã kết hôn rồi còn muốn giữ tiền riêng. Anh nói anh thất vọng khi tôi không chịu ủng hộ anh.
Thú thật tuy điều kiện gia đình tôi khá giả nhưng vốn liếng của tôi không có nhiều. Tôi không muốn xin xỏ bố mẹ bởi bố mẹ đã vất vả nuôi nấng tôi như thế nào. Anh không hiểu, còn oán cả nhà vợ không chịu hỗ trợ gì khi anh có ý định làm ăn riêng. Anh tuyệt nhiên không nhắc tới nhà anh vì anh nói thẳng rằng bố mẹ anh không có và nhỡ làm ăn thua lỗ, khổ bố mẹ anh. Saoanh nghĩ 1 mà ko nghĩ 2. Anh lấy tiền của bố mẹ tôi mà cũng thua lỗ thì bố mẹ tôi biết làm sao? Tôi thấy phần nào thất vọng về anh.
Video đang HOT
Cũng chính vì từ nhỏ không phải làm việc nhiều nên việc bếp núc, chợ búa tôi không quá thành thạo. Anh biết rõ điều ấy khi tìm hiểu tôi. Anh nói anh chấp nhận hết. Bố mẹ chồng tôi cũng là người hiểu chuyện và dễ tính nên chẳng bao giờ xét nét tôi. Tôi tuy không thạo việc nhưng không phải dạng lười làm. Việc nhà tôi vẫn làm đầy đủ. Nấu nướng tôi luôn phụ mẹ anh. Vậy mà mới kết hôn được 2 tháng mà anh lại thay tính đổi nết. Anh quát mắng, chê tôi vụng về, cẩu thả. Anh bảo tôi ở nhà ba mẹ sướng quá, về nhà chồng không làm gì, như tiểu thư vậy. Anh cũng trách tôi vô tâm, không biết quan tâm chồng, không hiểu ý chồng. Tại sao anh không thấu hiểu một người con gái mới về làm dâu như tôi sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Anh thẳng thừng quát mắng, chỉ trích khiến tôi tủi thân vô cùng.
Tôi thật sự không hiểu, khi yêu chồng tôi ngọt ngào, nhẹ nhàng là thế. Nhưng từ ngày lấy nhau, anh chỉ dành cho tôi những lời quát mắng, đay nghiến. Tôi đi làm, anh ở nhà rong chơi mà khi về, anh vẫn nói tôi lười biếng.
Cuộc sống gia đình mới của tôi khiến tôi thật sự mệt mỏi. Anh bây giờ chỉ cần tiền của tôi. Tôi phải có thật nhiều tiền thì anh mới thấy hài lòng. Tôi chán nản, không còn muốn chung sống với người chồng lười biếng, ích kỉ này nữa. Nhưng tôi lại vô cùng yêu thương, kính trọng bố mẹ chồng. Giờ tôi phải làm sao?
Theo blogtamsu
Những dấu hiệu cho thấy hôn nhân của bạn đang "bất ổn"
Bạn không nên chỉ nhìn hôn nhân với vẻ bề ngoài, mà hãy tìm hiểu bản chất bên trong đó. Nếu mối quan hệ của hai người tồn tại những biểu hiện dưới đây, chứng tỏ cuộc hôn nhân của bạn đang "bất ổn".
Khi còn đang lơ lửng trên mây vì hạnh phúc, bạn có thể sẽ bỏ qua những điều vặt vãnh lợn cợn trong mối quan hệ của chính mình. Nhưng những lợn cợn đó vào một thời điểm nào đó sẽ lớn lên và trở thành vấn đề nghiêm trọng. Và khi đó, bạn sẽ cần rất nhiều sức lực để giải quyết chúng.
Vì vậy, đừng ngủ quên trên sự bình yên, hãy chú ý tới những dấu hiệu bất ổn trong mối quan hệ của chính mình và chỉnh sửa chúng khi còn có thể. Sự phản bội, lừa dối không bao giờ tự dưng xuất hiện. Chúng thường bắt nguồn từ những dấu hiệu kín đáo, nhỏ nhặt thậm chí có khi còn buồn cười.
Trợn mắt lên
Nếu một ai trong hai người trợn mắt lên hay nhạo báng ý kiến của người bạn đời thì đó chính là biểu hiện của thái độ không coi trọng mối quan hệ. Bạn đừng tạo ra thói quen này.
Tính gia trưởng
Có những thể hiện tinh vi của tính gia trưởng, mà người tinh tế mới có thể phát hiện ra. Trong các mối quan hệ hạnh phúc, cán cân quyền lực của hai bên phải luôn cân bằng, không nghiêng về bên này hay bên kia. Và vì thế nếu bạn cảm thấy người bạn đời của bạn có ý đồ thống trị bạn hay hạn chế sự tự do của bạn thì bạn nên nói ra sự ấm ức của mình trước khi mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn.
Thiếu vắng sự kính trọng
Trong mối quan hệ nếu một người không kính trọng người kia thì chẳng bao lâu, sự mệt mỏi sẽ khiến cho cả hai muốn chia tay. Đừng nghĩ rằng trong gia đình người ta chỉ cần tới tình yêu và sự hiểu biết. Sự kính trọng là điều cũng không thể thiếu.
Tự đề cao bản thân mình
Để nâng cao bản thân mình hoặc chiến thắng trong một cuộc tranh cãi, người đó có thể buông lời hạ thấp bạn. Đừng bao giờ tỏ ý coi thường người bạn đời của bạn trước mặt người khác. Bên cạnh đó, phụ nữ hay có thói quen than vãn với bạn bè về chồng mình, để được chia sẻ và an ủi. Khi bạn chê trách anh ấy thì điều đó có nghĩa là bạn đặt mình lên cao hơn anh ấy. Mối quan hệ của bạn sẽ ngày càng xấu đi khi bạn quen với ý nghĩ rằng anh ấy may mắn lắm mới có bạn, rằng còn lâu anh ấy mới xứng với bạn.
Cố gắng tránh mọi mâu thuẫn
Đôi khi bạn cho rằng thà nhắm tịt hai mắt lại còn hơn là phải xung đột, mâu thuẫn với nhau. Nhưng nếu bạn luôn cố gắng né tránh việc làm rõ những vấn đề đang có giữa hai người thì đó là một chiến lược hoàn toàn sai lầm. Những giận dữ tích tụ bên trong sớm hay muộn sẽ bùng phát và người bạn đời sẽ không thể nào hiểu nổi vì sao lại có cơn bão tố đổ ập lên đầu mình như thế.
Sự có mặt tất yếu
Có một dấu hiệu khá thường xuyên nhìn thấy trong các mối quan hệ đó là nhận thức về sự có mặt của người bạn đời như một điều tất yếu. Chúng ta thường có thói quen coi một ai đó bên cạnh ta là chuyện tất nhiên. Chuyện này có thể hiểu được. Nhưng hãy giúp đỡ người ấy với niềm vui chứ không phải với thái độ coi mình là con lừa phải mang vác nặng. Hãy học cách đặt mình vào vị trí của người bạn đời. Điều đó giúp bạn tự đánh giá mình khách quan hơn.
Sự im lặng
Lời nói là bạc, nhưng im lặng là vàng. Điều đó đúng trong nhiều trường hợp nhưng không đúng trong mối quan hệ gia đình. Sự giao tiếp giúp bạn hiểu nhau và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Cả hai vợ chồng bạn ở nhà mỗi người ngồi một góc và chẳng ai nói với ai câu nào, lúc đầu bạn có thể vin vào cớ rằng cả hai quá mệt mỏi với một ngày dài làm việc. Nhưng nếu việc này liên tục xảy ra các bạn sẽ ngày càng cách xa nhau. Và rồi sẽ tới lúc bạn cảm thấy chẳng có gì để chia sẻ với nhau bởi từ lâu, trong ý nghĩ, các bạn đã không cùng nhau.
Theo Afamily
Gia đình người yêu phản đối vì biết tôi từng sống thử Chị gái anh đem chuyện tôi và anh sống thử ra nói với bố mẹ anh. Thế là bố mẹ anh ra sức cấm cản, dù trước đó đã đồng ý chuyện của hai đứa. Tôi và anh yêu nhau khi cả 2 đứa đều đang là sinh viên. Chúng tôi yêu nhau thật lòng và cùng đặt ra mục tiêu phải cố...