Bất ngờ với bộ ba đem lại thành công cho thỏa thuận hòa bình Gaza
Thủ tướng Qatar, phái viên của Tổng thống Biden và đại diện của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hình thành nên một bộ ba “ăn ý” không ngờ, tạo lập thỏa thuận hòa bình cho Gaza.
Brett McGurk, nhà đàm phán chính của Tổng thống Biden, và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani tại Doha. Ảnh: Qatar News Agency
Kịch tính đến phút cuối
Tại khu phức hợp văn phòng ven biển của mình ở Doha vào tối 15/1, Thủ tướng Qatar tin rằng ông đã có một thỏa thuận. Các nhà đàm phán của Hamas, do một cựu nghị sĩ dẫn đầu, vừa rời khỏi Văn phòng Thủ tướng, từ bỏ yêu cầu vào phút chót – cũng là trở ngại lớn cuối cùng đối với lệnh ngừng bắ.n ở Gaza sau 466 ngày chiến tranh.
Các phóng viên bắt đầu tập trung tại một khán phòng ở tầng dưới, mong đợi được chứng kiến Thủ tướng, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, tuyên bố rằng ông và các nhà hòa giải khác cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận. Hai đặc phái viên người Mỹ cũng có mặt cùng Sheikh Mohammed khi ông chuẩn bị tuyên bố của mình. Nhưng đột nhiên có một vấn đề mới.
Trong một căn phòng khác trên tầng 6, phái đoàn Israel, do hai giám đốc tình báo hải ngoại và nội địa của Israel dẫn đầu, đã đưa ra yêu cầu vào phút chót: Thủ tướng Benjamin Netanyahu muốn làm rõ danh tính của một số tù nhân Palestine mà Israel sẽ thả trong thời gian ngừng bắ.n.
Trong khi các trợ lý của ông cố gắng giải quyết sự cố cuối cùng, Sheikh Mohammed ngồi trong văn phòng của mình với Brett McGurk, nhà đàm phán chính của Tổng thống Biden, và Steve Witkoff, đại diện của Tổng thống đắc cử Donald Trump, hy vọng rằng những nỗ lực của họ không bị lãng phí.
Thỏa thuận ngừng bắ.n cuối cùng được công bố tại cuộc họp báo muộn, với nội dung không khác mấy so với các phiên bản được thúc đẩy trong hầu hết năm qua bởi các nhà trung gian từ Ai Cập, Qatar và chính quyền Tổng thống Biden, thông qua những cuộc gặp gỡ thường xuyên với các bên tham chiến tại Cairo, Doha và một số thủ đô châu Âu trong suốt năm 2024.
Nhưng điều thúc đẩy thỏa thuận trong tuần qua vượt qua những nỗ lực trước đó là mối quan hệ đối tác không tưởng giữa các phái viên của tổng thống Mỹ hiện tại và tương lai, làm việc song song với thủ tướng Qatar trong các cuộc họp kéo dài vào đêm khuya. Trong khi ông Biden và ông Trump cạnh tranh về uy tín chính trị, thì thực tế là đại diện của họ đều đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực cuối cùng, mỗi bên sử dụng những cách tiếp cận khác nhau để thúc đẩy giới lãnh đạo Israel hướng tới một thỏa thuận trong khi Sheikh Mohammed tập trung vào Hamas.
Cái bắt tay vì hòa bình giữa hai đối thủ chính trị
Bắt đầu từ hôm 5/1, các phái đoàn Israel và Palestine, cũng như hai đặc phái viên Mỹ, đã trải qua nhiều ngày ở lại khu nhà của thủ tướng Qatar, gần khu chợ cũ ở trung tâm thủ đô Doha. Các phái đoàn, không nói chuyện trực tiếp với nhau, ngồi trong các phòng khác nhau trên các tầng khác nhau, trong khi các quan chức Qatar và Ai Cập làm trung gian trao đổi thông điệp giữa hai bên.
Video đang HOT
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ 2, phải) chủ trì cuộc họp của nội các an ninh tại Jerusalem, ngày 17/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
“Họ không phải là đối tác tự nhiên, nhưng sự kết hợp của ba cá nhân này và ba thế giới mà họ đại diện là thứ duy nhất có thể thực hiện được điều này”, Thomas R. Nides, cựu đại sứ Mỹ tại Israel cho biết. “Chúng ta cần áp lực từ mọi phía – áp lực từ thế giới Arab, từ Biden và từ Trump”.
Trên thực tế, trong hơn một năm qua, một loạt các quan chức và người đối thoại đã giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán. Về phía Mỹ, ông McGurk đã giúp giám sát các nỗ lực hòa giải của Mỹ kể từ những tuần đầu của cuộc chiến cùng với những người đóng vai trò chủ chốt khác, bao gồm cả Giám đốc CIA, William J. Burns.
Nhưng trong những ngày cuối cùng, tất cả các nỗ lực đã đi đến hồi kết. Chính ông McGurk, một nhà ngoại giao kỳ cựu về Trung Đông, là người đã giúp soạn thảo các chi tiết phức tạp của thỏa thuận hòa bình Gaza từ gần một năm trước. Chính ông Witkoff, một nhà đầu tư bất động sản chơi golf với ông Trump, là người có công trong việc thuyết phục Israel cuối cùng đồng ý với các nội dung của thỏa thuận. Và chính Sheikh Mohammed là người thuyết phục Hamas đưa ra những thỏa hiệp quan trọng, đồng thời cung cấp cho cả hai bên không gian văn phòng để đàm phán các chi tiết cuối cùng.
Thỏa thuận mà họ ký kết quy định tạm dừng giao tranh ít nhất 6 tuần, trong thời gian đó Hamas thả dần 33 con tin bị bắt từ ngày 7/10/2023. Đổi lại, Israel cam kết thả dần khoảng 1.000 tù nhân Palestine, một số người đang thụ án chung thân vì tội giế.t ngườ.i, và cho phép hàng trăm nghìn người tị nạn Gaza trở về nhà của họ.
Thỏa thuận này rất giống với các đề xuất mà hai bên gần như đã nhất trí trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7/2024. Nhưng các cuộc đàm phán khi đó đã đổ vỡ trong bối cảnh tranh chấp về việc có nên ký kết lệnh ngừng bắ.n vĩnh viễn hay tạm thời, liệu có nên cho phép người dân Gaza di tản trở về nhà hay không, quân đội Israel có thể rút khỏi Gaza như thế nào và khi nào, và số lượng con tin mà Hamas sẽ thả trong những tuần đầu tiên của lệnh ngừng bắ.n.
Kết quả là, cuộc chiến bị kéo dài, dẫn đến thêm hàng nghìn người Palestine khác và một số con tin Israel b.ị giế.t hại.
Thân nhân của các con tin tuần hành tại Tel Aviv (Israel), kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt giữ ở Dải Gaza, theo như thoả thuận ngừng bắ.n đạt được giữa Israel và Phong trào Hamas, ngày 17/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Những người ch.ỉ tríc.h cáo buộc ông Netanyahu phá hoại các cuộc đàm phán để tránh sự sụp đổ của liên minh cầm quyền của ông, bao gồm các nhà lập pháp phản đối thỏa thuận. Những người khác cáo buộc Hamas đã cố tình kéo dài các cuộc đàm phán với hy vọng rằng Israel có thể sa lầy vào một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn với các đồng minh của Hamas ở Liban, Iran và Yemen. Có những thời điểm Qatar đã từ chối tiếp tục làm trung gian, cáo buộc cả hai bên tham gia hời hợt.
Động lực từ cuộc chuyển giao quyền lực ở Mỹ
Động lực đã trở lại sau khi ông Trump tái đắc cử vào tháng 11/2024, thậm chí trước khi tổng thống đắc cử cảnh báo Hamas rằng sẽ “phải trả giá đắt” nếu các con tin không được thả trước lễ nhậm chức của ông. Ông Trump đã bổ nhiệm ông Witkoff, người không có kinh nghiệm ngoại giao nhưng lại đang phát triển các mối quan hệ kinh doanh ở Qatar, làm phái viên của mình ở Trung Đông.
Trong khi đó, các thành viên của chính quyền Biden đã âm thầm liên lạc với ông Witkoff để xem liệu họ có thể cùng nhau làm việc về các cuộc đàm phán ngừng bắ.n hay không. Bất chấp hố sâu chính trị lớn giữa hai ông chủ của họ, ông McGurk và ông Witkoff đã bắt đầu phối hợp, có khi trao đổi nhiều lần trong ngày.
Tuy vậy, vẫn còn khoảng cách lớn giữa Hamas và Israel. Ngay trước Giáng sinh, khi chỉ còn vài tuần nữa là hết nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, ông McGurk đã trở về trong tâm trạng chán nản sau chuyến đi Doha. Ông đã nói với người Qatar rằng ông sẽ không bay trở lại trừ khi Hamas đưa ra tín hiệu rõ ràng về sự quan tâm của mình đối với một thỏa thuận.
Tổng thống đắc cử Donald J. Trump cùng Steve Witkoff, đặc phái viên của ông tại Trung Đông. Ảnh: New York Times
Và khoảnh khắc đó đã đến vào những ngày đầu tháng 1. Sheikh Mohammed đã thuyết phục Hamas xác nhận tên của hơn 30 con tin sẽ được thả trong 6 tuần đầu tiên của lệnh ngừng bắ.n, một động thái được mong đợi từ lâu cho thấy nhóm này thực sự quan tâm đến một thỏa thuận.
Lý do cho sự thay đổi của Hamas vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà phân tích cho biết ưu thế ngày càng lấn lướt của Israel đối với các đồng minh chính của Hamas là Hezbollah và Iran khiến nhóm này cảm thấy bị cô lập, trong khi những tổn thất của chính họ trên chiến trường ở Gaza cũng khiến Hamas cảm thấy suy yếu.
Ông McGurk ngay lập tức bay đến Doha để gặp Sheikh Mohammed, những người đồng cấp Ai Cập và các nhà đàm phán Israel. Ông Witkoff đã tham gia cùng vào ngày 10/1 và cả hai nhất trí với Sheikh Mohammed rằng người Mỹ sẽ cùng tập trung vào việc thuyết phục Israel trong khi thủ tướng Qatar sẽ gây sức ép với Hamas.
Những khác biệt chính còn lại tập trung vào độ sâu của vùng đệm mà Israel muốn duy trì trong biên giới Gaza, cũng như số lượng tù nhân được trao đổi để lấy những con tin bị thương và bị bệnh.
Theo một người quen thuộc với cuộc thảo luận, hai phái viên Mỹ đã gây sức ép với ông Netanyahu để làm dịu đi hai trở ngại lớn cuối cùng. Ông McGurk đã cảnh báo nhà lãnh đạo Israel rằng ông có nguy cơ mất cơ hội tốt nhất để ký kết một thỏa thuận. Sau đó, ông Witkoff đã gây áp lực cần thiết, nhấn mạnh với ông Netanyahu rằng ông Trump muốn thỏa thuận này được thực hiện.
Theo các nguồn tin thân cận, sau cuộc họp, ông Netanyahu dường như đã thay đổi thái độ. Ông ngay lập tức ra lệnh cho bốn nhà đàm phán hàng đầu của mình bao gồm David Barnea, giám đốc cơ quan tình báo hải ngoại của Israel và Ronen Bar, giám đốc tình báo trong nước đến Doha.
Trong bốn ngày tiếp theo, Sheikh Mohammed đã tổ chức một loạt các cuộc họp kéo dài, chủ yếu là tại văn phòng cá nhân của mình, khi các quan chức Hamas, các nhà đàm phán Israel, các sĩ quan tình báo Ai Cập và hai người Mỹ nói chuyện với ông, đôi khi đến tận sáng sớm.
Các nhóm của Israel và Hamas, không bao giờ chạm trán, họ thay phiên nhau vào văn phòng thủ tướng Qatar để cập nhật tình hình mới nhất của kẻ thù. Ông McGurk và ông Witkoff cũng thường xuyên báo cáo các ông chủ của họ ở Mỹ.
Cuối cùng vào ngày 15/1, thỏa thuận hòa bình cho Gaza đã được xác nhận, và McGurk – Witkoff cũng trở thành một trong những cặp đôi không thể ngờ tới nhất trong lịch sử ngoại giao.
Các nhà đàm phán chủ chốt giúp Hamas và Israel đạt thỏa thuận ngừng bắ.n ở Gaza
Sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, các bên liên quan đã đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n tại Gaza, mang đến hy vọng mới về việc chấm dứt xung đột kéo dài tại vùng đất Palestine đầy biến động.
Giám đốc Cơ quan tình báo Mossad David Barnea (phía trước bên phải) và ông Ronen Bar - Giám đốc Cơ quan an ninh nội địa Shin Bet của Israel. Ảnh: theguardian.com
Thành quả này là nhờ sự đóng góp quan trọng của các nhà đàm phán chủ chốt đến từ Mỹ, Ai Cập và Qatar, những quốc gia đã không ngừng nỗ lực làm trung gian nhằm thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy hòa giải giữa các bên.
Ông David Barnea - Giám đốc Cơ quan Tình báo Israel Mossad, giữ vai trò dẫn dắt nhóm đàm phán của Israel. Cùng làm việc với ông là ông Ronen Bar, người đứng đầu cơ quan an ninh nội địa Shin Bet và các cố vấn chính trị, quân sự hàng đầu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Nhóm này đã phối hợp chặt chẽ để đưa ra các phương án đảm bảo lợi ích của Israel trong khuôn khổ thỏa thuận.
Ông Ronen Bar - người trực tiếp xử lý các vấn đề liên quan đến tù nhân an ninh Palestine - đã tham gia các cuộc đối thoại kéo dài hàng tháng. Sau cuộc tấ.n côn.g của Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023, ông thẳng thắn nhận trách nhiệm về những thất bại trong việc ngăn chặn sự kiện này và cam kết điều tra nguyên nhân sau chiến tranh.
Từ phía Mỹ, ông Brett McGurk - cố vấn hàng đầu về Trung Đông của Tổng thống Joe Biden - đã đóng vai trò trung tâm trong việc soạn thảo và trình bày các đề xuất hòa giải giữa các bên. Với hơn hai thập kỷ kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại Mỹ, ông McGurk là cầu nối quan trọng giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas.
Trong khi đó, ông Steve Witkoff, đặc phái viên của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Trung Đông, cũng tham gia tích cực vào tiến trình này. Ông đã gặp riêng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani để hỗ trợ các nỗ lực đàm phán song song giữa hai chính quyền Trump và Biden.
Ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani - Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Qatar - giữ vai trò then chốt trong việc liên lạc với Hamas. Là nhà trung gian quan trọng, ông Mohammed đã dẫn dắt các cuộc hòa giải với sự hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo khu vực.
Ông Hassan Rashad - Giám đốc Cơ quan Tình báo Ai Cập - đã đảm nhận vai trò kết nối với Hamas. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 10/2024, ông Rashad tiếp tục duy trì Cairo như trung tâm đàm phán, nơi các bên gặp gỡ để đạt được sự đồng thuận.
Về phía Hamas, ông Khalil al-Hayya - quyền lãnh đạo văn phòng chính trị của nhóm - là người dẫn đầu trong các cuộc thương lượng. Dù không gặp trực tiếp các quan chức Mỹ hay Israel, ông đã trao đổi thông qua trung gian từ Ai Cập và Qatar để đưa ra lập trường của Hamas.
Thỏa thuận ngừng bắ.n này là bước đột phá quan trọng nhưng các chuyên gia nhận định rằng việc duy trì hòa bình lâu dài tại Gaza vẫn còn nhiều thách thức. Những bất đồng về tù nhân, hỗ trợ nhân đạo và tái thiết vùng lãnh thổ Palestine bị tàn phá sẽ tiếp tục là những vấn đề cần được giải quyết.
Ngoài ra, việc đảm bảo các điều khoản thỏa thuận được thực thi đầy đủ đòi hỏi sự phối hợp liên tục giữa các bên, đặc biệt là vai trò trung gian của các quốc gia như Qatar và Ai Cập.
Khả năng nối lại đàm phán ngừng bắ.n ở Gaza vào tuần tới Ngày 7/12, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar, ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, thông báo đã có động lực mới cho tiến trình đàm phán ngừng bắ.n và trao trả con tin ở Dải Gaza. Trong khi đó, một nguồn tin từ phong trào Hồi giáo Hamas cho biết có khả năng vòng đàm phán mới sẽ diễn ra vào tuần...