Bất ngờ từ đại gia Trần Đình Long: “Vua thép” gặp khó, “mát tay” với nuôi lợn
Cổ phiếu HPG đang trong vùng giá thấp, điều này khá dễ hiểu trong bối cảnh ngành thép đang gặp khó khăn, hầu hết doanh nghiệp trên thị trường đều sụt giảm kết quả kinh doanh, thậm chí có đơn vị thua lỗ. Tuy vậy, điểm sáng của “vua thép” Hoà Phát lại nằm ở lĩnh vực nông nghiệp.
Điều bất ngờ đã diễn ra trong phiên chiều ngày 19/11 khi các chỉ số chính đã hồi phục mạnh mẽ nhờ dòng tiền tích cực chảy vào thị trường.
VN-Index tăng 5,44 điểm tương ứng 0,54% lên 1.008,35 điểm; HNX-Index tăng 0,34 điểm tương ứng 0,32% lên 105,49 điểm và UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,1 điểm tương ứng 0,18% lên 57,02 điểm.
Thanh khoản lên cao trên HSX. Khối lượng giao dịch ở sàn này lên tới 232,35 triệu cổ phiếu, tương ứng 4.796,06 tỷ đồng. Trong khi đó, trên sàn HNX, khối lượng giao dịch đạt 16,91 triệu cổ phiếu tương ứng 176,99 tỷ đồng và các con số này trên UPCoM là 7,3 triệu cổ phiếu tương ứng 111,98 tỷ đồng.
Giao dịch vẫn tập trung tại ROS khi mã này được khớp lệnh mạnh, lên tới 28,54 triệu cổ phiếu. Tuy vậy, ROS vẫn giảm giá 200 đồng xuống 25.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, trên thị trường hôm qua, một số mã như HVG, VRE, TSC, HSG, HPG, AMD, HAI, CTG, HQC cũng có thanh khoản tích cực.
Ông Trần Đình Long
Toàn thị trường có 871 mã cổ phiếu không có giao dịch. Độ rộng thị trường nghiêng về các mã tăng giá, đây cũng là dấu hiệu rất tích cực của thị trường cho thấy diễn biến tăng giá là khá đồng đều. Có 309 mã tăng, 37 mã tăng trần và 285 mã giảm, 31 mã giảm sàn.
Video đang HOT
Bên cạnh yếu tố số lượng thì chỉ số VN-Index cũng được hỗ trợ đáng kể bởi diễn biến tăng mạnh tại các mã cổ phiếu lớn. VCB đóng góp tới 3,7 điểm cho VN-Index, VNM đóng góp 1,84 điểm. Ngoài ra, BID, TCB, VHM cũng tăng.
Chiều ngược lại, do VIC, GAS, SAB, MSN, BVH, HPG giảm nên chỉ số phần nào đã bị kìm hãm. Riêng VIC khiến VN-Index bị kéo lùi 0,98 điểm, và tác động từ GAS là 0,56 điểm, SAB là 0,38 điểm.
HPG hôm qua giảm nhẹ 100 đồng tương ứng 0,44% còn 22.800 đồng/cổ phiếu. Mã này khớp lệnh 4,17 triệu cổ phiếu tuy nhiên, giao dịch thoả thuận tại mã này lại đột biến với 14,56 triệu cổ phiếu được sang tay, con số kỷ lục trong hơn một năm rưỡi trở lại đây của mã này.
Mức giá thoả thuận trung bình cổ phiếu HPG trong phiên là 21.325 đồng/cổ phiếu, gần sát với mức giá sàn, tức rẻ hơn nhiều so với giá giao dịch của cổ phiếu HPG trên thị trường, tổng giá trị giao dịch đạt 310,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, giao dịch của khối nhà đầu tư ngoại tại mã cổ phiếu này cũng trở nên nhộn nhịp. Trong khi khối này mua vào 14,9 triệu đơn vị thì cũng bán ra 15,9 triệu đơn vị, tương đương khối lượng bán ròng khoảng 1 triệu cổ phiếu.
Hiện tại, cổ phiếu HPG đang trong vùng giá thấp, điều này khá dễ hiểu trong bối cảnh ngành thép đang gặp khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường đều sụt giảm kết quả kinh doanh, thậm chí có đơn vị thua lỗ.
Trong quý III vừa rồi, tập đoàn của ông Trần Đình Long đạt 15.087 tỷ đồng doanh thu, tăng 6% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 25% xuống 1.794 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm sáng là lĩnh vực nông nghiệp của tập đoàn này lại khởi sắc với doanh thu từ cung cấp bò Úc, trứng gà sạch, thịt lợn an toàn sinh học lên tới 1.840 tỷ đồng, vươn lên top dẫn đầu cả nước.
Theo nhận xét của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index đã có phản ứng hồi phục tương đối tích cực khi kiểm định vùng hỗ trợ quanh 1.000 điểm. Diễn biến này được kỳ vọng sẽ giúp thị trường tiếp tục có diễn biến khởi sắc trong những phiên tiếp theo.
Theo nhóm phân tích, chỉ số cần vượt qua vùng cản gần 1.011-1.012 điểm để có thể hướng đến thử thách lại vùng kháng cự 1.021-1.025 điểm trong ngắn hạn.
Về tổng thể, sau giai đoạn bứt phá trước đó, thị trường có khả năng sẽ sớm bước vào quá trình dao động tích lũy trong vùng 1.000-1.024 điểm để tạo nền giá mới trước khi tiếp tục quá trình tăng điểm trong thời gian tới.
Giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn đang khá thiếu vắng thông tin hỗ trợ nên diễn biến thị trường có thể trở lại trạng thái giao dịch giằng co với sự phân hóa rõ nét giữa các dòng cổ phiếu.
Nhóm ngân hàng và các cổ phiếu bluechips trong rổ VN30 vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt thị trường và thu hút được sự quan tâm chủ yếu của dòng tiền trên thị trường.
Theo Dân trí
Sẽ có thêm nhiều hãng hàng không nhờ quy định mới?
Theo quy định mới, tỉ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư ngoại được tăng từ 30% lên 34% trong các hãng hàng không.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 89/2019 ngày 15-11-2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016 và 30/2013 về các hoạt động kinh doanh ngành hàng không. Nghị định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Trong Nghị định mới này, mức vốn tối thiểu cho các hãng hàng không được giảm xuống cho các hãng có khai thác đường bay quốc tế với 10 tàu bay là 300 tỉ đồng; 11 đến 30 tàu bay là 600 tỉ đồng và trên 30 tàu bay là 700 tỉ đồng.
Trong khi đó, quy định cũ yêu cầu hãng hàng không nếu khai thác đường bay quốc tế phải có vốn tối thiểu 700 tỷ đồng để khai thác 10 tàu bay; 1.000 tỷ đồng với 11-30 tàu bay và 1.300 tỷ đồng với số lượng trên 30 tàu bay.
Với quy định mới này, hai hãng hàng không đang chờ cấp phép bay như Vietravel Airlines, Kite Air đủ điều kiện về vốn để khai thác trên 30 tàu bay ngay khi hoạt động.
Nghị định 89 cũng nới trần sở hữu của nhà đầu tư ngoại tại các hãng hàng không Việt. Theo đó, tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại ở doanh nghiệp hàng không Việt Nam sẽ tăng từ 30% lên 34%.
Với các quy định có sự nới rộng điều kiện vốn sở hữu máy bay, đặc biệt sự tham gia nhà đầu tư ngoại với gia tăng tỉ lệ sở hữu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thị trường hàng không.
Theo đánh giá Công ty chứng khoán Bản Việt, quy định trên đem lại lợi ích cho các hãng hàng không như Vietnam Airlines, VietJet... khi các hãng này có thể tăng vốn bổ sung nhằm gia tăng việc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, điều kiện vốn thấp sẽ tạo thêm cơ hội thâm nhập vào ngành hàng không, dẫn đến cạnh tranh gia tăng.
"Nghị dịnh mới còn đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà vận hành cảng hàng không. Theo đó, các công ty này không cần tìm kiếm phê duyệt về nguyên tắc của Bộ Giao thông Vận tải khi thành lập doanh nghiệp và khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, mức vốn yêu cầu tối thiểu là 100 tỉ đồng cho cả cảng hàng không quốc tế và trong nước so với mức 100 tỉ đồng cho sân bay trong nước và 200 tỷ đồng cho sân bay quốc tế trước đây", Bảo Việt nhấn mạnh.
Phương Minh
Theo PLO.vn
Bầu Đức chìm 900 tỷ trong lũ, nhà Cường Đôla hưởng 3 triệu USD bồi thường Doanh nghiệp của các đại gia như bầu Đức, Lê Viêt Hải, Nguyễn Bá Dương, Đặng Thành Tâm gặp khó khăn khi vẫn lỗ ngàn tỷ, còn ông Lê Phước Vũ, Trần Đình Long lại thu được kết quả khả quan. Những con số khó khăn CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG) của ông Đoàn Nguyên...