Bất ngờ: trẻ cáu giận, hay khóc là dấu hiệu đáng mừng
Dù khó tin nhưng giận dữ và cáu kỉnh đều là những cảm xúc quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ.
1. Giúp tâm trạng tốt hơn
Nước mắt có chứa cortisol, 1 loại hormone gây stress. Khóc chính là cách giúp chúng ta giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó. Khóc cũng được các nghiên cứu chỉ ra có tác dụng hạ huyết áp, cải thiện cảm xúc hiệu quả… Vì vậy, khi thấy trẻ khóc lóc, gào thét là biểu hiện của sự tức giận sắp qua và tâm trạng của con sẽ sớm trở nên tốt hơn.
2. Khóc giúp trẻ học và tiếp thu tốt hơn
Khi trẻ phải loay hoay, thậm chí là tức giận vì không làm được thứ mình muốn hoặc liên tục phạm sai lầm, chính là lúc giúp con nhận ra mình cần phải thay đổi cách thức thực hiện cũng như là tiền đề nảy sinh những ý tưởng mới. Trẻ em cần cảm thấy thực sự hứng thú và thoải mái khi học tập, và việc tự do thể hiện cảm xúc thất vọng, tức giận là 1 phần của quá trình đó.
3. Ngủ ngon hơn sau khi tức giận và khóc lóc
Sau khi tức giận, khóc lóc, não bộ cũng như toàn cơ thể cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Vì vậy, không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng thường có xu hướng buồn ngủ khi tâm trạng căng như dây đàn trước đó qua đi.
4. Trẻ dễ dàng chấp nhận hơn khi bị từ chối
Nhiều đứa trẻ có thói quen vùng vằng, giận dỗi thậm chí là cáu gắt khi bị người lớn từ chối đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, bộc lộ được những cảm xúc đó rất có lợi cho trẻ khi muốn giải tỏa sự thất vọng của mình. Việc tránh nói “không” trước yêu cầu của con vì sợ chúng quấy khóc thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiều. Đứa trẻ nào cũng cần trải qua những cảm xúc tiêu cực: thất vọng, chán nản… để biết tôn trọng mọi người và những thứ mình có.
5. Cảm thấy an toàn khi được thể hiện cảm xúc thật của mình
Video đang HOT
Việc thể hiện cảm xúc thật của mình, dù đó là tiêu cực như cáu gắt, giận dỗi,… vẫn tốt hơn rất nhiều so với việc trẻ che dấu suy nghĩ bên trong.
6. Kết nối trái tim
Khi trẻ giận dữ và khóc lóc, tốt nhất người lớn nên tỏ ra tôn trọng cảm xúc của con bằng cách im lặng và chờ đợi. Cha mẹ chỉ cần quan sát con và để cho chúng tự khắc phục và vực lại cảm xúc tồi tệ của mình. Cha mẹ cũng có thể đưa ra 1 vài lời an ủi, động viên để giúp con chấp nhận sự quan tâm cũng như sẵn sàng chia sẻ, kết nối.
7. Giải phóng suy nghĩ tiêu cực, sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ
Tuy giận dữ, thất vọng là những cảm xúc tiêu cực nhưng chúng giúp trẻ cảm thấy giải tỏa và thoải mái. Ngay sau đó, trẻ như được nạp thêm năng lượng và hoàn toàn gạt bỏ cảm giác xấu đó để đón nhận những điều mới mẻ.
8. Hạn chế bộc phát sự tức giận ở nơi công cộng
Trẻ dễ dàng bộc lộ được những cảm xúc thật của mình trước mặt người thân và khi ở nhà giúp con học được cách lắng nghe và cân nhắc thái độ của mình ở nơi công cộng hơn.
9. Trẻ ít khóc và bộc lộ cảm xúc hơn khi lớn lên
Trưởng thành khiến chúng ta học được cách điều chỉnh và che giấu đi cảm xúc của mình. Vì vậy, hãy để con được bộc lộ những cảm xúc và tính cách thật của mình khi chúng còn thỏa mái làm việc đấy, đặc biệt là những bé trai.
10. Giúp cha mẹ hiểu và dễ dàng “chữa lành” vết thương cho trẻ hơn
Việc trẻ khóc lóc và giận dữ chính là cách đơn giản và trực tiếp nhất giúp cha mẹ thấu hiểu con cái mình. Vì vậy, đừng thờ ơ và coi thường những cung bậc cảm xúc đó của con. Đồng thời đó là cách giúp cha mẹ hồi tưởng lại những khoảnh khắc tuổi thơ của mình để dễ dàng đồng cảm và chia sẻ với con cái hơn.
Theo Danviet
Bí mật trong cách dạy con hạnh phúc, thành công không cần đòn roi
Nuôi dạy con trở thành 1 đứa trẻ hạnh phúc và thành công là mong ước của mọi cha mẹ. Nhưng làm thế nào để việc đó trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả mà không làm tổn thương con bằng đòn roi.
1. Dạy con cách bày tỏ lòng biết ơn
Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn chính là 1 phần của hạnh phúc. Đây là lý do khiến chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên bồi dưỡng, hướng dẫn cách bày tỏ lòng biết ơn của trẻ nhỏ đối với mọi người xung quanh.
Để làm được việc này 1 cách tự nhiên, tránh gượng gạo, cha mẹ nên lồng ghép vào những việc làm hằng ngày trong gia đình, như lời mời và cảm ơn trước và sau bữa ăn... Thường xuyên nói lời cảm ơn sẽ tạo lập thành 1 thói quen, lối hành xử văn minh cho trẻ nhỏ sau này.
Nhờ lòng biết ơn, trẻ sẽ nhận được nhiều cảm tình tốt từ mọi người xung quanh, đây cũng là nền tảng giúp con cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ.
2. Chia sẻ, đồng cảm
Lợi ích của việc chia sẻ với mọi người xung quanh khó có thể đo đếm được. Biết cách sẻ chia, đồng cảm với mọi người sẽ giúp 1 đứa trẻ lớn lên trong tình thương yêu và là tiền đề trở thành 1 người có lòng vị tha và nhân ái trong tương lai.
Cha mẹ nên là tấm gương tốt cho con noi theo, để trẻ học được cách cảm nhận niềm vui sau mỗi lần giúp đỡ, chia sẻ với người khác.
3. Tinh thần trách nhiệm
Mỗi người khi gánh 1 trách nhiệm nào đó trên vai đều có động lực để cố gắng hơn, trẻ em cũng vậy. Trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên đã có thể giúp đỡ cha mẹ được việc nhà hoặc đơn giản là tự dọn dẹp đồ chơi của mình. Điều này giúp trẻ cảm thấy mình là 1 thành viên quan trọng trong gia đình và nuôi dưỡng sự tự tin nhiều hơn mỗi ngày. 1 đứa trẻ tự tin, có trách nhiệm với bản thân và gia đình, xã hội hẳn là những người cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ.
4. Vươn tới thành công, chấp nhận thất bại
Ngay cả người lớn cũng hiếm khi gặt hái được thành công ngay từ lần thử nghiệm đầu tiên. Vì vậy, cha mẹ hãy khuyến khích con làm những việc mới mẻ mà không phải chịu nhiều áp lực về thành-bại.
Cha mẹ nên giúp con hiểu được, để thành công thì không được phép sợ thất bại. Thực hành nhiều lần để từ đó rút ra kinh nghiệm chính là chìa khóa của thành công. 1 đứa trẻ xác định được đam mê và không ngần ngại theo đuổi nó chính là 1 phần của hạnh phúc, điều này không phải ai cũng có được.
5. Bản thân cha mẹ hạnh phúc
Trẻ em thừa hưởng phần lớn mọi thứ từ cha mẹ: thói quen, lối sống, tình cảm,... Bởi vậy, cha mẹ hạnh phúc, luôn luôn vui vẻ sẽ khiến con cái hướng đến 1 cuộc sống tương tự như vậy. Bởi vậy, người lớn đừng nghĩ rằng mình phải hy sinh và giành những điều tốt đẹp cho con, thay vào đó nên tự chăm sóc bản thân, theo đuổi những sở thích, thư giãn và truyền cảm hứng đó sang con.
6. Khen ngợi đúng lúc
Cha mẹ nên khen ngợi con trẻ vì sự nỗ lực, khả năng sáng tạo, tính kiên trì hơn là những thành tích đạt được. Tương tự, không nên phê phán con sau mỗi sai lầm và thất bại, đặc biệt tối kỵ làm điều này trước mặt người để tránh làm tổn thương lòng tự trọng của con.
Nhận được lời khen ngợi của cha mẹ chính là động lực giúp con nỗ lực phấn đấu và cố gắng.
7. Kết nối con với gia đình, bạn bè và những người xung quanh
Cha mẹ nên là cầu nối giúp con kết nối, gắn kết với bạn bè, gia đình, hàng xóm,... Điều này đặc biệt cần thiết với trẻ có tính hướng nội, giúp con dễ dàng được thấu hiểu, yêu thương và chia sẻ hơn.
Trẻ nhỏ khi có thể bày tỏ, bộc lộ được cảm xúc dù là tích cực hay tiêu cực đều dễ dàng đón nhận hạnh phúc hơn là phải tự vượt qua nó 1 mình.
Theo Danviet
Dạy con mà ở chung với bố mẹ chồng, con không hư mới gọi là lạ Những tháng ngày còn son rỗi, chưa có con cái, tôi cảm thấy gia đình chồng cũng là nơi tốt, là nơi tôi có thể giãi bày, có thể sống vui vẻ thoải mái được. Mỗi ngày, tôi phải đối diện với cơn ác mộng &'sống chung với nhà chồng', không chỉ mẹ chồng mà là cả nhà chồng. Tôi cảm thấy mệt...