Bất ngờ tìm thấy cá thể Sao la sắp tuyệt chủng
Ước tính ban đầu có khoảng 500 cá thể Sao La dọc 6 tỉnh trên dãy Trường Sơn nhưng đến nay đã gần như không còn thấy xuất hiện.
Ngày 2/3, ông Lê Thanh Tịnh – Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình cho biết, lực lượng nghiên cứu khoa học vừa bất ngờ thu được hình ảnh nghi là của cá thể Sao la- loài động vật cực kỳ quý hiếm, đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng ở Việt Nam, theo VnExpress.
Hình ảnh cá thể nghi là Sao la trong rừng di sản Phong Nha. Ảnh: VnExpress
Giới nghiên cứu đã thực hiện quá trình bẫy ảnh và chụp được cá thể nghi là Sao la này tại vùng lõi – khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng hôm 9/2/2019.
Qua quan sát các đặc điểm trên ảnh và so sánh với đặc điểm nhận dạng của loài này, PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng – Ủy viên Hội đồng Khoa học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, một trong những chuyên gia hàng đầu về động vật rừng của Việt Nam và riêng về Sao la – đã khẳng định rằng, 90% các dấu hiệu từ hình ảnh thu được là loài Sao la.
Sao la – loài động vật cực kỳ quý hiếm, được xem là đại diện tiêu biểu nhất cho đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Video đang HOT
Trong một hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức hồi tháng 4/2012, PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng đã thông tin rằng, tập quán sống của Sao la trong môi trường tự nhiên là hình thành các nhóm nhỏ dưới 10 cá thể, sống rải rác và cách xa nhau.
Ghi nhận được Sao la có dấu vết cư trú tại 6 tỉnh trên dãy Trường Sơn (từ Nghệ An – Quảng Nam). “Dẫu vậy, sau 20 năm (1992 – 2012) nghiên cứu và bảo tồn, tình trạng các quần thể Sao la có xu hướng ngày một rất xấu đi.
Khảo sát khắp Trường Sơn ban đầu có khoảng 500 cá thể, nhưng 20 năm sau, số lượng Sao la ở Việt Nam chỉ còn hơn 160 cá thể.
‘Tại Vũ Quang (Hà Tĩnh) từ tình trạng này, 10 năm nữa (2022), loài Sao la bị tuyệt chủng là điều được dự báo” – Pháp luật Việt Nam dẫn lời ông Đặng lo ngại.
Một trong những người đầu tiên nghiên cứu và công bố loài Sao la vào năm 1992 – ông Vũ Văn Dũng (nguyên cán bộ của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, Bộ NN-PTNT), nhận định rằng: “Bây giờ rừng Trường Sơn ở khu vực Nghệ – Tĩnh đã chẳng còn một con Sao la nào nữa. Theo tôi là thế, bởi hơn 10 năm rồi chưa phát hiện thêm được dấu vết nào”.
Sao la trong rừng Trường Sơn qua bẫy ảnh. Ảnh: WWF
Sao la có tên khoa học Pseudoryx nghetinhensis, là loài cực kỳ nguy cấp, quý hiếm trên thế giới, được các nhà khoa học mệnh danh ‘Kỳ lân châu Á’; sống chủ yếu gần nơi có suối ở độ cao 200 – 600 m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn. Vào mùa đông, Sao la sẽ di cư xuống những vùng đất thấp hơn để tránh rét.
Loài này được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5/1992, trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp (cũ) và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh). Cũng trong năm 1992, các nhà khoa học phát hiện thêm 20 con Sao la.
Cúc Phương
Theo netnews.vn
Gặp "người cây" ở Ấn Độ: Trồng hơn 5 triệu cây xanh để đối phó với bi kịch cuộc đời
Vishweshwar Dutt Saklani trút hơi thở cuối cùng vào ngày 18/1/2019 nhưng sẽ sống mãi trong lòng người dân quê hương ông như "Người Cây của Uttarakkhan" - một nhà bảo tồn tận tâm đã trồng hơn 5 triệu cây và biến quê hương cằn cỗi một thời của mình thành khu rừng tươi tốt.
Saklani sinh thời rất yêu cây. Ông đã trồng cây con đầu tiên trong đời mình vào lúc 8 tuổi, dưới sự hướng dẫn của người chú và duy trì công việc này cho đến 7 thập kỷ sau của đời mình, cho đến khi ông mất thị lực và không thể chống lại sự khắc nghiệt của tuổi già. Thời điểm đó, những khu đồi từng là đồi trọc quanh ngôi làng Pujargaon của ông đã trở thành một khu rừng tươi tốt.
Tình yêu dành cho cây của Saklani được nhiều người biết đến, ông thường gọi những cái cây là "con" của mình hay "những người bạn đồng hành gần gũi nhất", song ít ai biết rằng nhà bảo tồn trồng đến hàng triệu cái cây để đối mặt với những bi kịch trong đời sống riêng tư.
Một người thân của Saklani kể lại, khi anh trai ông - Nagendra Dutt Saklani, một lãnh đạo Cộng sản kỳ cựu, qua đời, Người cây bắt đầu biến mất trong rừng mỗi sáng và dành cả ngày để trồng cây.
Sau đó, vào năm 1958, người vợ đầu tiên của ông qua đời. Một lần nữa ông bắt đầu dành nhiều thời gian hơn một mình, trồng cây để đối phó với nỗi đau. Cả đời mình, Saklani đã dành để trồng rừng như cách ông tưởng nhớ đến anh trai và người vợ quá cố.
"Người cây của Uttarakkhan" đã trồng khoảng 5 triệu cây, bao gồm đỗ quyên, burans, semal, bhimal, cây ổi, và loài cây ông luôn yêu thích - cây sồi Himalaya. Người dân trong làng và những vùng lân cận bắt đầu yêu mến ông vì điều đó, dù ban đầu không hẳn được như vậy. Ban đầu, dân làng phản đối thậm chí đánh đuổi ông vì cho rằng ông đang lấn chiếm đất chung và các quan chức của bộ lâm nghiệp còn tập hợp hồ sơ chống lại ông. Nhưng Saklani không bỏ cuộc. Ông tiếp tục trồng những cây mà ông rất yêu thích và cuối cùng tòa án cũng ra phán quyết rằng trồng cây không phải là tội ác.
Vishweshwar tiếp tục mở rộng rừng cho đến 10 năm trước, khi ông mất thị lực. Thời điểm đó, ông đã trồng được 5 triệu cây phủ 120 hecta rừng.
"Cha tôi đã bắt đầu từ một cây con khi còn là một đứa trẻ, ông mất thị lực 10 năm trước do chứng bệnh gọi là xuất huyết mắt từ bụi và bùn do trồng cây non", con trai của Người cây cho biết trên India Express.
Năm 1986, Saklani được trao tặng giải thưởng Indira Pritadarshani vì những nỗ lực không ngừng trong việc bảo vệ môi trường, ông cũng nhận rất nhiều giải thưởng và được vinh danh nhiều lần sau đó.
Cùng thời điểm mất thị lực, Vishweshwar Dutt Saklani gặp cú sốc khi đám lửa cháy dữ dội đã thiêu đốt phần rộng rừng cây của ông thành tro. Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn lửa của cộng đồng địa phương, rừng cây của ông vẫn bị phá huỷ rất nhiều. Dẫu vậy, Người cây tin rằng những cái cây sẽ mọc trở lại khi mưa đến.
Vishweshwar Dutt Saklani mất ở tuổi 96 nhưng linh hồn ông vẫn còn mãi nơi rừng cây ông đã trồng.
Huyền Anh
Theo dantri.com.vn
2 hội nghị lịch sử và chuyện biến điều thành cây "đẻ" ra tỷ đô Vốn chỉ là một trong nhiều loại cây được khuyến cáo trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc, đến nay, điều đã là một cây trồng chủ lực ở nhiều tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, với giá trị XK đạt trên 3,6 tỷ USD vào năm 2017. Theo các chuyên gia ngành điều, sự thay đổi...