Bất ngờ phát hiện xương sườn mọc ở cổ
Người phụ nữ 22 tuổi đau nhức vùng cổ vai phải, cảm giác tê tay tăng lên khi vận động. Đi khám, chị bất ngờ được chẩn đoán mắc hội chứng mọc xương sườn ở cổ.
Bệnh nhân là chị V.T.T, 22 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ngày 11/12 trong tình trạng đau nhức vùng cổ vai phải và tay bên phải, vùng hố thượng đòn có khối u nhỏ đường kính 2,5 cm.
Thăm khám tại chỗ khối u, kết hợp kết quả chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ, thầy thuốc phát hiện mỏm gai bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ.
“Đây là nguyên nhân chèn vào động mạch dưới đòn, động mạch đốt sống và đám rối thần kinh cánh tay phải, gây ra các triệu chứng kể trên”, bác sĩ chuyên khoa II Vi Hồng Đức, Trưởng khoa Ngoại thần kinh – Lồng ngực, Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ.
Theo vị bác sĩ, bệnh này thường gọi là bệnh sườn cổ 7 và khá hiếm gặp. Đến nay, các nghiên cứu cũng chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng mọc xương sườn ở cổ này.
Hình ảnh khối xương bất thường của bệnh nhân T. Ảnh: BVCC
Theo cấu tạo giải phẫu bình thường ở người, có 12 đôi xương sườn lần lượt khớp với đốt sống ngực ở phía sau, vòng quanh lồng ngực và khớp với xương ức ở phía trước bên, tạo thành khung bảo vệ tim và phổi và tham gia vào các hoạt động hô hấp. Riêng các đốt sống vùng cổ thì không khớp với xương sườn.
Trường hợp bệnh nhân T., do mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ chèn ép vào mạch máu thần kinh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu gây đau, teo cơ, liệt tay.
Bệnh nhân được các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh – Lồng ngực phẫu thuật cắt bỏ khối xương bất thường này, trở thành ca đầu tiên thực hiện tại bệnh viện này. Đây là phẫu thuật khá khó ở vùng nền cổ, phải phẫu tích để tách các mạch máu lớn và các dây thần kinh rất quan trọng đi qua.
Sau một giờ, toàn bộ xương dị dạng được cắt bỏ, bệnh nhân ổn định sức khỏe, không còn biểu hiện chèn ép mạch máu, thần kinh, vận động tay phải bình thường.
Những loại thực phẩm tốt cho phổi bạn nên biết
Để có lá phổi tốt, ngoài luyện tập thể dục thể thao, bạn có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm tốt cho phổi trong bữa ăn hàng ngày.
Video đang HOT
Phổi là cơ quan nằm bên trong lồng ngực, có chức năng chính là trao đổi khí của cơ thể và môi trường bên ngoài, chịu trách nhiệm về hô hấp và giúp các tế bào duy trì hoạt động sống.
Lá phổi của chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ môi trường bên ngoài nên thường rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus. Khi phổi có vấn đề, các triệu chứng ở người bệnh sẽ xuất hiện tùy thuộc vào mức độ như ho khan, ho có đờm, tức ngực, khó thở.
Để đảm bảo phổi khỏe mạnh, tránh được các bệnh lý nguy hiểm đến phối ngoài luyện tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thì bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt cho phổi.
Website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chia sẻ một số loại thực phẩm tốt cho phổi, các bạn có thể tham khảo để đưa vào thực đơn hàng ngày.
Các loại thực phẩm tốt cho phổi
Rau họ cải
Những loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải chứa chất oxy hóa nên sẽ giúp cho cơ thể loại bỏ độc tố và các gốc tự do. Bạn có thể bổ sung các loại rau này vào thực đơn hàng ngày để giúp lá phổi khỏe mạnh.
Thực phẩm chứa carotene
Carotene là chất oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa những tác động gây ung thư phổi. Carotene đặc biệt có nhiều trong các loại rau quả có màu cam hoặc đỏ. Cà rốt chính là sự lựa chọn tuyệt vời có thể giúp bảo vệ lá phổi của bạn.
Thực phẩm chứa axit béo Omega-3 rất tốt cho phổi. (Ảnh minh hoạ)
Thực phẩm chứa axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 rất có lợi đối với sức khỏe. Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3 có thể kể đến như: Cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ,...), các loại hạt (hạt óc chó, hạnh nhân,..) đều có thể thêm vào thực đơn hàng ngày để giúp bảo vệ lá phổi luôn khỏe mạnh.
Thực phẩm chứa folate (vitamin B9)
Những thực phẩm chứa folate rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh về ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Những loại thực phẩm tốt cho phổi, giàu folate có thể bổ sung hàng ngày chính là rau chân vịt, măng tây, củ cải và đậu lăng.
Tỏi
Trong tỏi chứa hàm lượng allicin cao, tác dụng giảm viêm, chống nhiễm trùng và phá bỏ các gốc tự do để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở phổi. Có thể khẳng định tỏi là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh phổi mà ai cũng có thể dùng.
Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng với cơ thể. Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa lượng vitamin C như kiwi, ớt chuông xanh và ớt chuông đỏ đỏ, cam, chanh, bưởi, nước ép rau củ, cà chua, dứa, xoài, dưa hấu sẽ giúp cho phổi của bạn vận chuyển oxy đến toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Quả họ dâu
Các loại quả họ dâu là thực phẩm tốt cho phổi, bởi nó chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, polyphenol anthocyanin, beta-carotene, lutein và zeaxanthin. Các chất chống oxy hóa này sẽ giúp bảo vệ phổi khỏi dịch bệnh, nhiễm trùng và giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Táo là một trong những loại thực phẩm tốt cho phổi bởi nó có chứa các vi chất và vitamin giúp duy trì chức năng hô hấp, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về phổi.
Các loại rau củ giàu vitamin C là một lựa chọn tốt cho lá phổi. (Ảnh minh hoạ)
Các chức năng kháng viêm có trong gừng và nghệ sẽ lọc những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi, bổ sung lượng lớn curcumin để loại bỏ các tế bào ung thư.
Bưởi
Theo nghiên cứu, những khoáng chất và vitamin trong quả bưởi rất tốt trong việc đẩy lùi các tế bào ung thư ở phổi, đồng thời hạn chế được diễn biến xấu của bệnh.
Nước
Nước có thể giúp làm tăng lưu thông máu tới các cơ quan ở cơ thể, trong đó có phổi. Uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ những độc tố và bảo vệ lá phổi luôn khỏe mạnh.
Lựu
Trong quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, những chất dinh dưỡng trong lựu có thể làm chậm quá trình phát triển của khối u phổi ở người bệnh.
Thực phẩm chứa magie
Magie là 1 loại khoáng chất thường được các bác sĩ đề nghị bổ sung cho người mắc bệnh lý ở phổi. Nguyên nhân là bởi nó có thể giúp tăng dung tích phổi và tăng hiệu quả của quá trình hô hấp.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết những loại thực phẩm nào tốt cho phổi rồi phải không. Hãy thêm nó ngay vào thực đơn để có một lá phổi khoẻ mạnh nhé.
Những thói quen xấu khiến bạn mắc thoái hóa cột sống cổ Thoái hóa cột sống cổ là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ là người từ 40 đến 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang dần trẻ hóa có người ở độ tuổi 25-30....