Bất ngờ lý giải chuyện người Nhật luôn đặt khăn trên đầu khi tắm
Khi tắm, người Nhật luôn đội một chiếc khăn tắm trên đầu. Trên thực tế, chiếc khăn này không phải một vật trang trí, không phải để làm gọn tóc, đằng sau nó là một sự thật thú vị.
Rất nhiều người thích tắm bồn, tắm suối nước nóng, ngâm mình dưới làn nước nóng để chấm dứt sự mệt mỏi, tích tụ một ngày dài. Trong nhiều bộ phim Nhật Bản, mọi người thường thấy, khi người Nhật tắm, họ luôn đặt một chiếc khăn ẩm trên đầu. Vậy chiếc khăn này có tác dụng gì?
Văn hóa tắm nước nóng ở Nhật Bản đã có lịch sử lâu đời. Nó không chỉ làm giảm căng thẳng, thúc đẩy lưu thông máu, còn giúp da căng bóng, láng mịn hơn.
Đặc biệt, khi tắm, người Nhật luôn đội một chiếc khăn tắm trên đầu. Trên thực tế, chiếc khăn này không phải một vật trang trí, không phải để làm gọn tóc, đằng sau nó là một sự thật thú vị.
Trước hết, chiếc khăn này nhất định phải ẩm ướt, mục đích ngăn ngừa xuất huyết não. Khi xuống bể nước nóng, cơ thể ngay lập tức cảm nhận được sự chênh lệch nhiệt độ. Máu sẽ được bơm lên khu vực đầu nhiều, có thể khiến sung huyết não, gây xuất huyết. Đặt một chiếc khăn ướt trên đầu có thể giúp hạ nhiệt độ, từ đó giải trừ những trường hợp rủi ro.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, khi ngâm mình lâu trong bể nước nóng, bạn có thể sẽ bị choáng váng và chóng mặt khi đứng dậy. Điều này do phần thân dưới được giải phóng khỏi áp lực nước, máu nhanh chóng di chuyển từ đầu đến bàn chân. Đặt một chiếc khăn ướt trên đầu và từ từ đứng dậy, sẽ giảm thiểu được những tai nạn không đáng có.
Tuy nhiên, nếu ngâm mình trong nước nóng vào mùa đông thì bắt buộc phải sử dụng chiếc khăn nhúng qua nước nóng để tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.
Kiều Dụ
Theo CNT
Cụ bà bật ngửa vỡ mạch máu não ngay trước mặt bác sĩ
Bác sĩ đang thực hiện các bước khám sức khỏe tổng quát thì cụ bà đột ngột lên cơn đau đầu dữ dội. Các kết quả kiểm tra hình ảnh phát hiện bệnh nhân bị vỡ túi phình động mạch não, nguy kịch tính mạng.
Đó là trường hợp cụ P.T.S. (77 tuổi ngụ tại quận Bình Tân, TPHCM) có các bệnh lý nền tăng huyết áp, Block AV độ III đã đặt máy tạo nhịp... được gia đình đưa đi khám tổng quát tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Khi bác sĩ đang thực hiện các bước thăm khám thì bà đột ngột đau đầu dữ dội, huyết áp tăng cao 220/120mmHg. Ngay lập tức bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu.
Kết quả chụp DSA cho thấy túi phình động mạch cảnh trong bên trái
Tại đây, các bác sĩ khám, cho làm xét nghiệm, chụp CT-Scan sọ não có bơm thuốc cản quang, phát hiện bà S. bị xuất huyết dưới nhện nghi do vỡ túi phình động mạch não. Xác định bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch tính mạng, bệnh viện đã hội chẩn và chỉ định thực hiện can thiệp nội mạch bít túi phình để ngăn chặn xuất huyết não tiếp diễn.
Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành chụp mạch máu não, phát hiện túi phình động mạch cảnh trong bên trái kích thước 3,5x3cm. Ê kíp can thiệp quyết định xử trí bằng phương pháp thả coil (vật liệu gây bít túi phình) và sau đó đặt 1 stent để chẹn cổ túi phình.
Ngay sau can thiệp, cụ S. phục hồi tri giác tốt. Bác sĩ tiến hành đánh giá lại qua CT-Scan sọ não sau 24 giờ cho thấy bệnh nhân đã ngưng chảy máu hoàn toàn trong não. Sau 3 ngày theo dõi và điều trị, sức khỏe phục hồi gần như hoàn toàn.
BS Phan Quốc Dũng, Đơn vị Đột quỵ - Can thiệp Thần kinh cho biết: "Đây là một trường hợp khó, túi phình nằm ở vị trí động mạch cảnh trong phức tạp, cổ túi phình lớn. Sau khi đặt coil chúng tôi buộc phải đặt stent chèn cổ túi phình cho người bệnh. Người bệnh khá lớn tuổi, lại mắc nhiều bệnh kèm phức tạp: Tăng huyết áp, Block AV độ III đã đặt máy tạo nhịp... làm tăng nguy cơ khi can thiệp. Bệnh nhân đã may mắn khi tình trạng vỡ túi phình xảy ra ngay trong bệnh viện, được phát hiện sớm, xử lý kịp thời."
Người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh sau khi can thiệp
Xuất huyết dưới nhện là tình trạng chảy máu vào khoang dưới nhện của não. Đây là một thể thường gặp trong các bệnh mạch máu não, chiếm tỷ lệ từ 5% đến 7% là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong trong các bệnh lý liên quan đến mạch máu não.
Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng đột quỵ nói chung, cần nhanh chóng gọi số Cấp cứu 115 hoặc số điện thoại cấp cứu các bệnh viện có chuyên khoa đột quỵ để được hỗ trợ. Tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp dân gian như chích máu, bấm huyệt, lay giật người bệnh... làm mất đi "thời gian vàng".
Hầu hết bệnh nhân phình động mạch não không có triệu chứng, thường chỉ phát hiện tình cờ hoặc khi đã có biến chứng vỡ phình. Một số dấu hiệu phình động mạch não có thể gặp là đau đầu, giảm thị lực, liệt dây thần kinh sọ do khối phình chèn ép. Khi vỡ túi phình động mạch não, bệnh nhân thường có biểu hiện: đau đầu rất dữ dội đột ngột, nôn, buồn nôn, gáy cứng, có thể suy giảm ý thức, hôn mê... khoảng 10% đến 15% bệnh nhân chết trước khi đến bệnh viện.
Các nghiên cứu y học đã chứng minh những nhóm bệnh nhân có hội chứng Ehler- Danlos, bệnh thận đa nang, cường Aldosteron có tính chất gia đình typ 1, hội chứng Moyamoya, gia đình có người mắc bệnh thường đối mặt với nguy cơ cao bị phình động mạch não. Ngoài ra, các đối tượng bị tăng huyết áp, hút thuốc lá, thiếu hụt estrogen ở nữ, hẹp eo động mạch chủ là nhóm nguy cơ bị phình động mạch não cao.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cụ bà 77 tuổi suýt nguy kịch vì vỡ túi phình động mạch não Đang đi khám sức khỏe tổng quát, cụ bà 77 tuổi đột ngột đau đầu dữ dội, huyết áp tăng cao. Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết vừa cấp cứu và điều trị thành công cho bà P.T.S (77 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TPHCM) bị xuất huyết não do vỡ túi phình...