Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả
Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên…
Lá vối, nụ vối từ rất lâu rồi vối được dùng làm trà để uống. Các bộ phận như vỏ thân, lá, nụ của cây vối đều được làm thuốc chữa bệnh. Mặc dù không có chức năng thay thế cho thuốc chữa bệnh nhưng dược liệu này có hiệu quả nhất định trong việc chăm sóc sức khỏe người dùng.
Ảnh minh họa
Lá vối có công dụng gì cho sức khỏe?
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trong nụ vối có các hợp chất flavonoid rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.
Hỗ trợ điều trị gout
Nhờ công dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ, giúp giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc nên lá vối được coi là vị cứu tinh với những bệnh nhân mắc bệnh gout.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do chế độ ăn uống có nhiều chất béo, ngọt gây ứ đọng axit uric. Mặt khác hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết, đào thải không tốt khiến cho uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng nóng, đỏ, đau khớp.
Hỗ trợ thải độc gan, mỡ máu
Một trong những tác dụng của lá vối là có thể giúp chữa bệnh gan nhiễm mỡ. Lý do là vì trong lá vối có chứa hoạt chất tanin và các vitamin có tác dụng giải độc gan hiệu quả, từ đó giúp ngăn ngừa mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể có trong lá vối còn giúp giảm mỡ máu hiệu quả.
Giúp đào thải độc tố
Video đang HOT
Sau những giờ lao động mệt mỏi, bạn uống một bát nước nấu từ lá vối sẽ cảm thấy đỡ mệt và hết khát. Bởi vì ngoài nước trắng, cơ thể còn được cung cấp một lượng muối khoáng và vitamin cần thiết có trong lá vối.
Ngoài ra, uống nước lá vối còn có tác dụng làm mát cơ thể và rất lợi tiểu nên giúp đào thải các độc tố trong cơ thể qua đường tiết niệu hiệu quả.
4 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ lá vối
Ảnh minh họa
Hỗ trợ điều trị tăng mỡ máu, tiểu đường
Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Uống thường xuyên sẽ cho kết quả điều trị tốt.
Hoặc dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo), chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho người bệnh mỡ máu cao.
Chữa tiêu chảy
Lấy khoảng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 2 – 3 ngày.
Chữa suy nhược cơ thể
Lấy khoảng 16g lá vối, 8h cam thảo, 16g trần bì ( vỏ quýt khô ) tán thành bột mịt, sau đó thêm vào 3 lát gừng tươi rồi đem tất cả đi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Chữa suy nhược cơ thể
Lấy khoảng 16g lá vối, 8h cam thảo, 16g trần bì ( vỏ quýt khô ) tán thành bột mịt, sau đó thêm vào 3 lát gừng tươi rồi đem tất cả đi sắc lấy nước uống hàng ngày.
4 lưu ý khi sử dụng nước lá vối
- Không uống nước vối khi đói, vì lá vối có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột do đó, uống khi đói sẽ khiến bụng cồn cào khó chịu.
- Sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng kéo dài lá vối tươi có thể ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể, hao huyết.
- Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, phụ nữ có thai không nên dùng nước vối quá nhiều, quá đặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bài tiết.
- Những người đang điều trị bệnh, sử dụng thuốc tây y, thuốc nam, người có thể trạng gây yếu không nên uống nước lá vối, vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc đang sử dụng. Nếu muốn sử dụng lá vối làm nước uống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Loại gia vị quà vặt tuổi thơ của nhiều người lại là 'thần dược' giảm mỡ máu
Đây là loại gia vị bổ dưỡng có thể thêm vào nhiều món ăn và còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu cao, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Quế là loại gia vị bổ dưỡng có thể thêm vào nhiều món ăn và còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu cao, được các chuyên gia chuyên dinh dưỡng khuyên dùng.
Mỡ máu cao gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não với tỷ lệ tử vong rất cao.
Cây quế được xem là 1 trong 4 vị thuốc quý.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều trường hợp tăng mỡ trong máu là do chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất béo có hại.
Theo phân tích, khi có quá nhiều chất béo mà cơ thể không kịp đào thải hay chuyển hóa, chúng sẽ làm tăng lượng mỡ dư thừa.
Lượng mỡ máu tích tụ lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như gan, tim, thận... Nguy hiểm hơn, nếu mỡ tích tụ thành các mảng xơ vữa động mạch sẽ dễ dẫn tới tai biến.
Theo y học hiện đại, cây quế chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Quế có thể kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp giảm căng thẳng thần kinh và chứng suy giảm trí nhớ.
Một số nghiên cứu cho thấy, chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Do vậy, ăn quế là cách bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm lượng đường trong máu.
Cây quế được sử dụng nhiều trong các món ăn của gia đình Việt.
Theo Eatingwell, quế là loại gia vị số 1 dành cho người có lượng cholesterol cao. Một phần vì cholesterol cao thường liên quan đến lượng đường huyết cao, và quế đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Quế cũng chứa các đặc tính chống viêm và sử dụng nó như một chất thay thế cho chất béo, đường và muối là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim.
Đáng chú ý, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến quế và cholesterol đều được nghiên cứu bằng cách sử dụng chất bổ sung quế ở những người mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Liều lượng dao động từ khoảng 1.500 miligam đến 6 gram mỗi ngày, với khuyến nghị tiêu chuẩn là khoảng 1.500 mg đến 4 gram mỗi ngày (3/4 đến 2 thìa cà phê). Liều lượng lớn hơn (trên 1.500 mg mỗi ngày) sẽ mang lại tác dụng có lợi hơn đối với HDL (cholesterol tốt).
Trong số 15 nghiên cứu, có 1.020 người tham gia mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, với thời gian theo dõi từ 40 ngày đến tối đa 4 tháng. So với giả dược, nhóm dùng quế đã giảm được mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính.
Có thể nói, chất lượng chế độ ăn uống rất quan trọng để giảm cholesterol. Ngoài gia vị quế ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi, nghệ và gừng đặc biệt có hiệu quả giảm cholesterol khi ăn thường xuyên. Nếu duy trì thói quen ăn một tép tỏi mỗi ngày trong vòng 3 tháng thì lượng cholesterol toàn phần có thể giảm đến 9%.
Bên cạnh đó, rau củ quả là những thành phần tự nhiên giúp giảm nồng độ cholesterol. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa cholesterol LDL khỏi oxy hóa và hình thành các mảng bám trong động mạch.
Khi tìm hiểu vấn đề ăn gì giảm mỡ máu, nhiều người thường có xu hướng loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng có hại. Chúng ta nên giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat).
Các nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn.
Thay vào đó, người mắc bệnh mỡ máu cao nên chuyển sang các loại chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa đa (omega-3 và omega-6) thường có trong các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, cá trích...
Trong khi đó, nguồn chất béo bão hòa đơn lại có nhiều trong trái bơ và hầu như tất cả các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu canola, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu hạt lanh... Đồng thời, kết hợp tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Cẩn trọng với thuốc trị tiểu đường trôi nổi chứa chất cấm gây hại Theo các bác sĩ, Phenformin là loại thuốc chữa đái tháo đường cũ, vì độc tính rất cao, gây tử vong cho nhiều người nên thế giới đã thu hồi và cấm sử dụng từ những năm 1970. Bệnh nhân là nam giới 61 (Hà Nội), mắc bệnh đái tháo đường từ nhiều năm trước, đã tự ý mua thuốc y học cổ...