Bất ngờ loại hải sản có thể lấy vỏ làm ‘vũ khí’ bảo vệ môi trường – Việt Nam đang là ‘vua xuất khẩu’
Nếu bạn cho rằng loại hải sản quá phổ biến này chỉ để ăn thân rồi bỏ vỏ thì thật lãng phí. Một nghiên cứu mới cho thấy tiềm năng rất lớn của thứ mà chúng ta đang bỏ đi này.
Biến vỏ tôm thành “vũ khí” bảo vệ môi trường
Một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Nottingham, vương quốc Anh, gần đây đã chế tạo thành công một loại túi sinh học được làm từ vỏ tôm. Quy trình khá đơn giản là vỏ tôm sau khi được làm sạch, xử lý hóa học sẽ phơi khô để trở thành một màng nhựa mỏng; lớp màng nhựa này sau đó được chế tạo thành những túi nhựa bền tương đương túi nilon thông thường mà lại an toàn với động vật biển nếu ăn phải.
Các nhà khoa học người Anh đã chế tạo thành công một loại túi sinh học được làm từ vỏ tôm. (Ảnh: The Week)
Và chất tạo thành từ vỏ tôm được gọi là màng chitosan, một loại polymer sinh học có thể phân hủy hoàn toàn trong thời gian ngắn mà không gây ô nhiễm môi trường.
Theo nhóm nghiên cứu, cứ khoảng 1kg vỏ tôm có thể tạo ra 15 chiếc túi tự phân hủy sinh học.
TS. Nicola Everitt, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích: “ử dụng polymer sinh học chiết xuất từ vỏ tôm dễ hân hủy để sản xuất túi thay cho túi nilon sẽ gó phần giảm thiểu phát thải khí cacbon, cũng như giảm khối lượng chất thải thực phẩm và bao bì tích tụ trên các đường phố hoặc tại các bãi chôn lấp chất thải bất hợp pháp.”
Sử dụng túi sinh học làm từ vỏ tôm có thể giúp góp phần bảo vệ môi trường. (Ảnh: The Week)
“Ngoài mục đích biến rác thải từ vỏ tôm thành sản hẩm hữu ích, dự án còn góp phần giảm thải lượng túi nilon được sử dụng và tích tụ ra môi trường gây những tác hại xấu cho môi trường sinh thái cũng như là cư dân địa phương.” – Everitt cho biết thêm.
Hiện nay, dự án này đã được triển khai tại Ai Cập, nơi hoạt động quản lý chất thải đang là một trong những thách thức lớn nhất của đất nước này. Dự án này cũng được xác định là ưu tiên cấp quốc gia. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng trong vòng 10-15 năm tới, các sản phẩm nhựa sinh học làm từ vỏ tôm có thể được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Túi nhựa sinh học làm từ màng chitosan tạo ra từ tôm có thể thay thế túi nylon làm từ dầu mỏ. (Ảnh: The Week)
Video đang HOT
Cùng với đó, túi nhựa sinh học làm từ màng chitosan tạo ra từ tôm có thể thay thế cơ bản túi nylon làm từ dầu mỏ và trở thành vũ khí giúp bảo vệ môi trường.
Vậy màng chitosan có ưu điểm nổi trội gì mà các nhà khoa học kỳ vọng nó có thể cứu được tương lai của Trái đất?
Màng chitosan – Nguyên liệu của tương lai
Màng chitosan được tạo ra từ phản ứng Ndeacetyl hóa chitin trong vỏ của các loài giáp xác và côn trùng trong môi trường dung dịch kiềm NaOH (hay còn gọi là quá trình khử acetyl của chitin). Độ deacetyl hóa được sử dụng để phân biệt chitin và chitosan. Khi độ deacetyl hóa của chitin lớn hơn hoặc bằng 50% (phụ thuộc vào nguồn gốc của polymer), nó trở nên tan trong môi trường acid và được gọi là chitosan.
Màng chitosan có rất nhiều ưu điểm nổi trội so với vật liệu làm từ nhựa PET. (Ảnh: The Week)
Màng chitosan và các dẫn xuất của chúng đều có tính kháng khuẩn, như ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn như E.Coli, diệt được một số loại nấm hại và có tác dụng tốt trong bảo quản các loại rau quả có vỏ cứng bên ngoài.
Theo tiến sĩ Everitt, khi so sánh với các tính chất khác của loại vật liệu nhựa PET – loại nhựa dẻo công nghiệp thường được dùng để sản xuất bao bì, túi nilon, chai, lọ, hộp đựng đồ ăn… thì chất liệu mới này có khả năng chống thấm khí tốt hơn nên việc bảo quản đồ ăn sẽ được lâu hơn. “Chất liệu mà chúng tôi tạo ra cho thấy nó có khả năng chống thấm khí oxy tốt hơn khoảng 67% so với chất liệu nhựa PET, vì vậy trên lý thuyết thì chất liệu này có thể giữ được vị tươi ngon của thực phẩm lâu hơn”.
Trên lý thuyết thì túi làm từ màng chitosan có thể giữ được vị tươi ngon của thực phẩm lâu hơn. (Ảnh: The Week)
Từ những ưu điểm này, có thể thấy, các chế phẩm túi và hộp nhựa từ vỏ tôm chính là một giải pháp “xanh” để thay thế các sản phẩm làm từ nhựa truyền thống.
Tôm – ‘vua xuất khẩu’ trong ngành thủy hải sản Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn thủy hải sản phong phú và cũng là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, và có thể bạn chưa biết, tôm lại là “át chủ bài”, chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Xuất khẩu tôm ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn bởi đây là nguồn hải sản phong phú ở Việt Nam. (Ảnh: Vietnamplus)
Theo báo Điện tử Chính phủ, báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho thấy, năm 2022, ngành tôm có sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đáng kể. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,1 – 4,2 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2021. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, đồng thời cao hơn các năm 2019 với 3,4 tỷ USD, năm 2020 với 3,7 tỷ USD, năm 2021 với 3,9 tỷ USD. Theo kế hoạch sản xuất tôm năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm phấn đấu đạt trên 4,3 tỷ USD.
Vietnamplus dẫn báo cáo ngành tôm giai đoạn 2016-2021 và dự báo đến năm 2025 của VASEP, phân tích về sản xuất diện tích nuôi tôm cả nước hiện đạt trên 740.000ha; sản lượng đạt trên 900.000 tấn/năm.
Phần lớn tôm xuất khẩu của Việt Nam được chế biến dưới dạng bóc vỏ, bỏ đầu hoặc tôm lột nên phụ phẩm. (Ảnh: Vietnamplus)
Tuy nhiên, phần lớn tôm xuất khẩu của Việt Nam được chế biến dưới dạng bóc vỏ, bỏ đầu hoặc tôm lột nên phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến tôm chủ yếu là đầu, vỏ, mảnh vụn thịt và tôm hỏng. Theo thông tin từ Bộ Công thương, lượng phế phẩm tôm ở Việt Nam ước tính khoảng 325.000 tấn/năm. Theo đà tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến tôm, lượng phụ phẩm tôm có thể lên đến hơn 450.000 tấn vào năm 2025, tương ứng mỗi ngày có hơn 1.000 tấn phụ phẩm bị thải loại khỏi dây chuyền sản xuất. Lượng phụ phẩm khổng lồ này nếu thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Lượng phụ phẩm từ tôm quá lớn, nếu thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ô nhiễm môi trường. (Ảnh: The WeeK)
Ông Phan Thanh Lộc, Tổng Giám đốc VietNam Food chia sẻ. Theo ông, nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm từ tôm có thể đóng góp ít nhất 10% trong giá trị ngành tôm. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp mới chỉ sử dụng được 1 phần trong đó, phần này lại thiếu công nghệ để sản xuất nên không được đầu tư và quan tâm. Hơn nữa, việc mua phụ phẩm đầu, vỏ tôm về chỉ để sản xuất thức ăn gia súc thì hiệu quả kinh tế mang lại không lớn, vì một ký đầu tôm bán thô cho ngành sản xuất thức ăn gia súc chỉ thu được vài ngàn đồng, chưa kể giá lên xuống bấp bênh. Nhưng khi sử dụng vỏ tôm làm nguyên liệu sản xuất túi nhựa phân hủy sinh học, nhựa nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác thì giá bán có thể lên tới 400 – 500 USD/kg.
Khi sử dụng vỏ tôm làm nguyên liệu sản xuất túi nhựa phân hủy sinh học, nhựa nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác thì giá bán có thể lên tới 400 – 500 USD/kg. (Ảnh: The Week)
Như vậy, với lượng phụ phẩm từ tôm thải ra mỗi ngày, nếu Việt Nam tận dụng vỏ tôm để tạo ra các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường có thể vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp đồng thời mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngành tôm.
Thụy Sĩ có nguy cơ phá vỡ truyền thống trung lập do áp lực gửi vũ khí đến Ukraine
Theo hãng tin Reuters ngày 6/2, Thụy Sĩ gần như phá vỡ truyền thống trung lập, khi áp lực chính trị và dư luận công chúng ủng hộ Ukraine buộc chính phủ phải chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Thụy Sĩ tới khu vực có xung đột.
Xe bọc thép của quân đội Thụy Sĩ tham gia cuộc tập trận "Pilum" năm 2022. Ảnh: REUTERS
Những người mua vũ khí của Thụy Sĩ bị cấm tái xuất, một hạn chế mà một số đại diện ngành công nghiệp vũ khí lớn của nước này cho rằng đang gây tổn hại cho thương mại.
Trong khi đó, những lời kêu gọi từ các nước láng giềng châu Âu của Thụy Sĩ cho phép tái xuất vũ khí đến Kiev ngày càng lớn hơn khi cuộc tấn công của Nga ngày càng gia tăng và hai ủy ban an ninh của quốc hội đã khuyến nghị nên nới lỏng các quy tắc cho phù hợp.
"Chúng ta muốn trung lập, nhưng chúng ta là một phần của thế giới phương Tây", Thierry Burkart, lãnh đạo đảng FDP trung hữu, người đã đệ trình kiến nghị lên chính phủ cho phép tái xuất vũ khí sang các nước khác.
Thụy Sĩ trung lập từ năm 1815 và tình trạng này được bảo đảm bởi hiệp ước năm 1907, Theo đó, Thụy Sĩ sẽ không gửi vũ khí trực tiếp hoặc gián tiếp cho các bên tham chiến trong một cuộc xung đột. Nước này áp dụng một lệnh cấm vận riêng về bán vũ khí cho Ukraine và Nga.
Về lý thuyết, các nước thứ ba có thể nộp đơn yêu cầu Thụy Sĩ tái xuất vũ khí của nước này mà họ có trong kho, nhưng hầu như luôn bị Thụy Sĩ từ chối.
"Chúng ta không nên phủ quyết để ngăn chặn những người khác giúp đỡ Ukraine. Các quốc gia khác muốn hỗ trợ Ukraine và làm điều gì đó cho an ninh và ổn định của châu Âu. Họ không thể hiểu tại sao Thụy Sĩ phải nói không", ông Burkart nêu quan điểm.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều cử tri Thụy Sĩ đồng tình với quan điểm trên. Một cuộc khảo sát của tổ chức thăm dò dư luận Sotomo công bố hôm 5/2 cho thấy 55% số người được hỏi ủng hộ việc cho phép tái xuất vũ khí sang Ukraine.
Chính phủ Thụy Sĩ - chịu áp lực từ nước ngoài sau khi từ chối yêu cầu của Đức và Đan Mạch cho phép tái xuất khẩu xe bọc thép và đạn dược cho xe tăng - cho biết họ sẽ không chặn các cuộc thảo luận của Quốc hội.
Người phát ngôn của Bộ Kinh tế, cơ quan giám sát các vấn đề thương mại liên quan đến vũ khí, cho biết Thụy Sĩ tuân thủ khuôn khổ pháp lý hiện có và sẽ giải quyết các đề xuất trong thời gian thích hợp.
Trừng phạt của phương Tây gây 'đau đớn' nhưng không làm tê liệt nền kinh tế Nga Trong khi doanh số bán dầu và khí đốt giảm, doanh thu của Nga lại tăng - đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU. Các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính đối với Moskva đã gây tổn hại cho nền kinh tế Nga, nhưng không nhiều như các cường quốc phương...