Bất ngờ GTNfoods
GTNfoods gây khá nhiều bất ngờ cho nhà đầu tư, cả tích cực lẫn tiêu cực.
Ảnh: vietnamhoinhap.vn
Báo cáo tài chính hợp nhất ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II/2020 của Công ty Cổ phần GTNfoods (GTN) đạt 48,46 tỉ đồng, tăng trưởng tới 109% so với cùng kỳ. Sáu ngày sau đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) lại ra quyết định đưa cổ phiếu công ty này vào diện cảnh báo. Điều gì đang diễn ra tại GTNfoods?
Trong 6 tháng qua, GTNfoods gây khá nhiều bất ngờ cho nhà đầu tư, từ tình hình kinh doanh của các quý trong mùa COVID-19, đến việc thị giá GTN có những nhịp điều chỉnh mạnh và đến hiện tại là thực trạng pháp lý mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Bất chấp việc dịch bệnh bùng phát từ đầu năm 2020 và tái bùng phát trở lại trong tháng 7, tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngành sữa đã phát đi một số tín hiệu đầy lạc quan. Từ những ông lớn đầu ngành như Vinamilk hay các tân binh mới như Công ty Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đều ghi nhận con số doanh thu tích cực hơn dự báo của nhiều chuyên gia. GTNfoods cũng không nằm ngoài số đó. “Kết quả kinh doanh trong quý II/2020 (của GTNfoods) cao hơn so với kỳ vọng của chúng tôi”, báo cáo cập nhật ngày 31.7 của Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận xét.
Lý giải về nguyên nhân vì sao lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý II tăng đột biến, đại diện của GTNfoods có giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau: “Nguyên nhân chính là do sự tăng lên từ lợi nhuận công ty mẹ và lợi nhuận của công ty con gián tiếp là Mộc Châu Milk. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm nay của Mộc Châu Milk tăng 46,15% so với cùng kỳ năm 2019″.
Cần nói thêm, GTNfoods hiện là công ty mẹ sở hữu 74,5% Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) và Vilico lại nắm giữ 51% cổ phần Mộc Châu Milk. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) hồi cuối năm 2019 đã mua lại cổ phần để trở thành công ty mẹ GTNfoods với tỉ lệ sở hữu 75% vốn, qua đó gián tiếp sở hữu 51% cổ phần tại Mộc Châu Milk.
Video đang HOT
Về phần lợi nhuận sau thuế trước khi hợp nhất của công ty mẹ, GTNfoods cho biết doanh nghiệp đã nhận được lợi tức không nhỏ từ tiền lãi, do trong quý I đơn vị này có phát sinh dòng tiền từ việc thoái vốn, cũng như việc GTNfoods đã nhận đủ cổ tức năm 2019 từ công ty con là Vilico.
Dù kinh doanh tích cực, HOSE vẫn ra quyết định đưa cổ phiếu GTN vào diện cảnh báo. Điểm mấu chốt có lẽ nằm ở việc lỗ lũy kế của GTNfoods. “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2020 là 39,43 tỉ đồng, lỗ lũy kế đến ngày 30.6.2020 là -186,5 tỉ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2020″, công văn của HOSE ghi rõ lý do vì sao ra quyết định trên với cổ phiếu GTN. Qua rà soát, số liệu trích xuất phù hợp với báo cáo tài chính hợp nhất của GTNfoods.
Theo nguyên lý kế toán, lỗ lũy kế được hiểu là sự suy giảm về tài sản (thuật ngữ này được hiểu là giá trị ghi trên sổ sách nhiều hơn giá trị thu hồi thực tế của tài sản đó). Như vậy, khi có sự suy giảm giá trị tài sản, cần ghi nhận một khoản lỗ lũy kế, lấy ví dụ như trường hợp tài sản có giá trị khấu hao là 6 năm nhưng tới năm thứ 5 đã hết giá trị sử dụng. Theo đó, bút toán điều chỉnh sẽ thể hiện trong bảng cân đối kế toán, chứ không phải báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiển nhiên không đại diện cho thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp của GTNfoods, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được xem là khả quan khi lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh, dù trên khía cạnh nào đó, việc co hẹp tài sản trong sổ sách có thể đến từ nhiều yếu tố khách quan, bao gồm cả việc sử dụng nguyên tắc hạch toán tài sản khấu hao chưa phù hợp, chưa sát với thực tế sử dụng.
Dù bị đưa vào diện cảnh báo, nhiều chuyên gia vẫn đưa ra nhận định tích cực về GTN. “Chúng tôi nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua đối với cổ phiếu GTN với giá mục tiêu điều chỉnh tăng lên 26.300 đồng/cổ phiếu trên cơ sở kết quả kinh doanh trong quý II/2020 cao hơn so với kỳ vọng của chúng tôi”, MBS nhận định.
Những yếu tố đóng góp nên nền tảng phát triển của GTNfoods trong thời gian sắp tới gồm (1) Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ sự tham gia quản trị của Vinamilk; (2) giá nguyên liệu có xu hướng giảm khi nhu cầu toàn cầu suy giảm dưới tác động của dịch bệnh; (3) thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi nhằm tinh giản bộ máy quản trị và tập trung vào hoạt động cốt lõi; (4) cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Xét yếu tố tiêu cực, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp có thể khiến tình hình giao thương giữa các quốc gia trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của GTNfoods. Ngoài ra, việc nằm trong diện bị cảnh báo cũng phần nào khiến nhà đầu tư e ngại cổ phiếu GTN. Vì thế, doanh nghiệp cần phải có biện pháp hiệu quả để triệt tiêu những khoản ghi nhận lỗ lũy kế của mình.
Vừa về một nhà với Vinamilk, cổ phiếu GTN bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt
Đến cuối năm 2019, GTNfoods - công ty con do Vinamilk sở hữu 75% vốn phải gánh khoản lỗ luỹ kế hơn 200 tỷ đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần GTNFoods vào diện kiểm soát từ ngày 3/3. Lý do là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của GTNFoods là -40 tỷ đồng đến cuối 2018, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 là -66 tỷ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến hết 2019 là -208 tỷ đồng.
Vừa về một nhà với Vinamilk, cổ phiếu GTNFoods bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt
Từ 3/3, cổ phiếu của GTNFoods sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch, chỉ được giao dịch vào phiên chiều theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Căn cứ vào giải trình của doanh nghiệp, HoSE sẽ thông báo về việc cổ phiếu GTNFoods được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới sự kiểm soát.
Sau khi nhận được công văn của HoSE, ban điều hành GTNFoods đã có văn bản lý giải nguyên nhân thua lỗ năm 2019. Theo GTNFoods, công ty đã thoái vốn tại một số công ty con hoạt động không hiệu quả trong năm vừa rồi dẫn đến khoản lỗ của công ty mẹ. Bên cạnh đó, GTNFoods cũng chủ động trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tại công ty liên kết.
Ban điều hành GTNFoods cho biết sau khi hoàn thành việc tái cấu trúc, thoái vốn tại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả năm qua, công ty sẽ tập trung vào hoạt động cốt lõi tại công ty con Sữa Mộc Châu năm 2020.
Trong năm 2020, GTNFoods đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 2.909 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 159 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 99 tỉ đồng. Riêng công ty mẹ đặt kế hoạch lãi ròng 71 tỉ đồng.
Vừa qua, GTNFoods đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên đầu tiên sau khi trở thành công ty con của Vinamilk. Trước đó, tháng 12/2019, Vinamilk hoàn tất mua lại GTNFoods sau khi tăng tỷ lệ sở hữu lên 75%.
HĐQT mới của GTNFoods nhiệm kỳ 2020-2024 được bầu ra với 4/5 thành viên là nhân sự đến từ Vinamilk. Trong đó, Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên được bầu làm Chủ tịch HĐQT GTNFoods. Vị trí CEO GTNFoods cũng do một quản lý cấp cao tại Vinamilk là Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên liệu Trịnh Quốc Dũng đảm nhận.
Tân Chủ tịch GTNFoods Mai Kiều Liên khẳng định sẽ tận dụng các lợi thế sẵn có của Vinamilk để hỗ trợ Sữa Mộc Châu phát triển đúng với tiềm năng.
Trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2019, sau khi có sự tham gia của cổ đông Vinamilk, GTN Foods đã thực hiện việc tái cơ cấu thoái vốn nhiều khoản đầu tư không cốt lõi, thu hồi công nợ...
Kết quả kinh doanh 2019, doanh thu thuần hợp nhất toàn tập đoàn đạt 2.970 tỷ đồng, giảm 44 tỷ đồng, tương đương giảm 1,46% so với năm 2018 và đạt 89% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 6,7 tỷ đồng, tương đương 3% kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 phê duyệt.
Do năm 2019 kinh doanh thua lỗ, GTNFoods sẽ không chia cổ tức trong năm nay.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 26/2, cổ phiếu GTN giảm mạnh 4,57%, hiện đang đứng ở mức 16.700 đồng/cổ phiếu.
Hiếu Nguyễn
Theo nguoiduatin.vn
Cổ phiếu GTN của GTNFoods bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 3/3 Ngày 25/2, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu của Công ty cổ phần GTNFoods (GTN - HOSE) vào diện kiểm soát kể từ ngày 3/3 tới đây. Theo HOSE, nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của GTN tại 31/12/2018 (đã đình chỉnh hồi tố) là âm 39,73 tỷ đồng; lợi nhuận...