Bắt nghêu trên bãi đá
Thủy triều rút, bãi đá san hô dưới chân núi Bàn Than lộ thiên, người dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tranh thủ ra bắt nghêu.
Bà Trần Thị Bích Liên, 55 tuổi, mang bao tay, chân đi tất, giày dép bảo hộ, cầm chiếc rổ nhựa tiến về bãi đá lấp xấp nước. Bà ngồi xổm, dùng một thanh sắt dài 20 cm, rộng 4 cm được uốn cong phần đầu và dùng lực cánh tay cào bới.
Sau lớp đá cuội bằng nắm tay, kế đến lớp cát là những con nghêu to bằng ngón tay cái. Bà Liên làm từ 5h cho đến chập tối, được hơn 3 kg nghêu. “Bắt nghêu vất vả, người ướt sũng, da tay nhăn nheo”, bà Liên nói.
Những phụ nữ xã đảo Tam Hải ra bãi đá bắt nghêu khi nước cạn. Họ thường đi từng tốp nhỏ, vừa làm vừa trò chuyện cho vơi bớt mệt nhọc. Ảnh: Sơn Thủy
Khác với bà Liên, bà Hồ Thị Lan tìm đến chỗ nước sâu gần nửa mét. Người phụ nữ 60 tuổi dùng một kính lặn đeo vào mắt, mỗi lần bắt nghêu bà ngụp xuống. “Nghêu sống ở vùng nước mặn, thường ẩn mình dưới lớp bùn cát sâu vài cm nên khi lặn xuống, tôi phải cào dưới lớp đá, cát bùn để bắt”, bà Lan cho hay.
Bằng nghiệm hơn 30 năm mưu sinh trên bãi đá, bà Lan nhanh chóng phát hiện nơi nghêu ở. Mỗi lần ngụp xuống nước khoảng 30 giây, bà ngoi lên thở, tay cầm những con nghêu cho vào chiếc thau nhựa được nối một chiếc dây đi theo người.
Trên bãi đá rộng khoảng 10 hecta xen lẫn bùn cát nằm ở thôn Thuận An, xã đảo Tam Hải, mỗi ngày có hàng chục phụ nữ như bà Liên, bà Lan bắt nghêu. Công việc này tùy thuộc vào con nước, thường diễn ra từ tháng 2 đến 8 âm lịch. Giữa tháng từ ngày 12 đến 18 và cuối tháng 27 đến 5 nước cạn, các ngày còn lại bãi đá ngập nước sâu gần 2 m, không thể khai thác.
Video đang HOT
Một phụ nữ cào lớp đá bắt nghêu ẩn mình phía dưới. Ảnh: Sơn Thủy
Sau một buổi cào nghêu, dù đã đeo găng, tất bảo hộ, bàn tay của những người phụ nữ vẫn trắng bệch, nhăn nhúm vì ngâm nước lâu. Nhiều người bị vỏ hàu, đá sắc nhọn cứa đứt găng tay, chảy máu.
Bắt nghêu cũng trở thành nghề giúp người dân xã đảo có thêm thu nhập những ngày nông nhàn. “Mỗi buổi ra bãi đá, tôi bắt được khoảng 3 kg nghêu, thu về 150.000 đồng”, bà nói Lan nói và cho biết những người có sức khỏe, lặn giỏi thì mỗi ngày bắt được hơn 5 kg, thu về hơn 200.000 đồng.
Nghêu bán bán với giá 50.000 đồng một kg. Ảnh: Sơn Thủy
Nghêu thường được người dân địa phường chế biến thành nhiều món ăn như hấp sả, luộc lấy nước và ruột nấu canh, nấu cháo…
Quảng Nam: Khô hạn, hàng chục hộ dân xã đảo Tam Hải thiếu nước sinh hoạt
Hơn 80 hộ dân đang sinh sống tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang lâm vào cảnh "khát nước" sinh hoạt do nắng nóng kéo dài.
Khổ vì thiếu nước sinh hoạt
Gần 1 tháng nay, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Hằng ngày, người dân phải đi cả chục cây số để chở nước về sử dụng, cuộc sống của họ vô cùng vất vả.
Bữa trưa giữa tháng 6, nắng như đổ lửa, chúng tôi bắt gặp ông Lê Tấn Ích (62 tuổi, ở thôn Long Thạnh Tây, xã đảo Tam Hải) chở theo 2 thùng phi nước cồng kềnh về nhà dùng. Ông Ích cho biết, xã đảo Tam Hải đang bước vào đỉnh điểm của mùa khô hạn, nắng nóng kéo dài khiến người dân khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt. Ở trong thôn nhiều nhà có giếng khoan nhưng chỉ dùng được vào mùa mưa còn mùa nắng này thì bị nhiễm mặn.
Người dân phải sắm thùng phi để hứng nước mưa để dành sử dụng.
"Cứ vào mùa nắng nóng là người dân chúng tôi lại tá hỏa lo tìm nguồn nước để đảm bảo sinh hoạt cho gia đình. Thậm chí nhiều lúc phải sử dụng nước nhiễm mặn vì thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Muốn có nước sạch thì phải đi cả chục cây số để chở về, rất mất công mà không được bao nhiêu. Người dân quanh đây phải sắm mấy cái thùng phi và xây hồ chứa hứng nước mưa để dành sử dụng", ông Ích chia sẻ.
Không riêng gì gia đình ông Ích, hầu hết các hộ khác tại xã đảo Tam Hải cũng lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt như vậy. Ông Đinh Văn Tám (61tuổi, trú xã Tam Hải) cho hay: "Trời thì nắng, nước lại thiếu khiến cuộc sống của chúng tôi đảo lộn hết. Nhà tôi có cái giếng đào bữa nay cũng bị nhiễm mặn nên không dùng được, phải hứng nước mưa để phục vụ sinh hoạt của cả gia đình".
Theo tìm hiểu, tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa nắng tại xã đảo Tam Hải đã kéo dài từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ngay tại trung tâm xã Tam Hải, một công trình nước sạch được đầu tư 4 tỷ đồng lại bỏ hoang, gây lãng phí. Công trình nước sạch trên được xây dựng năm 2018, đến nay đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa khoan giếng lấy nước.
Ước tính, giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm có khoảng hơn 250 hộ dân trên xã đảo Tam Hải thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước bị nhiễm mặn. Tình trạng nuôi tôm tự phát ồ ạt tại xã đảo Tam Hải cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước bị nhiễm mặn ngày thêm nghiêm trọng.
Công trình nước sạch hơn 4 tỷ đồng tại trung tâm xã đảo Tam Hải đã hoàn thành các hạng mục xây dựng nhưng bị bỏ hoang, gây lãng phí.
Phải xây dựng phương án cung cấp nước lâu dài
Ông Nguyễn Công Tiến - Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết, xã sẽ khắc phục tạm những bể nước đã có trên địa bàn để cung cấp nước cho người dân.
"Tạm thời xã sẽ cho sửa chữa những bể chứa nước có trên địa bàn để cung cấp nước cho người dân. Còn về lâu dài sẽ lắp đặt hệ thống dẫn nước về các thôn. Huyện Núi Thành đã có khảo sát để dẫn ống nước sạch từ bên ngoài vào xã", ông Tiến cho biết.
Lý giải về việc công trình nước sạch hơn 4 tỷ đồng tại trung tâm xã đảo Tam Hải đã hoàn thành các hạng mục xây dựng nhưng bị bỏ hoang, gây lãng phí, ông Lê Văn Sinh - Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết, do người dân sợ khi khoan giếng cỡ lớn sẽ làm đứt mạch nước ngầm, nên không triển khai được.
Theo ông Lê Văn Sinh, nguồn nước ở xã đảo Tam Hải bị nhiễm mặn, người dân thiếu nước sinh hoạt nên phải xây dựng phương án cung cấp nước lâu dài, ổn định đời sống cho bà con.
Nước giếng bị nhiễm mặn nhưng người dân buộc phải dùng vì thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
"Để giải quyết bài toán nước sinh hoạt cho người dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành đã xây dựng dự án làm đường ống dẫn nước sạch ra xã, bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án", ông Sinh nói.
Được biết, dự án đường ống dẫn nước ra xã đảo Tam Hải có chiều dài hơn 8km, điểm đầu tuyến bắt nối vào đường ống cấp nước từ xã Tam Hiệp sang. Tổng mức đầu tư của dự án trên là 9 tỷ đồng. Dự án hoàn thành sẽ khắc phục tình trạng thiếu nước ở xã đảo Tam Hải.
Ông Trương Xuân Tý - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, sở đã phối hợp với huyện Núi Thành tính toán để sớm triển khai xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước ra xã đảo Tam Hải.
"Tỉnh đã có cơ chế kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng mạng lưới cấp nước sạch nên sẽ bàn cách thiết kế một dự án đưa hệ thống nước sạch ra xã đảo Tam Hải. Hiện UBND huyện Núi Thành đang triển khai dựa án này", ông Tý nói.
Người dân đổ ra sông bắt nghêu Thủy triều xuống, nước sông Trường Giang cạn nên người dân TP Tam Kỳ rủ nhau ra bắt nghêu bán hoặc nấu ăn đầu năm. Người dân ngâm mình trong nước bắt nghêu. Video: Sơn Thủy. Những ngày gần đây, anh Nguyễn Thanh Hải, 29 tuổi, xã Tam Phú (TP Tam Kỳ) cùng hàng chục người dân tranh thủ thủy triều xuống, đổ...