Bất minh chuyện phong “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” cho PVC
Việc phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” cho Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch trước đây có đúng là “rất thỏa đáng và đầy đủ” không khi ngay trong giai đoạn xét khen thưởng, PVC đã có những mầm mống gây thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng ở các năm sau đó?
Ông Trịnh Xuân Thanh nhận bằng khen tại lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất của PVC (Ảnh: PVC)
Như tin đã đưa, ngày 18/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm tiếp đối với với ông Trịnh Xuân Thanh. Thông báo có có yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương có sự tham gia của UBKTƯ tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc thẩm định, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương Lao động trong 2 năm liền (năm 2009 và 2010) và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam-PVC (năm 2011).
Khen thưởng PVC trước thời điểm thua lỗ ?
Nếu chỉ nhìn vào bề nổi, có vẻ như, việc PVC được nhận nhiều danh hiệu là có dựa trên những thành tích nhất định. Như tháng 1/2010 nhận Huân chương Lao động hạng nhì nhờ thành tích năm 2009, doanh thu của Tổng công ty này đạt trên 3.700 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2008. Lợi nhuận trước thuế là 245 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước trên 172 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008.
Tháng 11/2010, PVC tiếp tục được nhận Huân chương Lao động hạng nhất do đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2010. Năm đó, tổng doanh thu PVC đạt hơn 7.000 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 840 tỷ đồng, tăng trên 300% so với năm 2009.
Như vũ bão, chỉ 2 tháng sau, ngày 26/1/2011, danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” lại được trao cho PVC. Các thành tích được nêu là: Năm 2010, PVC đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kinh tế, tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 10.888,9 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2009; Nộp ngân sách Nhà nước 460,5 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 1.067,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trả lời Dân trí, bà Trần Thị Hà – Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương cho rằng, các việc khen thưởng cho PVC là “rất thoả đáng và đầy đủ”. Theo bà này, khen thưởng là khen giai đoạn, có thành tích ở giai đoạn nào thì khen thưởng ở giai đoạn ấy. Bà Hà cho rằng, việc xem xét, đề xuất tặng thưởng Huân chương Lao động, Anh hùng Lao động cho PVC được tiến hành từ tháng 9/2010, trước thời điểm PVC kinh doanh, làm ăn thua lỗ lớn.
PVC đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động vào ngày 26/1/2011 (Ảnh: PVC)
Đại biểu Quốc hội: “Giải thích không chuẩn”
Video đang HOT
Bình luận về giải thích trên của bà Trần Thị Hà, Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sĩ Lợi cho rằng, giải thích như vậy là “không chuẩn”.
“Thi đua khen thưởng là lựa chọn người tiêu biểu nhất, là tấm gương sáng để người ta soi vào. Thế mà PVC lỗ trên 3.200 tỷ đồng mà nói Hội đồng thi đua không xem xét, không nghiên cứu thì ở đây cũng có chuyện là người ta không có thông tin”, ông nói.
Theo Đại biểu Quốc hội Bùi Sĩ Lợi, khi xem xét một đối tượng để khen thưởng, thì cơ quan khen thưởng phải làm việc với cơ quan chức năng, phải đặt những câu hỏi như vậy: Thua lỗ, sai phạm như vậy, Công ty có chịu trách nhiệm không, bản thân anh này có chịu trách nhiệm không để anh kết luận.
“Nếu không làm được điều đó thì Hội đồng TĐKT sai. Còn nếu Hội đồng TĐKT đã làm việc với các cơ quan chức năng và được trả lời là đơn vị này không có vi phạm, đơn vị này xứng đáng Anh hùng thì Hội đồng TĐKTkhông sai”, ông nói.
“Nhưng nếu Hội đồng TĐKT không làm hết trách nhiệm, xem xét một cách chặt chẽ, lật đi lật lại xem nó có xứng đáng không vì không đơn thuần là bằng khen, huân chương mà là Anh hùng. Danh hiệu Anh hùng là thiêng liêng mà sau đó lại phải giải quyết những vấn đề tồn tại như vậy thì các cơ quan phải xem lại”, ông Lợi nói với Dân trí.
Một báo cáo đánh giá về tình hình tài chính của PVC được lập giữa năm 2013
Trước năm 2010, PVC đã gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng
Nhìn bề nổi, các số liệu trên sổ sách, báo cáo của PVC trong các năm 2009, 2010 đều đạt doanh thu và lợi nhuận cao và đó là một trong những “thành tích” cơ bản để xét thưởng các danh hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng thua lỗ nặng nề của PVC trong các năm sau đó: 2011-2013 mặc dù có ghi nhận những khó khăn, có ghi nhận lỗi điều hành, trách nhiệm quản lý của ban lãnh đạo PVC, của ông Trịnh Xuân Thanh như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã báo cáo, nhưng tình trạng này, đã có những dấu hiệu, nguyên nhân từ các năm trước đó: 2008-2009-2010.
Nếu “thành tích” của PVC các năm 2009-2010 là tốt để PVC được phong “Anh hùng lao động” và các huân, huy chương khác, tại sao PVN lại có Chỉ thị này ?
Cụ thể, tình trạng thua lỗ của PVC bắt đầu từ năm 2011 và lên đỉnh điểm ở mức trên 3.274 tỷ đồng năm 2013 (lỗ luỹ kế đến 30/6/2103 là 4.212 tỷ đồng, còn tiềm ẩn tăng thêm lỗ 870 tỷ đồng), theo các báo cáo về sản xuất, kinh doanh của PVC và PVN thì đã có nguyên nhân do việc triển khai nhiều hoạt động, dự án trái ngành, nghề chính, không có kinh nghiệm thực hiện như các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học (Ethanol) như tại Phú Thọ (hiện nay ở tình trạng phá sản, đã được khởi tố vụ án); Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt Điện Vũng Áng…Thực hiện các dự án đầu tư bất động sản nhưng do rơi vào thời kỳ khó khăn của thị trường, PVC càng bị sa lầy vào các dự án này. Biên bản kiểm tra tại PVC do Tập đoàn PVN lập ngày 29/7/2013 đã thể hiện rất rõ những điều này.
Một báo cáo của Người đại diện vốn nhà nước tại PVC gửi PVN tháng 9/2013, cũng đã nêu rõ tình trạng thua lỗ của PVC giai đoạn 2011-2013 thì cũng không hẳn do các nguyên nhân phát sinh trong thời kỳ này mà đã phát sinh từ các năm trước đó-là những năm mà PVC được coi là có thành tích cao để nhận đủ các loại huân, huy chương.
Cụ thể, theo báo cáo này, với tình hình tài chính, công nợ như đến tháng 9/2013, nếu không có giải pháp đồng bộ, quyết liệt thì PVC sẽ “không có khả năng hoạt động liên tục, dẫn đến nguy cơ phá sản cao”. Và nguyên nhân của tình trạng trên, về phía chủ quan, là những sai lầm về chiến lược: “Hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con nhưng công ty mẹ (PVC) không tập trung nâng cao năng lực quản trị, năng lực thi công xây lắp, phát triển đội ngũ chuyên gia và công nhân tay nghề cao mà chỉ tập trung đầu tư tài chính, thu phí quản lý từ các dự án, công trình được giao”.
“PVC không có yếu tố, phát triển bền vững, hoàn toàn dựa vào các công ty con, công ty liên kết, công ty đầu tư tài chính. các công ty này không tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng cho công ty mẹ, không xây dựng bộ máy quản trị, chiến lược kinh doanh trong tổng thể PVC. Vì vậy không những không đóng góp cho công ty mẹ, kể cả cổ tức mà còn làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý, tài chính, ảnh hưởng đến uy tín công ty mẹ, gây thua lỗ tài chính cho công ty mẹ”, Báo cáo trên nhận xét.
Đáng chú ý, cũng theo Người đại diện vốn nhà nước (PVN) tại PVC, “Thua lỗ (của PVC) chủ yếu do không tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực trong quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản trị rủi ro trong tất cả các khâu”.
Thậm chí, ngày từ năm 2009, theo nguồn tin của Dân trí, PVN đã cử các đoàn kiểm tra và đã liên tục ra văn bản cảnh báo, yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quản lý, điều hành tại PVC, khắc phục những yếu kém, sai sót tại tổng công ty này.
Căn cứ vào những số liệu, báo cáo, phân tích trên, thì việc bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc khen thưởng cho PVC là “rất thoả đáng và đầy đủ” theo giai đoạn đó rõ ràng là không thuyết phục.
Hơn nữa, nếu chiểu theo các tiêu chuẩn khen thưởng huân chương lao động, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Anh hùng lao động của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 và Nghị định Số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định và đối chiếu với những báo cáo, đánh giá nhận xét của PVN, của Người đại diện vốn nhà nước tại PVC thì các danh hiệu Anh hùng lao động và các huân, huy chương trao cho PVC trước đó đều không xứng đáng.
Theo Dân Trí
Thảm án Bình Phước: Hàng nghìn chữ ký có giúp Vũ Văn Tiến thoát án tử?
Việc có hàng nghìn chữ ký của người dân xin giảm án cho Vũ Văn Tiến có phải là tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho Tiến không?
Trả lời câu hỏi trên của PV, luật sư Trần Thị Thúy (Công ty Luật Hợp danh Thái Bình Dương - Đoàn luật sư Nghệ An) cho biết: Hành vi phạm tội của Vũ Văn Tiến là đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt tử hình đối với Tiến là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trước lời khẩn cầu của người mẹ sắp bị mất con thì ai cũng động lòng trắc ẩn, nhưng Điều 46, Bộ luật Hình sự quy định rất cụ thể các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và được hướng dẫn tại Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP lại không có quy định nào coi chữ ký xin giảm án như trường hợp nêu trên là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do đó, những chữ ký mà mẹ Tiến đã tập hợp không có giá trị để giảm nhẹ hình phạt cho Tiến.
Vũ Văn Tiến khóc trong phiên xử lưu động hôm 17.12.2015. Ảnh: VNE
Trả lời câu hỏi của PV: "Tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự lại quy định: "Khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án". Vậy tập hợp chữ ký xin giảm án cho Tiến (nêu trên) có thể coi đó là tình tiết khác để giảm nhẹ hình phạt cho Tiến?", theo luật sư Thúy: Một số tình tiết được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự đã được hướng dẫn cụ thể tại điểm c Mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999".
Cụ thể:
"- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước;
- Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sĩ;
- Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên;
- Người bị hại cũng có lỗi;
- Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
- Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
- Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án".
Như vậy, trong số những tình tiết giảm nhẹ được hướng dẫn trên cũng không có tình tiết nào coi việc có nhiều người dân xin giảm án cho bị cáo được coi là "tình tiết khác" để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Việc bị cáo Vũ Văn Tiến có được xem xét giảm nhẹ hình phạt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vai trò của bị cáo trong vụ án, tính chất của hành vi phạm tội (vấn đề này sẽ được tòa án cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá) và phụ thuộc vào việc bị cáo có thêm tình tiết mới nào khác mà HĐXX sơ thẩm chưa áp dụng hay không.
Theo Dân Việt
Thanh tra Chính phủ không đề xuất danh hiệu và huân huy chương cho EVN Ông Ngô Văn Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Thanh tra Chính phủ) cho biết, ngày 15/8 vừa qua, Ban thi đua khen thưởng Trung ương có công văn xin ý kiến Thanh tra Chính phủ về về tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Tập đoàn Điện lực EVN. Trước đó, Ban thi đua khen thưởng Trung ương...