Bật mí vũ khí đủ sức hạ gục máy bay tàng hình F-35 của Mỹ
Các hệ thống radar trinh sát sóng dài kết hợp với tên lửa có đầu đạn lớn hoàn toàn đủ khả năng phát hiện và tiêu diệt máy bay tàng hình.
Mỹ đã đổ hàng nghìn tỷ USD vào các dự án tiêm kích thế hệ 5 như F-22 và F-35 nhằm bảo đảm khả năng tàng hình trước vũ khí của đối phương. Tuy nhiên, tiến bộ về công nghệ xử lý tín hiệu, kết hợp với các loại tên lửa có hệ thống dẫn đường chủ động và đầu đạn cỡ lớn có thể cho phép đối phương bắn hạ các máy bay tối tân này, theo War is Boring.
P-18 là một trong các loại radar đời cũ có khả năng phát hiện tiêm kích tàng hình. Ảnh: Tetraedr.
Tiêm kích thế hệ 5 có khả năng tàng hình tối ưu trước radar sóng ngắn, vốn được sử dụng cho hệ thống dẫn bắn và điều khiển hỏa lực của tên lửa phòng không. Tuy nhiên, chúng lại không thể ẩn mình trước những radar trinh sát sóng dài hoạt động ở dải tần VHF và UHF. Vấn đề là các radar sóng dài này lại không thể cung cấp tham số chính xác của mục tiêu như khoảng cách (tầm), hướng và độ cao để dẫn bắn cho tên lửa.
Mike Pietrucha, cựu sĩ quan tác chiến điện tử trên tiêm kích F-4G và F-15E Mỹ, cho biết một số loại radar sóng dài khó có thể xác định chính xác mục tiêu trong vòng 3 km. Những tiêm kích bay gần nhau có thể bị nhận dạng thành một mục tiêu lớn duy nhất. Độ chính xác thấp như vậy khiến radar sóng dài không thể dẫn bắn cho tên lửa.
Công nghệ xử lý tín hiệu đã giải quyết được vấn đề này từ những năm 1970. Quá trình xử lý tần số có thể “nén” xung radar và tăng độ chính xác. Khi được ứng dụng công nghệ này, loại radar Pietrucha mô tả đã tăng độ chính xác lên gấp nhiều lần, đủ khả năng định vị mục tiêu trong vòng 60 m.
Video đang HOT
Các tên lửa dòng 9M96 được trang bị đầu dò radar chủ động tự tìm mục tiêu. Ảnh: Ausairpower.
Radar mảng pha (phase array radar) cũng giúp loại bỏ các hệ thống ăng ten cồng kềnh của radar sóng dài đời cũ. Chúng có thời gian phản ứng ngắn hơn, độ chính xác và tốc độ quét cao hơn nhiều. Bản thân hải quân Mỹ đã phát triển công nghệ này để tạo ra hệ thống tác chiến Aegis trên các tàu chiến lớp Ticonderoga và Arleigh Burke.
Khi sử dụng loại tên lửa có đầu đạn lớn, radar dẫn bắn không nhất thiết phải quá chính xác. Tổ hợp S-75 “Dvina” (NATO định danh: SA-2 Guideline) được trang bị tên lửa với đầu đạn nổ mảnh nặng 200 kg, tầm sát thương 60 m ở độ cao thấp hoặc 250 m ở độ cao lớn.
Với độ chính xác trong vòng 50-60 m, radar sóng dài có thể dẫn tên lửa tới đủ gần để gây hư hại, thậm chí tiêu diệt mục tiêu. Nếu tên lửa được trang bị đầu dò radar riêng như dòng 9M96 của Nga hay các tên lửa tầm nhiệt, chúng có thể tự phát hiện máy bay tàng hình khi ở khoảng cách gần, sau đó tự khóa mục tiêu với độ chính xác tối đa.
Cách duy nhất để chống lại nguy cơ từ radar sóng dài là tiêu diệt chúng bằng tên lửa hành trình hoặc máy bay chế áp phòng không (SEAD) trước khi lực lượng tiêm kích tàng hình tham chiến, chuyên gia quân sự Dave Majumdar nhận định.
Radar mảng pha (phase array radar) cũng giúp loại bỏ các hệ thống ăng ten cồng kềnh của radar sóng dài đời cũ. Chúng có thời gian phản ứng ngắn hơn, độ chính xác và tốc độ quét cao hơn nhiều. Bản thân hải quân Mỹ đã phát triển công nghệ này để tạo ra hệ thống tác chiến Aegis trên các tàu chiến lớp Ticonderoga và Arleigh Burke.
Khi sử dụng loại tên lửa có đầu đạn lớn, radar dẫn bắn không nhất thiết phải quá chính xác. Tổ hợp S-75 “Dvina” (NATO định danh: SA-2 Guideline) được trang bị tên lửa với đầu đạn nổ mảnh nặng 200 kg, tầm sát thương 60 m ở độ cao thấp hoặc 250 m ở độ cao lớn.
Với độ chính xác trong vòng 50-60 m, radar sóng dài có thể dẫn tên lửa tới đủ gần để gây hư hại, thậm chí tiêu diệt mục tiêu. Nếu tên lửa được trang bị đầu dò radar riêng như dòng 9M96 của Nga hay các tên lửa tầm nhiệt, chúng có thể tự phát hiện máy bay tàng hình khi ở khoảng cách gần, sau đó tự khóa mục tiêu với độ chính xác tối đa.
Cách duy nhất để chống lại nguy cơ từ radar sóng dài là tiêu diệt chúng bằng tên lửa hành trình hoặc máy bay chế áp phòng không (SEAD) trước khi lực lượng tiêm kích tàng hình tham chiến, chuyên gia quân sự Dave Majumdar nhận định.
Theo Tử Quỳnh (VNexpress)
Mỹ thử thành công siêu vũ khí "vô tiền khoáng hậu"
Hải quân Mỹ và Phòng Các khả năng chiến lược tối mật của Lầu Năm góc (SCO) vừa giành được thành tựu lớn khi thử nghiệm thành công công nghệ máy bay không người lái tự động hoạt động theo nhóm Perdix có khả năng tự ra quyết định theo số đông, thay đổi đội hình và tự sửa chữa.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, trong suốt vụ thửdiễn ra tại bãi thử China Lake, California, 3 máy bay F/A-18E/F Super Hornet của Boeing đã phóng thành công 103 máy bay không người lái siêu nhỏ Perdix (micro UAV). Kết quả là, các UAV Perdix đã chứng minh được chúng có các khả năng như tự ra quyết định theo số đông, thay đổi đội hình và tự sửa chữa
"Do tính chất phức tạp của chiến trường, Perdix không được đồng bồ hóa chương trình trước theo từng chiếc.
Chúng là một hệ thống tập thể, chia sẻ chung một máy tính điện tử phân phối có chức năng ra quyết định và tự thích ứng với nhau giống như các nhóm bầy đàn trong tự nhiên. Bởi mỗi Perdix giao tiếp và hợp tác với tất cả các Perdix khác nên nhóm UAV Perdix không có vị trí lãnh đạo và có thể thích ứng với các UAV khác gia hoặc rút khỏi nhóm", Giám đốc SCO của Lầu Năm góc William Roper tuyên bố.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nhấn manhh: "Đây là công nghệ đột phá giúp chúng ta có lợi thế trước các đối thủ. Màn trình diễn này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển các hệ thống tự động".
Cuộc thử nghiệm trên là một trong những ví dụ đầu tiên phản ánh tiềm năng của các phi đội lên tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn UAV có thể hoạt động cùng lúc trong một cuộc chiến.
Trước đó, Bộ Quốc phòng phải sử dụng một máy bay không người lái cỡ lớn, có giá đắt như máy bay có người lái để đạt được mục đích và hiệu quả tương tự. Theo đó, nhờ sử dụng công nghệ mới, đối phương sẽ phải vất vả hơn trong việc bắn hạ từng UAV để vô hiệu hóa một phi đội UAV.
Hơn nữa một phi đội UAV sẽ vẫn có khả năng hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ ngay cả khi nhiều UAV bị phá hủy. Theo đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch sẽ sản xuất Perdix theo lô lên đến 1.000 chiếc.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, nhóm sinh viên kỹ thuật ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển Perdix năm 2013 và sau đó, công nghệ này đã được chuyển cho quân đội.
Do đó, không giống một thiết kế dành riêng cho mục đích quân sự, Perdix dựa trên công nghệ thương mại như một điện thoại thông minh được nâng cấp liên tục kể từ khi ra đời.
"Hiện giờ là thế hệ thứ 6 của nó. Cuộc thử nghiệm hồi tháng 10.2016 đã khẳng định độ tin cậy của thiết kế này trong điều kiện khắc nghiệt như tốc độ 740 km/h, nhiệt độ -10 độ C và chấn động mạnh khi được phóng ra khỏi máy bay.", báo cáo của Lầu năm góc cho biết.
Theo Nationalinterest, Perdix chỉ là điềm báo trước về những gì sắp đến. Tương lai, các phi đội UAV có thể được sử dụng để thực hiện mọi nhiệm vụ từ vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương, chiến tranh điện tử cho đến nhiệm vụ trinh sát.
Theo Danviet
Lý do mộng chế tạo xe tăng hạt nhân của Mỹ thất bại Trong những năm 1950, Mỹ bị năng lượng nguyên tử mê hoặc với hàng loạt kế hoạch tham vọng chế tạo ô tô nguyên tử, máy bay nguyên tử, phi thuyền không gian nguyên tử và thậm chí, xe tăng nguyên tử. Chiếc xe tăng này được gọi là Chrysler TV-8, do Tập đoàn Chrysler (Mỹ) chế tạo. Thiết kế của Chrysler TV-8...