Bật mí những thực phẩm lý tưởng các mẹ bầu nên ăn trong từng giai đoạn mang thai để khỏe cả mẹ lẫn con
Dinh dưỡng khi mang thai là một yếu tố quan trọng mẹ bầu nhất định không được chủ quan để đảm bảo sức khỏe cho cả thai nhi và bản thân.
Hầu hết mọi người đều có thể hiểu một chế độ ăn lành mạnh thông thường sẽ bao gồm những gì. Thế nhưng khi mang thai các nhu cầu trong cơ thể đều thay đổi, cần thêm protein, vitamin và khoáng chất. Thực tế, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, cơ thể có thể cần thêm 300-500 calo mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu calo của mẹ và thai nhi. Người mẹ sẽ cần khoảng một lượng calo bổ sung hàng ngày sau khi sinh, trong vài tháng đầu cho con bú.
Sau khi phân tích nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ, chuyên trang Bright Side đã chuẩn bị một danh sách các thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên ăn trong từng giai đoạn khác nhau, các mẹ bầu hãy cùng tham khảo nhé:
1. Những tuần đầu đầu tiên
Trong những tuần đầu của thai kỳ, những gì bạn ăn sẽ đóng vai trò là nguồn dự trữ dinh dưỡng cho bạn và em bé. Do đó, điều quan trọng là các mẹ nên ăn đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Thực phẩm giàu axit folic là thứ nên ăn trong giai đoạn này vì chúng giúp phát triển cột sống sớm. Ăn rau xanh cũng có thể giúp giảm ốm nghén vì chúng giàu magiê.
Một số thực phẩm các mẹ nên ăn:
- Các loại rau lá xanh.
- Trứng.
- Cây họ đậu.
2. Tuần 4 đến 12
Vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, các tế bào hồng cầu của bé bắt đầu hình thành và trái tim bắt đầu bơm máu. Ở giai đoạn này, các mẹ nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt để hỗ trợ quá trình. Sắt có trong những thực phẩm không phải đồ chay sẽ dễ được cơ thể hấp thụ hơn, tuy nhiên nếu là người ăn chay, bạn có thể tăng tốc quá trình hấp thụ sắt bằng cách uống nước ép trái cây như nước cam giàu vitamin C.
Một số thực phẩm các mẹ nên ăn:
- Sữa.
- Trứng.
- Thịt.
- Đồ ăn biển.
Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, não bé bé bắt đầu phát triển nhanh hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3 và DHA trong giai đoạn này sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ quá trình này.
Video đang HOT
- Cá thu.
- Cá mòi.
- Bổ sung vitamin trước khi sinh có chứa EPA hoặc DHA.
3. Tuần 13 đến 28
Đây là một giai đoạn quan trọng vì em bé đang phát triển nhanh. Bạn cần rất nhiều chất dinh dưỡng vào thời điểm này.
Beta-carotene và DHA cho mắt:
- Cà rốt.
- Khoai lang.
- Rau bina.
- Cá thu, cá mòi.
Canxi cho sự phát triển và củng cố xương:
- Sữa, sữa chua.
- Đậu hũ.
- Phô mai.
- Cá mòi.
Vitamin D giúp hấp thụ canxi:
- Cá mòi, cá trích.
- Sữa bổ sung vi chất.
Kẽm để sản xuất, sửa chữa và hoạt động của DNA:
- Thịt đỏ, động vật có vỏ.
- Đậu.
- Quả hạch.
- Các loại ngũ cốc.
- Sản phẩm sữa.
4. Tuần 29 đến 40
Khi bắt đầu đến gần những tuần cuối cùng của thai kỳ, có rất nhiều thứ bạn phải thêm vào chế độ ăn uống của mình.
Vitamin K giúp chống đông máu:
- Cải xoăn, rau bina, rau diếp xanh.
- Bông cải xanh.
- Súp lơ.
- Cải bắp.
Canxi và magiê giúp xương chắc khỏe hơn:
- Sữa, phô mai.
- Cây họ đậu.
- Trái bơ, trái chuối, quả mâm xôi.
Chất selenium cho chức năng phổi khỏe mạnh:
- Quả hạch brazil.
- Trứng.
- Gạo lứt.
5. Sau sinh
Chăm sóc bản thân sau khi sinh rất quan trọng, những gì các mẹ ăn bây giờ sẽ tác động đến các chất dinh dưỡng em bé có được thông qua sữa mẹ. Thêm vào đó, việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh cũng quan trọng không kém.
Đồng giúp giảm viêm:
- Hạt mè, hạt điều.
- Quả hạnh.
Beta-carotene giúp bé phát triển mắt:
Mắt của bé liên tục phát triển đến 6 tháng sau khi sinh. Vì vậy, ăn thực phẩm giàu beta-carotene sẽ giúp bé nhận được những lợi ích thông qua sữa mẹ.
- Cà rốt.
- Khoai lang…
Thực phẩm nhiều calo rất quan trọng. Phụ nữ sau sinh cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong vài tháng đầu cho con bú, vì vậy các mẹ hãy đừng bỏ đói bản thân nhé.
Nguồn: Brightside
Hạn chế nôn khi nghén?
Em chậm kinh, đi siêu âm có thai 6 tuần nhưng người em cảm giác rất khó chịu, buồn nôn nhiều khi ăn xong lại nôn. Em rất sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Xin bác sĩ tư vấn giúp em làm thế nào để hết buồn nôn?
Trần Thị Kim Anh (kimanh13793@gmail.com)
Trong thời kỳ đầu mang thai (thường là sau 6 tuần) chị em sẽ có biểu hiện như kém ăn, buồn nôn, ói mửa, ăn dở. Gọi là phản ứng thai nghén giai đoạn đầu. Dấu hiệu nghén có thể là thích ăn chua hoặc ngọt, cay hoặc đắng; thay đổi khứu giác như sợ mùi thơm; thay đổi về hệ thần kinh như dễ bị kích động, buồn ngủ, ngủ nhiều hoặc mất ngủ, tính tình thay đổi, mệt mỏi bơ phờ; buồn nôn hoặc nôn oẹ;...
Dù cơn buồn nôn không gây nguy hiểm cho bào thai, nhưng tốt nhất là tìm cách làm nó biến mất. Để giảm buồn nôn khi mang thai, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho bạn có cảm giác sợ. Chỉ ăn những gì mà bạn thích, nhưng cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ.
Ảnh minh họa: Internet
Loại thức ăn dễ dùng nhất là rau luộc, thịt cá hấp, quả chín như dưa hấu, nho, ổi... Uống nhiều nước, tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn 30 phút, với liều lượng ít một nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Chú ý đừng để bụng đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ.
Hãy cố gắng ngủ trưa dù chỉ là một giấc ngắn nhưng không nên nằm ngủ ngay sau bữa ăn vì dễ trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt là trong thời kỳ đầu, cần ổn định tình cảm, tránh stress, chú ý dành nhiều thời gian, nghỉ ngơi; tránh môi trường ô nhiễm, hạn chế nơi đông người...
Theo phunusuckhoe
8 lợi ích tuyệt vời của loại quả này dàn cho bà bầu, mẹ khỏe mạnh, thai nhi thông minh, "lớn nhanh như thổi" Mẹ bầu nên bổ sung loại quả này vào thực đơn của mình để tăng dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời con trong bụng cũng khỏe mạnh, lớn nhanh. Nếu mẹ bầu đang tìm một loại quả vừa bổ dưỡng và ngon miệng, vừa không đắt tiền, đặc biệt cực phù hợp khi bị ốm nghén thì đừng bỏ qua loại trái...