Bật mí cách làm mực nhồi cơm sốt sa tế cay cay, đậm đà bắt miệng
Món mực nhồi cơm sốt sa tế với mực bên ngoài dai dai, bên trong mềm dẻo đậm vị. Cùng tìm hiểu cách làm mực nhồi cơm sốt sa tế cay cay, đậm đà bắt miệng.
Mực là món ăn quen thuộc với vô số cách chế biến độc đáo, hấp dẫn. Ngay sau đây hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách làm mực nhồi cơm sốt sa tế cay cay, đậm đà bắt miệng mà vô cùng đơn giản ngay tại nhà nhé!
1Nguyên liệu làm món mực nhồi cơm sốt sa tế
500gr mực tươi
150gr cơm nguội
30gr khoai tây
30gr cà rốt
5gr tỏi
30gr sa tế
3gr bột ớt
10gr sả băm
Gia vị: Dầu ăn, muối, nước tương, dầu hào, tương ớt, đường.
Nguyên liệu làm mực nhồi cơm sốt sa tế
Mẹo hay:
Để chọn mực tươi ngon, bạn nên chọn những con có màu sắc sáng bóng, khi sờ tay vào thấy thịt mực săn chắc, đàn hồi. Bên cạnh đó, mực tươi có mắt trong veo, phần đầu, râu mực và các xúc tu dính chặt vào nhau, không tách rời.
2Cách làm mực nhồi cơm sốt sa tế
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Mực mua về bạn rửa sạch, nắm chặt phần râu mực kéo nhẹ ra khỏi thân rồi kéo nhẹ phần xương sống màu trắng ra khỏi thân mực. Phần râu mực bạn đem đi cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Video đang HOT
Khoai tây, cà rốt bạn mua về gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành hình hạt lựu vừa ăn. Tỏi mua về bạn lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
Bước 2 Làm cơm trộn rau củ để nhồi mực
Bắc chảo lên bếp, cho khoảng 5ml dầu ăn vào chảo đun sôi rồi cho 30gr tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi ngả vàng, cho khoai tây và cà rốt vào xào ở lửa vừa khoảng 2 phút.
Sau đó, bạn cho phần râu mực đã cắt vào xào cùng khoảng 2 phút, thêm vào khoảng 10gr nước tương rồi tắt bếp. Sau khi tắt bếp, bạn cho 150gr cơm nguội vào chảo, trộn đều, có thể nêm nếm gia vị sao cho vừa khẩu vị gia đình.
Bước 3 Nhồi mực
Bạn dùng muỗng cho cơm đã trộn vào mực. Lưu ý không nên nhồi quá lỏng hoặc quá đầy vì khi chín mực sẽ co lại đẩy 1 phần cơm ra, cho cơm vào vừa phải để cơm không bị thừa ra ngoài.
Bước 4 Làm nước sốt sa tế
Bạn cho vào chén 30gr sa tế, 10gr dầu hào, 8gr tương ớt, 5gr đường, 3gr ớt bột, 10gr sả băm cùng một ít nước lọc rồi trộn đều cho đến khi các thành phần hòa đều vào nhau.
Bước 5 Nướng mực
Bạn dùng chổi silicon quét sốt lên 1 mặt của mực rồi cho vào nồi chiên không dầu, lật mặt chưa quét sốt lên trên và dùng chổi quét sốt lên mặt đó. Sau đó, bạn nướng mực ở nhiệt độ 175 độ C trong khoảng 20 phút. Sau 10 phút, bạn quét thêm một lớp sốt cho mực thêm đậm đà rồi tiếp tục nướng thêm 10 phút là hoàn thành.
Bước 6 Thành phẩm
Sau khi nướng mực xong, bạn có thể cắt mực thành từng khoanh nhỏ vừa ăn. Nên dùng dao sắt nhọn cắt mực để mực không bị lồi phần nhân ra ngoài. Như vậy là có thể thưởng thức rồi đấy.
3Thưởng thức
Mực nhồi cơm sốt sa tế thơm lừng, cay cay đậm vị. Phần mực bên ngoài đẫm sốt đậm đà, phần cơm bên trong mềm dẻo, rau củ mềm, bùi, vẫn còn giữ được độ ẩm không bị khô, vô cùng bắt miệng.
Mực nhồi cơm sốt sa tế thơm ngon
Trên đây là chia sẻ của Bách hóa XANH về cách làm món mực nhồi cơm sốt sa tế. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thực hiện món ăn thành công.
Cứ tưởng cá kho, hóa ra món ăn "lừa tình" này vừa bổ vừa rẻ!
Cà tím hấp xì dầu là món ăn trông 'lừa tình' ra phết. Hương vị thì đảm bảo ngon nha!
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Rau củ 500gr cà tím, 2-3 nhánh hành lá, 1-2 quả ớt, 3-4 nhánh tỏi
2. Gia vị Nước cốt chanh, nước tương, dầu hào, tương ớt, muối, đường, dầu ăn
Ăn rau củ luộc mãi cũng hơi chán nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách chị em cách làm món cà tím hấp nước tương. Làm cũng đơn giản mà hương vị đảm bảo đậm đà, lạ miệng xuất sắc.
Cách làm cà tím hấp nước tương
1
Sơ chế các nguyên liệu
Cà tím sau khi mua về, chị em cắt phần cuống và bổ đôi. Để cà không bị thâm đen, bạn hãy ngâm cà đã cắt trong hỗn hợp nước muối loãng. Ngâm khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa lại với nước 1 lần nữa và để ráo.
Hành lá bỏ rễ, rửa sạch và băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, cắt lát nhỏ. Tỏi bóc vỏ, rửa sơ với nước và băm nhuyễn.
2
Hấp cà tím
Bạn cho cà tím đã sơ chế vào xửng hấp. Hấp 15 phút trên lửa vừa để cà chín.
3
Làm nước sốt
Trong khi đợi hấp cà tím, chị em hãy tranh thủ làm phần nước sốt.
Bạn cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào chảo và phi thơm phần tỏi đã băm nhỏ. Khi tỏi dậy mùi thơm, thêm vào chảo: 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường. Đảo đều cho đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn. Tiếp theo, bạn cho hành lá đã băm nhuyễn, ớt cắt lát và 1 muỗng canh nước cốt chanh vào chảo. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
4
Hoàn thành món ăn
Bạn có thể cho phần cà tím đã hấp chín vào chảo sốt, giảm lửa và om cà khoảng 5 phút để cà ngấm sốt; hoặc cho cà ra đĩa và rưới phần nước sốt đã làm lên. Thế là xong!
Vậy là chị em đã hoàn thành xong món cà tím hấp nước tương rồi đó. Cà tím mềm và giữ được vị ngọt tự nhiên. Kết hợp với sốt cay - mặn - ngọt, đảm bảo lạ miệng, ăn mãi không chán.
Một vài công dụng của cà tím mà có thể bạn chưa biết
Cà tím là thực phẩm được ưa chuộng vì nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, trong cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện lưu thông máu và chứa hàm lượng calo thấp, nhiều nước nên tốt cho việc giảm cân.
1. Tốt cho tim mạch
Cà tím là loại thực phẩm giàu kali, có tác dụng ổn định nhịp tim. Thêm vào đó, trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể. Chính những điều này làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Hỗ trợ giảm cân
Cà tím chứa lượng chất xơ hòa tan, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong cà tím chứa lượng nước đáng kể, ít calo vì vậy giảm cân hiệu quả.
3. Ngăn ngừa thiếu máu
Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt. Cà tím lại rất giàu chất sắt, giúp dự phòng thiếu máu. Ngoài ra, sắt còn có vai trò quan trọng trong phát triển hồng cầu vì chất này giúp chuyển hóa protein.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có thêm một món ăn vừa ngon vừa bổ để thưởng thức.
Hướng dẫn 3 cách làm chân gà cay ngon bá cháy Chân gà cay là món ăn vặt nội địa Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới. Miếng chân gà giòn dai hòa quyện với gia vị cay nồng ăn một lần là ghiền. Trong bài viết này, cùng khám phá ngay 3 công thức biến tấu chân gà xào cay để chiêu đãi bữa ăn thịnh soạn cho cả gia đình nhé! 1....