Bật mí Cách làm chân gà nướng ngon giòn ăn là mê ít
Chắc hẳn nhiều chị em vẫn còn thắc mắc tại sao mình làm hoài mà món chân gà nướng vẫn không thể ngon và giòn.
Đễ dễ dàng chế biến món ăn này được ngon và đúng hương vị như ngoài hàng hãy cùng chúng tôi khám phá 2 cách làm chân gà nướng sau đây nhé.
Chân gà nướng là món nhậu cực kỳ khoái khẩu của cánh mày râu. Tuy nhiên, cách làm như thế nào để chân gà được giòn và ngon thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn là một người đam mê ăn uống và muốn tự tay làm món chân gà nướng tại nhà thì hãy cùng tham khảo cách làm dưới đây bảo đảm vừa ngon vừa vệ sinh an toàn thực phẩm
Chân gà nướng là món nhậu được cánh mày râu đặc biệt ưa thích – Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
CÁCH CHỌN VÀ SƠ CHẾ CHÂN GÀ TRƯỚC KHI NƯỚNG
Để món ăn được ngon và bảo đảm an toàn thực phẩm thì các bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín. Chân gà phải tươi và còn hạn sử dụng, không có mùi hôi và ít tật.
Trước tiên bạn bóc hết phần vỏ móng và màng da của chân gà rồi làm sạch chân gà bằng muối trắng. Tiếp tục để loại bỏ mùi hôi bạn rửa lại chân gà một lượt với rượu trắng và nước cốt gừng.
Món chân gà nướng có ngon hay không thì quan trọng nhất là khâu tẩm ướp. Mỗi một cách tẩm ướp khác nhau lại cho tạo ra một món chân gà nướng có hương vị riêng biệt.
Cùng khám phá 2 cách làm chân gà nướng siêu đơn giản để bạn có thể làm tại nhà !
Chân gà nướng ngũ vị
Nghe tên món chân gà nướng ngũ vị có vẻ nghe lạ đúng không ? Nhưng cách chế biến lại cực kì đơn giản đấy các bạn. Chỉ cần vài nguyên liệu và gói ngũ vị hương là ta đã có món ngon cho các ông chồng thưởng thức rồi.
Nguyên liệu
- Chân gà ta : 10 chiếc
- Dầu ăn, mật ong
Đọc tiếp sau quảng cáo
- Ngũ vị hương: 1 gói
- Nước cốt hành tỏi
- Nước mắm, muối và đường
Cách làm
Bước 1 : Chân gà các bạn rửa sạch rồi đem sơ chế như cách hướng dẫn ở trên. Tiếp theo cho chân gà vào nồi đem hấp khoảng 10 phút rồi bỏ ra rá để khô ráo tự nhiên. Mẹo này làm chân gà không bị khô khi đem nướng.
Chân gà hấp qua rồi để ráo trước khi nướng để tránh bị khô
Video đang HOT
Bước 2 : Trộn đều các nguyên liệu ngũ vị hương, nước mắm, muối, đường, tỏi ớt băm, dầu ăn, mật ong và ớt thành hỗn hợp sền sệt. Ướp chân gà với hỗn hợp trong khoảng 5-6 tiếng để chân gà ngấm và đậm đà hơn.
Chân gà đem đi ướp với hỗn hợp khoảng 5h để đậm đà hơn
Bước 3 : Lần lượt đặt từng chiếc chân gà lên vỉ nướng, lật liên tục để chân gà chín đều. Trong quá trình nướng các bạn dùng chổi cọ phết thêm gia vị lên chân gà để chân gà không bị cháy giòn và đậm đà hơn nhé.
Cách nướng chân gà ngũ vị để chân ngon, giòn và đậm đà
Chân gà nướng tới khi vàng nhuộm và có mùi thơm là được. Xếp chân gà ra đĩa trang trí với rau sống và dưa chuột và thưởng thức chân gà với muối chanh và tương ớt thì ngon hết sẩy rồi.
Thành phẩm
Như vậy là giadinh.tv đã hướng dẫn bạn cách làm chân gà nướng ngũ vị rồi đấy. Tùy vào từng cách tẩm ướp mà chân gà có thể chế biến thành nhiều món nướng khác nhau như chân gà nướng muối ớt, chân gà rang muối….mỗi món lại mang trong mình một hương vị riêng và khác biệt. Rảnh rỗi hãy chế biến món ăn này cho ông xã nhậu, chắc chắn anh ấy sẽ phải thán phục khả năng bếp núc của bạn đấy.
Chân gà nướng nghệ
Chân gà được tẩm ướp với nghệ và các gia vị cần thiết khác không những giúp chân gà có màu sắc bắt mắt mà còn có hương vị đậm đà và cực kì bắt mắt đấy. hãy xem cách chế biên chúng như thế nào nhé
Nguyên liệu
- Chân gà : 6 chiếc
- Nghệ : 1 củ
- Tỏi, sả băm : mỗi thứ 1 thìa
- Ớt nghiền : 1 thìa
- Dấm, đường
- Hạt nêm, dầu ăn
- Xà lách trang trí
Cách làm
Bước 1 : Sơ chế chân gà tương tư như cách hướng dẫn ở trên
Sơ chế qua chân gà để loại bỏ mùi hôi
Bước 2 : Trộn đều dầu ăn, nghệ, hạt nêm, ớt xay, tỏi, xả băm rồi bỏ vào xóc đều với chân gà rồi để khoảng 15 phút cho ngấm.
Lần lượt dùng từng chiếc que sắt xiên qua chân gà ( hoặc que tre đã nhúng nước để tránh bị cháy )
Dùng que sắt hoặc que tre xiên vào chân gà chuẩn bị nướng
Bước 3 : Lần lượt xếp các xiên chân gà lên vỉ và bắt đầu nướng với than hoa. Trong quá trình nướng chú ý lật chân gà thường xuyên để chân gà nướng không bị cháy và có màu vàng nghệ đẹp mắt.
Thành phẩm
Chỉ vài bước đơn giản là chúng ta đã hoàn thành món chân gà nướng nghệ rồi. Món ăn thật hấp dẫn với mùi thơm và màu vàng nhuộm của nghệ.
Món ăn không những phù hợp với dân nhậu mà để cho các bạn trẻ lai zai tán gẫu với nhau cũng rất hay đấy nhé !
Theo Giadinh
5 quán ăn được lòng các thực khách Hà Nội
Mở vào ban đêm, đông khách, đồ ăn ngon là đặc điểm chung của những quán ăn đêm nức tiếng Hà Nội này.
1. Cháo sườn sụn chợ Đồng Xuân
Quán cháo sườn nằm ngay ở vỉa hè phố Đồng Xuân, đối diện với chợ Đồng Xuân nên khá là dễ tìm. Hàng ngày, cứ đến khoảng 5 - 6h chiều là quán bắt đầu "rục rịch" dọn hàng; nhưng chỉ đến khi đồng hồ điểm 8 - 9h tối trở đi thì quán mới thực sự đông khách.
Nồi cháo đặc quánh đầy hấp dẫn
Một bát cháo sườn chợ Đồng Xuân khá là hấp dẫn. Không giống với các hàng khác, từ bao lâu nay tên gọi cháo sườn chỉ để cho biết loại cháo đó được nấu từ nước cốt sau khi ninh xương, thịt... Nhưng các bạn lại có thể dễ dàng nhận ra bát cháo sườn tại đây quả đúng như tên gọi; bởi "cháo thật - sườn thật", mỗi một bát cháo đều có khá nhiều sườn sụn bên trong - đây chính là điểm "hút khách" nhất của quán. Mỗi một miếng sườn đều được bà chủ quán lựa chọn khá kĩ càng, cắt thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật, nhưng hết sức dày thịt. Vì thế, khi nếm những miếng sườn này bên trong bát cháo, thực khách sẽ thấy rất tuyệt và thích thú đến từ độ "ngập răng", ngọt thịt cùng sự mềm mềm, sần sật đặc trưng của sụn.
Mỗi một bát cháo tại đây có giá là 30.000 đồng, tuy nhiên với ai có nhu cầu được ăn nhiều sườn sụn hơn thì giá sẽ là 35.000 đồng/bát. Vừa rẻ, vừa ngon, một bát cháo sườn là quá đủ để ấm lòng buổi đêm.
2. Phở gánh - Hàng Chiếu
Phở gánh Hàng Chiếu nổi tiếng Hà Nội.
Nhắc đến phở đêm Hà Nội, ai cũng sẽ có câu trả lời mà không cần suy nghĩ: Phở gánh - Ngã tư Hàng Đường, Hàng Chiếu. Ngon thì không hẳn là xuất sắc, nhưng chắc chắn là nên đến để hít hà trọn vẹn cái hương vị phở gánh sáng sớm Hà Nội. Với nhiều người, Hà Nội đẹp nhất có lẽ là lúc trời đêm dần chuyển mình sang sớm. Lúc đó, phố phường vẫn vắng, lác đác vài người lao động đi làm sớm lục đục ra khỏi nhà, trời hãy còn tờ mờ và không khí thì mát mẻ, trong lành. Và cũng chẳng phải là nói quá khi cho rằng, đấy là lúc ăn phở Hà Nội thấy ngon và "vào" nhất. Quán nằm khuất trên vỉa hè ngã tư Hàng Đường, Hàng Chiếu. Chẳng có biển hiệu gì, chỉ có ánh đèn leo lắt với gánh phở nhỏ và cô bán hàng thoăn thoắt phía sau. Cũng có lẽ vì bán đêm, chẳng mấy ai cạnh tranh, chẳng lo vướng víu nên quán bày bàn ghế khá rộng. Tầm 6h30 - 7h sáng, quán đã đông lắm rồi, nếu tới muộn, thực khách phải ngồi ghế nhựa, bưng bát phở trên tay mà xì xụp. Nhưng đó cũng là một cái "thú".
4h sáng tại phở gánh Hàng Chiếu.
Quán chỉ bán phở, gồm phở bò và phở sốt vang. Nếu mà để so với các hàng phở gia truyền nổi tiếng của Hà Nội chuyên bán ban ngày thì e là chẳng thể bằng. Nhưng nói thật là ăn phở ở đây, vào buổi sáng sớm, có cái thú vị riêng của nó mà ai đã trót thích rồi thì chẳng thể bỏ được. Bát phở nóng nghi ngút khói, thơm phức mùi xương, thịt bò thái lát mỏng, ăn vào cứ mềm lừ đi, thịt tái thì vẫn còn vài thớ hồng nhạt, nhìn đã thấy ngọt, bánh phở dai dai dậy mùi gạo mới, rồi hành hoa thái lát, rau húng thơm tho, tất cả những cái đấy quyện vào trong một thứ nước dùng trong mà sánh, điểm vài váng mỡ ngậy, tạo thành một mùi thơm vừa béo, vừa thanh tịnh. Bát phở đêm Hà Nội này là một điểm nhấn cực kỳ khó quên cho những ai chỉ vừa mới biết tới Phở Gánh.
3. Cháo Đài Loan - Phan Đình Phùng
Cháo sườn Đài Loan là đặc sản của quán trà sữa Đài Loan nằm ở góc đường Phan Đình Phùng.
Thật thú vị khi đặc sản của quán trà Đài Loan trên phố Phan Đình Phùng lại là món cháo sườn. Mỗi suất cháo được nấu trong một nồi đất nung nhỏ. Cháo đến tay thực khách vẫn còn đang sôi lục bục. Và khi mở nắp nồi, lập tức dậy lên mùi thơm ngậy của cháo và sườn hòa quyện với nhau. Bên trên bát cháo rắc một ít hành hoa, nhìn là muốn thưởng thức ngay. Gạo nấu cháo không xay ra mà để nguyên hạt, nhưng tuyệt nhiên cháo vẫn rất sánh và dẻo thơm. Sườn non nhừ, mềm, có mùi thơm cháy cạnh vì được ninh trong nồi đất. Nồi cháo tuy nhỏ nhưng có khá nhiều sườn rất nạc và chắc.
Ngoài ra, thực khách còn có thể yêu cầu thêm thịt bò, gan xào, bắp non ăn kèm. Điểm tuyệt vời hơn của quán, là các loại trà sữa Đài Loan khi được dùng cùng với cháo sườn là sự kết hợp hoàn hảo. Buổi đêm góc phố Phan Đình Phùng nơi đây đặc biệt lại đông đúc lạ kỳ vì khách ăn đêm tới thưởng thức. Giá từ 30.000-50.000 đồng/suất.
4. Bún cá - Ngõ Hồng Phúc, Hàng Đậu
Bún cá Hàng Đậu rất đắt khách vào ban đêm.
Cuối phố Hồng Phúc có quán bún cá nức tiếng thơm ngon, buổi đêm khách tới đây ăn nườm nượp, xe để kín hai bên ngõ. Bún cá ngõ Hồng Phúc (gần bốt Hàng Đậu) được xếp vào hàng "có số, có má" trong danh sách các hàng bún cá ngon của Hà Nội. Hàng bún cá này có ưu điểm là bát bún đầy đặn, nước dùng đậm đà, đồ ăn kèm đa dạng. Một bát bún đầy đủ giá 35.000 đồng sẽ có chả cá, cá rán và rau cần hoặc rau cải tùy mùa. Tuy chả cá không quá xuất sắc nhưng cá ở đây được chế biến khá ngon. Thịt cá được cắt miếng vừa ăn, lọc bỏ xương, ướp chút nghệ trước khi được gián ròn. Nước dùng có vị chua ngọt, hài hoà, ăn rất bắt miệng.
Bát bún cá nhiều lòng cá dễ dàng hấp dẫn bất cứ thực khách nào.
Đây là cửa hàng bán lâu năm lại mở cả ngày nên được thực khách ưa chuộng. Tuy nhiên, do hàng ngồi ngoài đường, ngõ phố cũng đông xe đi lại nên ăn uống nhiều lúc chẳng được thảnh thơi. Hàng đông khách nên bàn ghế kê cũng sát, bát đĩa nhựa lại màu mè xanh đỏ nên cũng không đẹp mắt lắm. Bù lại, quán bún cá nóng hổi này là hàng hiếm vào buổi đêm, nên khách vẫn đông có tiếng.
5. Chân gà nướng - Lý Văn Phúc
Chân gà nướng Lý Văn Phúc có tiếng ở đất Hà Nội đã hơn chục năm nay.
Quán chân gà nướng đông đúc hơn chục năm nay nằm trong con phố Lý Văn Phúc ngắn xíu rẽ từ trên đường Nguyễn Thái Học vào. Vốn là con phố nhỏ ít người biết, thế nhưng từ khi quán chân gà này ra đời, con phố nhỏ lại là cái tên quen thuộc với nhiều người, ai cũng nhớ đến và ưu ái gọi nó là "Phố chân gà nướng". Có dịp tới đây vào những buổi tối, bất kể mùa đông hay mùa hè, thực khách sẽ dễ dàng bắt gặp khung cảnh nhộn nhịp như lễ hội. Các tấm biển sáng đèn mọc san sát nhau, xe trải dài, nam thanh nữ tú ngồi đông đúc ăn uống vui vẻ trong ánh đèn vàng, hòa cùng làn khói cay cay mắt nhưng nức mũi người qua đường...
Ngay từ cái tên đã thấy đủ thấy sự hấp dẫn của món ăn này. Chân gà vàng tươi, dày dặn được tẩm ướp khéo léo với chút muối hạt, đường, ớt, quết một lớp mật ong đưa lên bếp than nướng vừa chín tới cho nước sốt dinh dính vào chân gà, mùi thơm phức tỏa ra là được. Giữa trời se lạnh hay rét căm căm được nhâm nhi món chân gà nướng với thịt gà ngọt, da gà dai dai, giòn giòn chấm với thứ nước chấm đặc trưng sền sệt chua ngọt, cay nồng mùi ớt thì còn gì thích thú bằng. Món này có mùi vị khác với chân gà nướng thông thường, bởi cái mùi ớt tươi quyện với hạt muối nướng đã khô lại vừa có chút cay cay, lại bùi bùi, rất đậm hương vị miền Nam.
Cánh gà nướng, bánh mì nướng, nộm rau muống... đều là những món khoái khẩu của nhiều người yêu thích quán này.
Ở đây còn phục vụ thêm nhiều món nướng thơm ngon khác như: cánh gà nướng, sườn nướng, khoai lang nướng, bánh mì đều là những món khoái khẩu của các bạn trẻ. Để đỡ ngán, thực khách có thể ăn kèm với dưa chuột, nộm chua ngọt sẽ khiến mùi vị thêm ngậy và vừa miệng hơn. Giá trung bình cho mỗi chiếc chân gà là 10k/chiếc, tính là hơi đắt bởi chân gà hơi gầy, không được nhiều thịt nhưng bù lại rất có hương vị và độc đáo hơn hẳn với chân gà nướng thường. Phố nướng này khá đông hàng quán nhưng những thực khách sành ăn thường hay lựa chọn quán chân gà nướng Thịnh Vượng, là quán cuối cùng của con phố để ngồi lai zai bởi ở đây chân gà được tẩm ướp đậm đà, có vẻ nướng ngon hơn nhiều hàng quán trong cùng khu phố.
Theo Amthuc365
Làm món nhậu cho ông xã Chỉ với những chiếc chân gà và sự khéo tay một chút là bạn đã có thể chế biến ra những món nhậu tuyệt ngon cho ông xã nhà mình rồi nhé! Gỏi chân gà rút xương Nguyên liệu: 10 cái chân gà5 củ hành tím cắt mỏng1 muỗng cà phê tỏi bằm3 muỗng canh bột gạo rang (thính) vàng xay nhỏGia vị:...