Bất lực vì “yêu” thời khóa biểu
Trung bình cứ 10 người đàn ông thì có 4 người bị bất lực khi phải làm “chuyện ấy” theo một thời khóa biểu nhất định.
Đối với những cặp vợ chồng đang cố gắng có con thì thời điểm thụ thai chính là yếu tố quyết định sống còn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thực hiện tại Hàn Quốc mới đây, áp lực phải làm “chuyện ấy” vào thời kỳ người vợ dễ thụ thai nhất khiến hầu hết đàn ông bị stress, thậm chí phải ngoại tình để giải tỏa căng thẳng.
Các chuyên gia sinh sản cho rằng khả năng có con sẽ cao hơn khi vợ chồng “quan hệ” vào những ngày người vợ rụng trứng. Thậm chí, giới khoa học còn thiết kế những thiết bị có độ nhạy cao nhằm xác định chính xác đến từng phút thời điểm phụ nữ dễ thụ thai.
Tuy nhiên, thực tế chứng minh không phải chuyện gì kiên cưỡng cũng thành công. Hơn 400 nam giới hoàn toàn bình thường về khả năng quan hệ tình dục đã tham gia cuộc nghiên cứu.
Video đang HOT
Kết quả, áp lực thụ thai để duy trì nòi giống đã gây nên tình trạng stress cấp tính và ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của đàn ông. Giao hợp đúng giờ khiến đàn ông bị căng thẳng và rối loạn cương dương. Trong một số trường hợp, họ phải tìm kiếm quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Các tác giả còn nói thêm việc làm chuyện ấy vào một thời điểm cụ thể sẽ trở thành gánh nặng làm cho lượng cortisol, một hormone căng thẳng tăng cao, và làm cho lượng testosterone giảm.
Giáo sư Allan Pacey, giảng viên Đại học Sheffield (London – Anh), cho biết đây là mối quan tâm lớn dành cho nam giới. Thật hữu ích nếu các cặp vợ chồng nhận biết được thời điểm thuận lợi để thụ thai nhưng thời điểm này trở nên vô nghĩa nếu nó ám ảnh đến các quý ông. Thậm chí, nhiều ông chồng bị vợ gọi điện 3 lần vào buổi chiều, giục phải về nhà ngay lập tức vì đã đến giờ “hành sự”.
Giới chuyên môn khuyên rằng thay vì căng thẳng theo một lịch trình có sẵn, các cặp vợ chồng nên quan hệ thường xuyên 2-3 lần trong một tuần để dễ dàng rơi vào thời gian thụ thai.
Theo VNE
Bí kíp học thêm hiệu quả
Cùng với việc làm hồ sơ đăng kí thi vào các trường đại học cao đẳng, các teen 12 cũng bước vào giai đoạn ôn luyện khá căng thẳng để chuẩn bị cho những kì thi sắp đến...
Trước mắt các teen 12 là những kì thi hết sức quan trọng, để có được những bước ngoặt mới trong cuộc đời.
Cùng với việc làm hồ sơ đăng kí thi vào các trường đại học cao đẳng, các bạn cũng bước vào giai đoạn ôn luyện khá căng thẳng. Việc học thêm trở nên quan trọng hơn lúc nào hết bởi nó sẽ bổ trợ thêm nhiều kiến thức mà các thầy cô không có thời gian để truyền đạt trên lớp. Tuy nhiên, hiện nay vì nhu cầu, vì bị cha mẹ sắp xếp mà một số bạn đang rơi vào tình trạng "quá tải" dẫn đến việc học thêm không đem lại tác dụng như ý muốn.
Chúng ta hãy cũng xem lại "lịch trình" của một bạn học sinh lớp 12. Buổi sáng, học chính khóa trên lớp, buổi chiều học tăng tiết ở trường, tối lại đến trung tâm ôn luyện, thuê gia sư ở nhà...một " show", hai "show"....và cứ như thế các bạn lấp đầy thời khóa biểu của mình bằng sách vở, phòng học, thầy cô.... Một ngày trôi qua với bao mệt mỏi, bơ phờ....sáng mai lại lên lớp với bài mới....Học như thế liệu rằng đã hiệu quả hay chưa?
Thiết nghĩ, học thêm sẽ không đem lại ý nghĩa tác dụng như ý muốn nếu các bạn không có biết cách phân bổ thời gian và lựa chọn cho mình một phương pháp hợp lí. Thay vì toàn bộ thời gian các bạn đi học thêm thì nên "trích" cho mình một quỹ thời gian nhất định nào đó trong ngày để tự giác học bài, biến kiến thức đã lĩnh hội được từ thầycô thành kiến thức của mình. Đơn giản vì chúng ta chỉ nghe giảng, chỉ lĩnh hội mà không chủ động nhà nặn tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo... thì kiến thức đó vẫn là của thầy cô mặc dù nó đã được "chuyển giao".
Mặt khác, chăm chỉ, cần cù học bài là điều hết sức cần thiết vì "Thiên tài chỉ có 1% là thông minh còn 99% là sự cần cù chăm chỉ" (Thomas Edison). Tuy nhiên "cần cù, chăm chỉ" không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng vùi đầu vào sách vở, không cần biết bản thân có hiểu bài hay không mà điều cốt yếu ở đây là chúng ta phải lựa chọn phương pháp học hợp lí với từng bộ môn, tiêu chuẩn để đánh giá kết quả không phải là ngồi học bao nhiêu lâu mà phải xem mình nắm được bao nhiêu kiến thức, kỹ năng, vận dụng vào làm bài tập như thế nào? Nói cách khác không nên quan tâm đến số lượng mà phải chú trọng chất lượng học bài của mình. Muốn đạt được điều đó, khi đã ngồi vào học thì bạn nên tạm gác lại mọi chuyện, tập trung cao độ cho mục tiêu, bài học của mình.
Ngoài ra bạn cần phải có một thời gian nhỏ dành cho vui chơi giải trí sau nhưng giờ học căng thẳng. Có thế đọc một câu chuyện vui, xem một bài báo, chơi một môn thể thao mình yêu thích.....Để giảm bớt streess, tạo ra tâm lí thoải mải, tinh thần sảng khoải giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức, rèn luyện trí thông minh, tinh thần lạc quan.... Cần cố gắng nhưng không nên quá lo lắng, căng thẳng, sẽ dễ tạo áp lực khiến bạn trở nên rối rắm hơn.
Chúc các bạn thành công!
Theo mực tím
Đuối sức vì phải học 3 thứ tiếng Tổng cộng có 25 trường dạy tiếng Chăm ở cấp tiểu học của tỉnh Ninh Thuận với trên 8.000 học sinh (HS). Trong đó phần lớn HS từ lớp 3 đến lớp 5 đang học 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Chăm (3 tiết/tuần) nên đuối sức. Ảnh minh họa Theo ông Tô Mạnh Tường, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Hải (TP.Phan...