Bắt hai con sán lá gan còn sống ống mật chủ của bệnh nhân
Chiều 8-11, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, ê-kíp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) của bệnh viện vừa nội soi bắt được hai con sán lá gan lớn còn sống trong ống mật chủ cho một bệnh nhân nữ. Sau gần một tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Sức khỏe bệnh nhân đã ổn định sau gần một tuần điều trị.
Trước đó, bệnh nhân Huỳnh Thị T. (64 tuổi,trú huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) vào bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng đau bụng, sốt rét run 39 độ C, đau hạ sườn phải, nôn ra dịch.
Qua thăm khám và chụp CT-Scan ổ bụng, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị sỏi ống mật chủ, nhiễm trùng đường mật, chỉ định nội soi ERCP.
Ngày 2-11, các bác sĩ trong ê-kíp ERCP của bệnh viện Đà Nẵng tiến hành nội soi ngược dòng, đưa dụng cụ vào đường mật bệnh nhân và chụp hình đường mật qua ERCP, phát hiện sán lá gan lớn trong ống mật chủ và tiến hành bắt sán lá gan lớn qua nội soi. Đây là kỹ thuật tiên tiến và rất khó.
Sau can thiệp ERCP, các bác sĩ đã gắp ra được hai con sán lá gan lớn còn sống (dài 30 mm, ngang 10 mm) ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc điều trị đặc hiệu để diệt những trứng sán còn tiềm ẩn trong người. Sau nội soi can thiệp, bệnh nhân hồi phục, tỉnh táo, hết nôn, hết đau hạ sườn phải.
Video đang HOT
Theo BS.CKI Nguyễn Xuân Tuấn, Khoa Nội tiêu hóa, người trực tiếp can thiệp cho bệnh nhân, sán lá gan lớn gây áp xe gan khá phổ biến ở Việt Nam. Nhưng sán lá gan lớn ở trong ống mật chủ rất hiếm gặp, đặc biệt là còn sống. Theo y văn thế giới, người bị nhiễm sán lá gan lớn trong đường mật chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu gặp giun đũa chui lên ống mật chủ. Việt Nam từng ghi nhận hai ca có sán lá gan lớn trong ống mật chủ tại Thừa Thiên Huế (2012) và Đồng Nai (2018) được lấy bằng phương pháp phẫu thuật. Đây là trường hợp sán lá gan lớn còn sống trong ống mật chủ đầu tiên tại bệnh viện Đà Nẵng và được bắt bằng kỹ thuật nội soi ERCP.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, để tránh bị nhiễm sán lá gan, người dân nên ăn chín uống sôi. Ở những vùng dịch tễ của sán lá gan lớn, đặc biệt là miền trung, người dân cần hết sức cẩn thận và rửa thật kỹ khi ăn các loại rau ngập nước như: rau ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong…
3 món ăn chứa nhiều giun sán nhưng người Việt lại mê mẩn
Những món ăn khiến nhiều người Việt Nam mê mẩn dưới đây tuy chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng nếu không được chế biến cẩn thận sẽ khiến người ăn dễ bị nhiễm kí sinh trùng, giun sán.
Các loại ốc
Ốc là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt trong tiết trời se lạnh. Trong ốc có chứa rất ít chất béo, giàu protein và rất giàu vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho.
Tuy bổ dưỡng nhưng trong ốc lại có rất nhiều ký sinh trùng sinh sống có thể gây hại cho sức khỏe như nhiễm giun lươn, sán lá gan (bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn), sán lá ruột, sán máng...
Cần luộc ốc trên lửa lớn, sôi kỹ để tiêu diệt hết những ấu trùng giun sán còn trong ốc.
Ký sinh trùng từ ốc sẽ xâm nhập liên quan đến phổi, gan, mật, ruột, não và thận. Hơn thế, nó còn gây ra phản ứng những đáp ứng miễn dịch quá mức, gây ung thư, suy nội tạng, vô sinh hay thậm chí là tử vong.
Hải sản ăn sống
Hải sản ăn sống cũng là một trong những món ăn yêu thích của người Việt. Tuy nhiên, đây cũng được đánh giá là món ăn mang nguy cơ hiểm họa nhiễm ký sinh trùng cao.
Thuỷ sản cá, tôm, sò, ốc, hến, mực, bạch tuộc... ăn sống rất dễ nhiễm ký sinh trùng bởi trứng giun sán thường trung chuyển qua ốc, tôm, cua... rồi chui vào sâu vào thịt cá.
Nếu ăn phải cá nhiễm ký sinh trùng, khi vào tới hệ tiêu hoá, ấu trùng sẽ thành giun sán và bắt đầu gây hại cho cơ thể. Có khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thuỷ sản, một số loài có thể gây chết người.
Nem chua
Nem làm từ thính, thịt tươi, bì lợt, lá gia vị, tỏi sống. Được làm chín bằng phương pháp lên men tự nhiên, do đó không thể diệt được các vi khuẩn, virus gây bệnh và các kí sinh trùng đường ruột nên dễ trở thành nguyên nhân gây ra bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm tức thời.
Phần lớn món ăn này được làm thủ công nên trong quá trình chế biến, nếu không bảo đảm được vô trùng, món này rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn, nấm mốc và vi khuẩn độc hại.
Ảnh: Internet.
Dùng thuốc gì để trị sán? Trước đây tôi có triệu chứng mệt mỏi chán ăn, hay ứa nước miếng, đau tức vùng gan kéo dài... nên đi khám ở bệnh viện huyện. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị sán lá gan và kê đơn thuốc chloroquin. Tôi uống hết đơn thuốc thì triệu chứng cũng hết, nhưng thời gian cần đây tôi xuất hiện triệu chứng như cũ....