Bắt giữ thanh niên đăng tải 2.000 phim khiêu dâm trên Telegram
Cơ quan công an đã bắt giữ nam thanh niên đăng tải 2.000 phim khiêu dâm trên Telegram.
Trần Nguyễn Hoàn Phú làm việc với công an. Ảnh: Công an Lâm Đồng
Ngày 1.12, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt giữ Trần Nguyễn Hoàn Phú (25 tuổi, trú phường 2, TP.Đà Lạt) để điều tra về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Theo điều tra, từ tháng 5.2022 đến nay, Phú đã lập nhóm “Sex Daily Club” trên ứng dụng Telegram và đăng tải gần 2.000 phim, hình ảnh có nội dung khiêu dâm, đồi trụy với tổng dung lượng hơn 85 GB. Nhóm này có hơn 150 người theo dõi.
Ngoài ra, Phú còn lập và quản trị nhiều hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, Zalo như “FwB Đà Lạt Fanclub”, “Friend with Bear Đà Lạt” cũng với nội dung tương tự.
Video đang HOT
Làm việc với cơ quan công an, Phú cho biết, do thiếu hiểu biết về pháp luật nên không nhận thức được hành vi chia sẻ các nội dung khiêu dâm, đồi trụy trên không gian mạng là vi phạm pháp luật.
Cảnh giác với những kiểu lừa mới trên mạng xã hội
Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Bình Dương xuất hiện nhiều kiểu lừa mới liên quan đến giấy tờ tùy thân và tài khoản mạng xã hội của nạn nhân.
Điều đáng nói là những vụ lừa đảo như vậy xuất phát một phần từ lỗi của nạn nhân đã chủ quan, lơ là trong việc bảo quản tài sản của mình.
Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Trọng Điệp (SN 1992, quê TP Hải Phòng) kẻ chiếm đoạt hơn 150 triệu đồng bằng thủ đoạn khá đơn giản. Trước khi bị bắt, Điệp lên mạng xã hội liên hệ với một chủ đại lý bia, nước giải khát tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) để đặt mua bia Tiger với số lượng lớn.
Để tạo niềm tin, Điệp đã chuyển khoản 1,5 triệu đồng cho chủ đại lý và hẹn sẽ báo số lượng sau. Sau đó Điệp tiếp tục lên mạng để rao bán bia với giá khá mềm. Thấy giá rẻ hơn thị trường gần 50.000 đồng/thùng, một đại lý bia ở xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng liền đặt mua 500 thùng. Điệp liền yêu cầu chủ đại lý bia ở TP Thủ Dầu Một giao 500 thùng bia cho đại lý ở Dầu Tiếng. Khi nhân viên giao hàng chở bia đến nơi, Điệp yêu cầu chủ đại lý ở Dầu Tiếng chuyển vào tài khoản cho Điệp hơn 150 triệu đồng để thanh toán tiền bia. Vừa nhận tiền xong, Điệp đã chặn Zalo, khóa sim điện thoại.
Qua vụ việc này cho thấy, chủ đại lý bia ở Dầu Tiếng bị lừa xuất phát từ việc mua bia với giá rẻ bất thường mà không nghĩ đến hậu quả. Bởi trên thực tế những kiểu bán hàng giá rẻ này, nếu không phải là hàng trộm cắp, lừa đảo thì cũng là hàng giả, hàng kém chất lượng. Cũng chính vì món lợi cao này mà chủ đại lý ở Dầu Tiếng đã vội vã chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo vì nếu trao đổi trực tiếp với người giao hàng về việc thanh toán tiền bia thì có lẽ đã phát giác hành vi gian dối của đối tượng Điệp.
Chị M.T, ngụ TP Dĩ An (Bình Dương) cho biết, cách đây khoảng 1 tháng, tài khoản Zalo của chị bị chiếm đoạt. Sau đó đối tượng xấu đã nhắn tin cho một số người quen của chị để rủ rê tham gia sàn giao dịch tiền ảo. Đối tượng đưa những người này vào nhóm Zalo GROUP KUCOIN ASEAN 2 với hàng trăm thành viên mà phần đông là tài khoản ảo do bọn chúng lập nên. Tại đây, các đối tượng tự xưng mình là chuyên gia và sẽ giúp các thành viên trong nhóm đặt lệnh giao dịch đảm bảo 100% sẽ thắng, số tiền kiếm được hằng ngày từ 6-8% số vốn bỏ ra.
Để tham gia người chơi phải nộp tiền vào tài khoản thông qua đường link mà các đối tượng cung cấp. Lúc đầu các đối tượng dẫn dụ người chơi nộp tiền với số lượng ít từ 10-50$ (1$ quy đổi ra 27.100 đồng) để trải nghiệm. Sau khi giao dịch thành công, các đối tượng chuyển ngay tiền lãi cho người chơi để nhử mồi. Thấy dễ kiếm tiền, nhiều người nổi lòng tham nạp thêm tiền để chơi lớn và tất nhiên khi tiền đã chuyển vào thì lập tức chúng cắt đứt liên lạc, "đá" người chơi ra khỏi nhóm...
Nhóm đối tượng trộm cắp và lừa đảo công nghệ cao bị Công an tỉnh Bình Dương bắt giữ.
Công an TP Thủ Dầu Một khám phá thành công chuyên án bắt giữ 6 đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản và gây ra hàng loạt vụ lừa đảo trên địa bàn TP Thủ Dầu Một và TX Bến Cát. Các đối tượng gồm Huỳnh Đặng Đăng Khoa (SN 1996), Nguyễn Thanh Hải (SN 1999), Trần Hoài Nam (SN 1992, cùng ngụ Bình Dương), Lương Thị Thùy Trâm (SN 1995, quê Tiền Giang), Nguyễn Văn Bình (SN 1995, quê TP Hồ Chí Minh) đã bị bắt tạm giam về nhiều hành vi khác nhau. Cuối năm 2021, Hải và Bình đột nhập vào phòng trọ của anh Huỳnh Thanh Ước ở phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một và trộm được 2 xe gắn máy, 2 điện thoại di động cùng khoảng 1 triệu đồng. Sau khi trộm, Hải và Bình mang tài sản nhờ Trâm mang bán 1 xe gắn máy được 13 triệu đồng chia nhau tiêu xài.
Tiếp đó, Hải và Khoa mở được khóa điện thoại của anh Ước rồi vào Internet Banking tài khoản ngân hàng của bị hại để chuyển số tiền 70 triệu đồng sang tài khoản của bọn chúng. Các đối tượng tiếp tục sử dụng điện thoại di động của anh Ước đăng nhập vào các tài khoản mạng xã hội Zalo, Facebook để mạo danh anh Ước nhắn tin cho người thân của bị hại lừa đảo chiếm đoạt số tiền 12 triệu đồng...
Ngoài ra, Bình và Hải còn thực hiện 2 vụ trộm cắp tài sản sau đó dùng thẻ ATM của bị hại và đi rút tiền tại phường Tân Định, TX Bến Cát và dùng thủ đoạn dán ảnh vào CMND của nạn nhân để vay tiền online tổng cộng 9 lần với tổng số tiền chiếm đoạt hơn 150 triệu đồng...
Thượng tá Đặng Đình Hà, Phó trưởng Công an TP Thủ Dầu Một thông tin thêm, trong cốp xe của nạn nhân còn để nhiều tài sản có giá trị, giấy tờ tùy thân nên khi bị mất xe còn mất thêm nhiều tài sản khác. Sở dĩ các đối tượng mở khóa được điện thoại di động của nạn nhân là do mật khẩu đơn giản (ngày tháng năm sinh).
Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, có kiến thức về công nghệ đã chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người dùng thông qua các hình thức lợi dụng lỗ hổng bảo mật như lấy lại mật khẩu mới, dò đoán mật khẩu dễ nhớ như ngày sinh, ngày kỷ niệm... Sau đó, đối tượng sẽ lọc trong nội dung tin nhắn của bị hại tìm các mối quan hệ thân thiết, quan hệ tin tưởng để nhắn tin mượn tiền với lý do thực hiện công việc gấp, thanh toán tiền mua hàng...
Để phòng ngừa, người dân khi sử dụng mạng xã hội cần đặt mật khẩu khó đoán và cài đặt chế độ xác thực 2 bước qua số điện thoại đối với tài khoản của mình. Khi có người quen nhắn tin mượn tiền cần điện thoại trực tiếp cho người mượn để xác thực. Nếu tài khoản mạng xã hội bị chiếm quyền điều khiển cần thông báo cho bạn bè trong danh sách để phòng tránh.
Bên cạnh đó, Công an Bình Dương cũng khuyến cáo đến người dân khi ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng lừa đảo xin chụp hình CMND/CCCD trả tiền từ 100.000-150.000 đồng trên mỗi CMND/CCCD được chụp. Cơ quan Công an cho rằng, do mã QR và chip trên thẻ CCCD chứa rất nhiều thông tin cá nhân của công dân mà tội phạm công nghệ cao có thể lợi dụng để đăng ký tài khoản ngân hàng, vay tiền trên app, đăng ký số điện thoại trả sau, đăng ký mã số thuế ảo...
Do vậy mà dân không nên chia sẻ hình ảnh CMND/CCCD trên mạng xã hội, không cung cấp thông tin cá nhân và không cho đối tượng lạ chụp ảnh CMND/CCCD mà không rõ mục đích. Nếu phát hiện tình trạng trên, người dân cần báo ngay cơ quan công an gần nhất để có biện pháp xử lý.
Đà Nẵng: Triệt phá các băng nhóm cho vay nặng lãi, núp bóng xe ôm công nghệ Ngày 9.6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng cho biết đã bắt được 9 nghi phạm ngoại tỉnh hoạt động cho vay nặng lãi trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Từ đầu năm 2022, các trinh sát địa bàn của Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng phát hiện nhiều người ngoại tỉnh đến TP.Đà Nẵng cho vay nặng...