Bắt giữ người cầm dao đòi ám sát ông Trump
Lực lượng an ninh Mỹ mới đây đã khống chế một thanh niên sau khi người này cầm dao tiếp cận Nhà Trắng và tuyên bố muốn ám sát Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump vẫy tay chào công chúng trước Nhà Trắng (Ảnh chụp hồi 2-2). Ảnh: REUTERS
Theo ghi nhận của đài CNN ngày 10-2, đối tượng là một nam thanh niên 25 tuổi tên Roger Hedgpeth.
Tại thời điểm diễn ra vụ việc, người này được cho là đã tiếp cận một đặc vụ Mỹ đang tuần tra xung quanh Nhà Trắng rồi la lớn: “Tôi tới đây để ám sát Tổng thống Donald Trump”.
Viên sĩ quan lập tức khống chế và khám xét người của Hedgpeth, thu giữ một con dao dài gần 9 cm cùng một bao đựng súng rỗng.
Phần hàng rào bảo vệ xung quanh Nhà Trắng. Ảnh: CNN
Sau khi bị bắt, cơ quan chức năng đã đem Roger Hedgpeth giám định tâm lý và phát hiện Hedgpeth từng là một bệnh nhân tâm thần được trình báo đi lạc khỏi địa phương sinh sống là TP Brandon, bang Florida.
Hiện chưa rõ làm cách nào Roger Hedgpeth có thể vượt quãng đường gần 1.500 km từ Brandon đến thủ đô Washington.
Video đang HOT
Được biết kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức vào năm 2017, số vụ đột nhập vào Nhà Trắng bị phát hiện đã gia tăng đáng kể.
Hồi tháng 10-2017, an ninh Mỹ bắt giữ một người mặc trang phục của nhân vật hoạt hình Pikachu đang định nhảy qua hàng rào bên ngoài Nhà Trắng. Đến tháng 11 cùng năm, một thanh niên đứng lên giá dựng xe đạp bên ngoài Nhà Trắng và đang chuẩn bị leo vào bên trong thì bị bắt.
Nhằm đối phó với tình trạng trên, chính quyền Mỹ phải cho bổ sung thêm công nghệ nhận diện khuôn mặt và tăng chiều cao hàng rào bảo vệ.
VĨ CƯỜNG
Theo plo.vn
Tiếng nói lạ trong đầu chàng trai trẻ
HÀ NỘI - Thành 22 tuổi, ngồi trên ghế đá Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103, nhìn ra vườn cây, an lành, không còn bịt tai sợ hãi bởi ảo thanh.
"Em cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm. Từ khi sống ở đây, không còn ai chửi bới em, đe dọa em, không còn ai theo dõi em nữa. Ở đây thật yên bình!", Thành nói.
Một tháng kể từ khi vào khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 chữa trị, Thành tăng cân, nước da hồng hào hơn trước. Chàng thanh niên hay cười và hay bắt chuyện với các bạn. Mỗi sáng tỉnh dậy, Thành đi dạo vài ba vòng quanh khuôn viên của Khoa, sau đó ăn sáng rồi ngồi hóng gió. Buổi chiều thường có các hoạt động cho bệnh nhân tâm thần như chơi bài, đàn, hát... Thành cũng tham gia, hoặc đứng xem các bạn chơi. Mẹ Thành ở cùng luôn tại viện để tiện việc chăm lo bữa ăn hàng ngày.
Từ hành lang bệnh viện, Thành đứng nhìn ra vườn cây, hóng gió mỗi ngày với cảm giác nhẹ nhõm, yên bình. Ảnh: Thúy Quỳnh
Nhìn chàng trai vui vẻ như vậy, ít ai biết rằng trước khi vào viện, cậu phải sống trong sự hoang mang, lo sợ bởi những hoang tưởng, ảo giác, rối loạn tư duy xuất hiện, đeo bám.
Hai năm trước, Thành bắt đầu xuất hiện tiếng nói lạ trong đầu. Đó là những âm thanh cứ hàng ngày vang lên trong đầu, vang bên tai cậu. Lúc đầu là những lời nói thì thầm, sau đó là âm thanh rõ mồn một từng tiếng, xuất hiện từng lúc. "Những tiếng khen thì ít mà chửi bới thì nhiều, đe dọa, chê, cười nhạo và chỉ trích những vấn đề riêng tư... Em vô cùng đau khổ và lo lắng", Thành nói.
Khi nghe thấy tiếng nói trong đầu, cậu bịt tai lại, sợ hãi, ngồi thu mình. Song, những ảo thanh không hết mà còn xuất hiện ngày càng nhiều, cả ngày và đêm. Cậu mệt mỏi, khó chịu, dày vò mỗi ngày. Vài tháng sau, trong đầu Thành xuất hiện cảm giác luôn có người lạ theo dõi phía sau. Không thể chịu được, cậu bắt đầu có những phản ứng để tự vệ, phòng thủ. Cứ đi được một đoạn, Thành bất ngờ ngoái lại đằng sau xem có ai đi theo mình không, sau đó cậu đi nhanh hơn, có khi chạy luôn về nhà, đóng cửa, trốn trong phòng.
Những ảo thanh vẫn xuất hiện, chạy trốn không được, Thành nói chuyện, đối đáp luôn với ảo thanh đó. Mỗi lúc như vậy, người nhà chỉ thấy cậu ngồi nói chuyện một mình, nói lung tung, lộn xộn, khó hiểu, đang nói bỗng đột ngột ngừng lại rồi lại nói tiếp sang chủ đề khác. Bố mẹ nhìn con trai thẫn thờ đi trông thấy. Cậu không phản ứng trước bất cứ các sự kiện vui buồn, mất hoàn toàn cảm xúc.
Bố mẹ chia sẻ, một thời gian chỉ thấy con trai trong phòng, đóng cửa một mình, không muốn tiếp xúc với người khác, ngay cả bố mẹ. Đôi khi con hay có những phản ứng ngược với bình thường, "mình vui thì cháu buồn, mình đang có chuyện buồn thì cháu cười đùa". Gia đình cũng nhiều lần ý định muốn đưa con trai đi viện khám nhưng Thành nhất quyết không đi, khăng khăng nói mình khỏe mạnh, không có bệnh tật gì.
Cậu vẫn tiếp tục một mình chịu đựng những hoang tưởng ảo giác, xuất hiện bên tai, trong đầu, chửi bới cậu bằng những lời cay độc, đe dọa cậu, bình phẩm về con người và hành vi của cậu, trong suốt 2 năm. Sau đó ảo thanh bắt đầu xui khiến cậu. Nhìn con trai có những hành động vô thức, gia đình lo lắng, tìm mọi cách đưa cậu đi khám.
Ngày 16/10, bố mẹ Thành phải lừa, nói dẫn cậu vào viện Quân y 103 để khám một bệnh khác, Thành mới chịu vào gặp bác sĩ. Bác sĩ Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, Khoa Tâm thần, người trực tiếp khám cho Lê Văn Thành, chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt. Đây là một loại bệnh tâm thần nặng, nguyên nhân chủ yếu do gene di truyền. Bệnh nhân có các triệu chứng cơ bản là hoang tưởng, ảo thanh, rối loạn tư duy và không ý thức được mình bị bệnh nên thường phủ nhận bệnh tật. Trong thời gian này, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi, và có các hoang tưởng nặng. Chỉ có 0,5-1% dân số mắc tâm thần phân liệt.
"Những ảo thanh chửi bới, chỉ trích mà bệnh nhân Thành nghe thấy gọi là 'ảo thanh bình phẩm', khi những ảo thanh đó sai khiến bệnh nhân làm việc, gọi là 'ảo thanh xui khiến'", bác sĩ Đức cho biết. "Ảo thanh xui khiến rất nguy hiểm. Nó có thể xui khiến, ra lệnh cho người bệnh tiến hành những hành vi nguy hiểm như tự sát, giết người, và các hành vi nguy hiểm khác.
Thành được điều trị nội trú một tháng tại Khoa, uống thuốc an thần hàng ngày, vitamin, dưỡng não kèm theo một số thủ thuật khác như liệu pháp sốc điện.
Mô hình của Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 là không gian mở có kiểm soát. Thành và các bệnh nhân khác ngoài thời gian điều trị có thể được tự do đi lại tại khuôn viên, tình trạng loạn thần được kiểm soát bằng thuốc. Tại khoa còn có các hoạt động khác như đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, lao động liệu pháp... giúp cho việc điều trị tốt hơn, quá trình hồi phục nhanh hơn.
Sau 3 tuần điều trị, những ảo thanh, hoang tưởng biến mất. Lúc này, Thành mới nhận thức được mình mắc bệnh, có thể ngồi bình tĩnh kể lại toàn bộ quá trình suốt hai năm bị tâm thần phân liệt mà khi đó cậu nghĩ mình vẫn khỏe mạnh.
"Cuộc sống đúng như một địa ngục", Thành thốt lên.
Theo bác sĩ Cao Tiến Đức, tâm thần phân liệt có thể xảy ra ở nhiều nhóm người nhưng chủ yếu gặp ở người trẻ tuổi. Với nam giới khoảng tuổi khởi phát từ 15-28 tuổi, nữ giới thường khởi phát muộn hơn vài tuổi. Bệnh nhân được chữa trị một đợt trong vòng một tháng tại Khoa Tâm thần, các triệu chứng có thể sẽ hết. Song, người bệnh cần phải theo dõi thường xuyên và tái khám hàng tháng, bởi bệnh tâm thần rất dễ tái phát. Nhiều bệnh nhân bị bệnh từ khi còn rất trẻ và kéo dài suốt cả cuộc đời.
Đứng dậy khỏi ghế đá, Thành bước vào phòng chuẩn bị ăn cơm trưa cùng mẹ. Chiều nay tại Khoa sẽ có buổi giao lưu đàn hát nên chàng trai rất háo hức. Cậu đã chuẩn bị một bài hát để thể hiện trước mọi người. Nở nụ cười tươi, Thành nói: "Em cảm thấy rất vui vẻ khi ở đây, sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Một vài bạn mắc bệnh giống em đã được xuất viện, em cũng hy vọng mình sớm khỏe lại để về với gia đình".
*Tên bệnh nhân được thay đổi.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Hà Nội: Quản lý và điều trị cho khoảng 18.000 bệnh nhân tâm thần Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có 30 trung tâm y tế quận huyện, đang quản lý và điều trị cho khoảng 18.000 bệnh nhân bao gồm 7.602 bệnh nhân tâm thần phân liệt, 6.426 bệnh nhân động kinh. Bệnh nhân tâm thần đang được điều trị tại BV TT Hà Nội. Bác sĩ Trần Quyết Thắng, Phó giám...