Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi
Đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch sởi của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cùng ngành Y tế huyện Nam Trà My đang nhanh chóng triển khai hoạt động kiểm soát, phòng chống dịch sốt phát ban nghi sởi tại xã Trà Leng.
Cán bộ TTYT huyện Nam Trà My và xã Trà Leng vận động người dân đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ. (Ảnh: Sở Y tế cung cấp)
Về 3 trường hợp t.ử von.g trong dịp Tết tại xã Trà Leng gồm: 2 trường hợp là con ông N.V.T, ở nóc Ông Thương, thôn 3. Trẻ tên N.H.D sinh năm 2018 và bé N.T.T sinh năm 2021, bị tiêu chảy 3 ngày trước Tết, y tế thôn bản đã vào nhà tư vấn, hướng dẫn ra Trạm Y tế xã khám nhưng người nhà không cho đi. Cả 2 trẻ bị tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước, suy kiệt, t.ử von.g vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết.
Trường hợp trẻ t.ử von.g thứ 3 là H.K.H, sinh năm 2020, con ông H.V.T, địa chỉ nóc Đèn Pin, thôn 3. Trẻ bị ho, sốt, viêm phổi kéo dài, suy hô hấp và t.ử von.g vào ngày 31/1 (mùng 3 Tết).
Ngày 6/2, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, tính từ ngày 25/1/2025 đến 4/2/2025, tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) đã có 43 trẻ sinh từ năm 2013 – 2024 có triệu chứng sốt, ho và phát ban được tiếp nhận điều trị.
Video đang HOT
Trong đó có 23 trẻ đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My, 10 trẻ đang được điều trị tại Trạm Y tế xã Trà Leng, 3 trẻ điều trị tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Quảng Nam. 7 trẻ đã khỏi bệnh được ra viện.
Sở Y tế thông tin, Trạm Y tế xã Trà Leng và Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My chẩn đoán ban đầu các trường hợp trên đều bị sốt phát ban. Trong số những trẻ bị bệnh có trẻ đã được tiêm vắc xin sởi, có trẻ chưa tiêm và có trẻ chưa đủ tháng tiêm.
Trẻ bị sốt phát ban đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My (Ảnh: Sở Y tế cung cấp)
Ngay sau khi ghi nhận số bệnh nhi sốt phát ban nghi sởi ở xã Trà Leng, Sở Y tế đã có văn bản yêu cầu tất cả đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt phát ban nghi sởi trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tuyên truyền, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình, các biện pháp phòng, chống bệnh sởi; Rà soát, điều tiết, cấp bổ sung Vitamin A liều cao cho Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang điều trị bệnh nhân sởi, sốt phát ban nghi sởi.
Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My cử cán bộ Khoa Y tế dự phòng cùng cán bộ y tế xã tới từng thôn, nóc ở xã Trà Leng để tầm soát, vận động các gia đình đưa trẻ có triệu chứng sốt phát ban ra Trạm Y tế xã để điều trị.
Cán bộ y tế xã vận động người dân đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát đối tượng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vắc xin phòng bệnh sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 theo kế hoạch được phê duyệt.
Thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và xảy ra các ổ dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời chỉ đạo các khoa, phòng, trạm y tế các xã thực hiện nghiêm túc việc báo cáo kịp thời, đầy đủ các trường hợp bệnh, ổ dịch trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm.
TP HCM: Phát hiện 60 ca nghi sốt phát ban sởi trong 1 tuần
Theo HCDC, số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần 31 trên địa TP là 284 ca, trong đó có 116 ca được xác định trong phòng thí nghiệm.
Ngày 10-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trong tuần 31 (từ ngày 29-7 đến 4-8), theo ghi nhận, tại TP phát hiện 60 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó có 9 ca được xác định mắc bệnh trong phòng thí nghiệm (dương tính ELISA IgM).
Ngoài ra, cũng trong tuần 31, tại TP HCM cũng ghi nhận 254 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, cao hơn 21% so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 31 là 5.136 ca. Các quận huyện có số ca mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, TP Thủ Đức, quận 7.
Về tay chân miệng, trong tuần 31, TP ghi nhận 351 trường hợp mắc bệnh, thấp hơn 18,7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 31 là 9.475 ca. Các quận huyện có số ca mắc tay chân miệng trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và quận 8.
Hiện bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa, còn bệnh sởi đã có vắc- xin phòng ngừa.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho thấy trong tháng 7 bệnh viện ghi nhận 82 ca sởi mới nhập viện. Tỉ lệ này cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 và trung bình 5 năm vừa qua. Dự đoán trong thời gian tới, tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng.
Dự báo trong tháng 8, tỉ lệ trẻ nhập viện do sốt xuất huyết, viêm tiểu phế quản sẽ tăng.
Bệnh sởi rình rập bùng phát, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255%. Ngày 19-3, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố về việc tăng cường công...