Bắt gặp con châu chấu hồng chóe lọe nằm ểnh ương trên thảm cỏ xanh mượt
Do bị thừa sắc tố đỏ và thiếu hụt sắc tố xanh trong cơ thể nên con châu chấu mới có màu hồng khác lạ đến như vậy.
Trong lúc đang dạo chơi bên một hồ nước nhỏ ở thị trấn Ipswich, Anh Quốc, ông Richard Taylor đã vô tình nhìn thấy một con châu chấu màu hồng đang thư giãn trên thảm cỏ xanh mượt. Chính vì màu sắc rực rỡ của nó mà ông Richard không thể bỏ qua khoảnh khắc hiếm có này và lấy máy ảnh chụp lại ngay.
Con châu chấu hồng mà ông Richard bắt gặp gần hồ nước ở Ipswich.
Bình thường, châu chấu có màu xanh hoặc nâu, nhưng do bị đột biến gen nên con châu chấu này lại có thân màu hồng khác lạ. Theo các chuyên gia, căn bệnh đột biến gen này có tên là hóa đỏ (erythrism) – tương tự như bệnh bạch tạng. Được biết, căn bệnh bị gây ra bởi sự thiếu hụt sắc tố xanh và tăng sắc tố đỏ ở châu chấu.
Mặc dù xác suất bắt gặp châu chấu hồng là rất thấp nhưng ông Richard lại may mắn được nhìn thấy 2 lần. Một lần cách đây không lâu, còn một lần là vào thời điểm này năm ngoái. Vì thế, ông tin rằng, có thể con châu chấu mà ông bắt gặp năm ngoái và năm nay có mối quan hệ với nhau.
Video đang HOT
Châu chấu hồng là do bị đột biến gen.
Đây là một dạng bệnh tăng sắc tố đỏ, một dạng bệnh giống như bạch tạng.
Một con châu chấu tím hồng khác được tìm thấy.
Theo Trí thức trẻ
Tìm thấy cá thể rắn bạch tạng đầu tiên trên thế giới
Con rắn sở hữu làn da trắng cùng đôi mắt đen tuyền hiếm có này vừa được tìm thấy tại miền Bắc nước Úc.
Giống như con người, thế giới động vật thỉnh thoảng lại sản sinh ra một vài cá thể đặc biệt, trong đó có bạch tạng. Đây là tình trạng thiếu enzyme trong sắc tố melanin khiến da, mắt, lông có màu nhợt nhạt khác xa với bình thường. Người ta thống kê rằng, chỉ có 1 trong 10 nghìn, thậm chí là 100 nghìn cá thể mới có một trường hợp bạch tạng. Và mới đây tại nước Úc, người ta đã tìm ra được cá thể rắn với làn da trắng đầu tiên trên thế giới.
Con rắn sở hữu làn da trắng muốt cùng đôi mắt đen tuyền.
Được biết, con rắn đặc biệt này được tìm thấy tại công viên động vật hoang dã Territory tại miền Bắc nước Úc. Người quản lý của khu bảo tồn, ông Simon Ferguson, cho biết rằng đây là cá thể đầu tiên và cũng có thể là duy nhất trên thế giới có màu sắc kiểu này. Hiện tại, họ đã đưa nó về khu vực cách ly riêng của công viên và đặt cho nó cái tên Lucille.
Bình thường, loại rắn Slaty Grey này có màu nâu xám, thậm chí là đen nên rất khó để phát hiện ra. Con vật này càng trở nên quý hiếm hơn khi toàn thân được bao phủ một màu trắng, nhưng đôi mắt thì vẫn không thay đổi. Những cá thể khác bị đột biến gen dẫn tới hội chứng Leucistism, một hội chứng giống với bạch tạng ở người phần lớn đều có mắt màu hồng nhạt.
Ông Ferguson cũng cảm thấy bất ngờ về khả năng sinh tồn của Lucille. Rất khó để một cá thể rắn đặc biệt như thế này có thể sống sót khỏi nanh vuốt của các loài săn mồi. Thế nhưng, Luccile đã sống được hơn 2 năm tuổi trước khi bị phát hiện.
Bản thân ông Ferguson và mọi người tại trung tâm đều cảm thấy bị mê hoặc bởi vẻ ngoài tuyệt đẹp của Lucille. Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã đã đăng ảnh Lucille lên Facebook và nhận được hơn 4000 lượt thích và chia sẻ.
Trung tâm bảo tồn của công viên vẫn đang tiến hành cách ly và chăm sóc Lucille theo chế độ đặc biệt. Họ cũng cho biết, nếu như công chúng yêu cầu, họ sẽ đưa nó tới khu vực trưng bày an toàn để công chúng có thể tới đây và ngắm con rắn trắng độc nhất vô nhị này.
Đôi mắt đen khiến cho Lucille khác với các cá thể bạch tạng khác.
Những con rắn thuộc loài Slaty Grey bình thường sẽ có màu nâu xám hoặc đen.
Lucille hiện đang được chăm sóc cách ly bởi trung tâm bảo tồn.
Theo Trí thức trẻ
Đàn lợn đột biến gen gây sốc với thân hình cơ bắp cuồn cuộn Những múi cơ nổi to quá mức chính là hậu quả của đột biến gen. Là kết quả của phương pháp lai giống nên đàn lợn tại một trang trại ở tỉnh Banteay Meanchey, Campuchia đã trở nên cơ bắp bất thường so với những giống lợn khác. Được biết, thân hình vạm vỡ của chúng là do hậu quả của đột biến...