Bắt được con cá chép 20kg, sang tay ngay chục triệu đồng
Để có được con cá chép nặng gần 20kg, người Hà thành sành ăn chấp nhận bỏ ra cả chục triệu đồng để mua.
Khi vừa đăng tải hình ảnh cá chép khổng lồ nặng gần 20kg lên mạng, bài viết của chị Nguyễn Mỹ Duyên ( Nghệ An) thu hút sự quan tâm của nhiều người. “Thấy đăng bán, mình lập tức liên hệ để đặt mua nhưng rất tiếc đã có người mua rồi”, anh Hoàng Dũng ( Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết.
Theo chị Duyên – người bán con cá chép này cho biết đây là con cá được người thân của chị bắt tại một con sông ở Nghệ An. Con cá này hoàn toàn đánh bắt tự nhiên, không phải là cá nuôi.
Con cá nặng gần 20kg, người sành ăn bỏ cả chục triệu đồng để mua.
“Khi vừa đăng lên, không ít khách liên hệ với ý muốn mua con cá này về ăn. Hầu hết khách đều muốn mua cả con chứ không mua theo khúc. Con cá gần 20kg này mình đã bán cho một vị khách ở Hà Nội với giá gần chục triệu đồng”, chị nói.
Chị Duyên lý giải sở dĩ con cá chép này có giá cao như vậy là vì loại cá này đánh bắt rất khó, chỉ có những người có kinh nghiệm mới có thể thu phục chúng. Hơn nữa, đây là loại cá tự nhiên nên thịt của chúng ngon, chắc khác hẳn với cá nuôi.
Video đang HOT
Vì đây là cá ngoài tự nhiên nên thịt ngon, chắc.
Theo người bán, nhiều vị khách chậm chân nên cũng không mua được con cá này.
Cũng vì lẽ đó, những vị khách sành ăn sẽ chấp nhận bỏ ra số tiền hàng chục triệu đồng để có được con cá này. Sau khi bán, không ít vị khách khác cũng liên hệ và đặt hàng trước nếu có cá ngoài tự nhiên kích thước khủng.
“Sau đó, người thân của mình cũng bắt được 1-2 con cá có kích thước khá to, từ 10 – 15kg. Tuy nhiên, loại cá này rất ít và không phải lúc nào cũng đánh bắt được. Vì vậy, mình không nhận đặt hàng trước của bất cứ ai, có cá mình mới rao bán thôi”, chị chia sẻ thêm.
Theo đó, mỗi kg cá được bán với giá dao động từ 200.000 – 350.000 đồng, tùy thuộc vào trọng lượng của cá.
Có con cá trọng lượng nhỏ hơn cũng được người thân của chị đánh bắt được trên sông ở Nghệ An, dao động khoảng 10-15kg.
Theo Dân Việt
Đặc sản "cá ông trời" có vảy như rắn tuyệt ngon ở Nghệ An : Cá thửng
Cá thửng - người dân Nghi Thủy (TX. Cửa Lò) thường gọi là "cá ông trời" là món ăn độc đáo rất được ưa chuộng. Nhất là vào dịp Tết, trên mâm cỗ cúng, ngoài bánh chưng xanh, giò, chả thì không thể thiếu món cá thửng.
Quanh năm lênh đênh trên biển cả, sống dựa vào con cá, con tôm nên với ngư dân miền biển nói chung và phường Nghi Thủy nói riêng, cá thửng có một vị trí quan trọng trong tâm thức.
Mùa cá thửng bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 12 âm lịch. Những tháng cuối năm, thuyền cập bến, những mẻ cá thửng vừa chuyển lên bờ, còn tươi xanh được thương lái trong làng mua hết sạch. Cá sau khi mua về, chọn những con to đều nhau, rửa sạch. Quá trình rửa phải hết sức khéo léo, tỉ mỉ, làm sao để con cá sạch nhưng không bị bong, tróc vảy. Sau đó, để cá ráo nước rồi bắt đầu khâu tạo hình. "Phải uốn cá sao cho thành một vòng tròn, miệng cá ngậm đuôi cá (có thể cố định bằng tăm tre hoặc dây cước), cân xứng, không vẹo, không được làm gãy xương cá", bà Nguyễn Thị Manh (khối 8, phường Nghi Thủy) - người có kinh nghiệm 40 năm sơ chế cá thửng cho biết. Sau đó, cá được cho vào nồi hấp vừa chín, đưa ra khỏi nồi, xếp lên vỉ sắt cho ráo nước.
Làng cá Nghi Thủy vào mùa. Ảnh: Thanh Tường
Quạt một bếp than củi, chờ than đượm, đem vỉ cá lên sấy, trong quá trình sấy cá, phải lật trở đều, chú ý nhiệt độ than vừa phải, không được để quá nóng, lớp vảy sẽ bị xém đen, nhìn mất thẩm mỹ. Khi sờ tay vào thấy cá khô, không còn dính tay nữa thì nhấc cá ra khỏi bếp than, sắp sang một vỉ sắt tròn. Nhen một bếp than củi, dùng bã mía hoặc vỏ mía tươi tấp lên trên. Khi thấy khói quyện lên kèm theo vị ngọt của mía thì dùng thùng phuy rỗng úp lên bếp than, bỏ vỉ cá vào thùng phuy, đậy kín nắp. Cá được xông khói bã mía nên sẽ thơm và ngọt nhờ lớp mật mía còn sót lại trong bã, lớp vỏ cật của mía thấm vào từng con cá. Sau khi xông cá sẽ ngả màu vàng ươm rất ngon mắt.
Cá phải được xếp thật khéo léo. Ảnh: Thanh Tường
"Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho ông trời, cá thửng kho mật mía còn là món ăn ngon, thịt chắc, xương ít, thơm, bùi, không gây ngán, chế biến đơn giản nên được nhiều người lựa chọn trong thực đơn mâm cỗ ngày Tết. Với lại, con cá thửng hình tròn, bày lên đĩa nhìn rất bắt mắt, trông mâm cỗ đẹp hơn, cân đối hơn. Cá thửng lại bảo quản được lâu (bỏ tủ lạnh hàng tháng không hỏng), càng kho càng ngon nên nhiều người lựa chọn làm quà Tết", chị Hoàng Thị Yên, một hộ dân buôn cá thửng ở Nghi Thủy cho biết.
Cá được xông trên bếp than củi. Ảnh: Thanh Tường
Sơ chế cá thửng công phu, cầu kỳ song để nấu món cá thửng kho mật mía lại khá đơn giản. Cá thửng sau khi mua về, lót phía dưới một lớp mía chẻ khúc, ít lát gừng để cá vào, thêm hành tăm, ớt quả, nước mắm ngon và vài thìa mật. Bắc lên bếp, đun lửa liu riu chừng vài giờ đồng hồ, thấy niêu cá nổi bong bóng, sôi lăn tăn là cá chín. Nếu nấu bếp củi thì đun cá sôi độ một tiếng đồng hồ, sau đó tui lửa, bỏ trấu vào un cá với hơi nóng từ than, từ trấu cho đến khi nồi cá cạn nước, xương cá cũng bị ninh nhừ còn miếng cá thì săn chắc. Với kiểu kho này, cá thửng có thể để cả tháng mà không hỏng. Ngày Tết, khi thịt, giò ê chề, gây ngán thì món cá thửng trở thành "món ngon khó cưỡng" với bất cứ ai. Ăn miếng cá thửng thơm bùi, đậm đà với lát bánh tét, miếng bánh chưng hay bát cơm nóng thì tưởng trên đời này không còn có cao lương mỹ vị nào sánh bằng.
Cá thửng thành phẩm thơm, dai hấp dẫn. Ảnh: Thanh Tường
Ngoài món kho niêu thì cá thửng còn được chế biến thành những món ngon khác như: cá thửng nướng chấm muối ớt; canh cá thửng nấu lá giang...
Theo Thanh Tường (Báo Nghệ An)
Việc làm bất ngờ của người bắt được cá trê vàng dài hơn nửa mét Người dân ở Thừa Thiên- Huế bắt được con cá trê vàng dài hơn nửa mét khi ra đồng bủa lưới ngày Tết đã có việc làm đầy bất ngờ. Liên quan đến sự việc một người dân ở Thừa Thiên- Huế bắt được con cá trê vàng dài hơn nửa mét khi ra đồng bủa lưới dịp Tết, ngày 10.2 (mồng 6...