Bất động sản khu công nghiệp tiếp tục lạc quan
Sau một năm 2019 “bội thu”, cơ hội vẫn tiếp tục mở ra đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp.
Số liệu được Công ty Đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại của Mỹ – CBRE cung cấp cho biết, giá cho thuê đất công nghiệp hiện đang nằm trong khoảng từ 50 – 300 USD/m2/kỳ thuê, tương đương 0,23 – 1,38 USD/m2/tháng (giả định kỳ thuê là 30 năm và đã bao gồm lãi từ khoản trả trước theo hợp đồng thuê đất) thấp hơn giá cho thuê nhà xưởng xây sẵn trung bình, nằm trong khoảng 2 – 8 USD/m2/tháng.
Với tỷ suất lợi nhuận gộp xấp xỉ 60%, ước tính việc cho thuê nhà xưởng sản xuất có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các công ty phát triển khu công nghiệp khi so sánh với việc cho thuê đất, với cùng một quy mô diện tích, tuy nhiên việc phát triển nhà xưởng sản xuất sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư hơn.
Chính vì vậy, những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp bị hạn chế vì quỹ đất đang có xu hướng đầu tư xây nhà kho, nhà xưởng để gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Bất động sản khu công nghiệp tiếp tục lạc quan (Ảnh Internet)
Sở hữu 20 ha đất ở Khu công nghiệp Long Thành và 50 ha đất ở Khu công nghiệp Châu Đức, CTCP Sonadezi Long Thành (SZL) đang tập trung xây dựng nhà xưởng xây sẵn và nhà kho để cho thuê.
Doanh thu và lợi nhuận gộp từ phân khúc này của SZL tăng trưởng lần lượt 20,9% và 31,8% mỗi năm trong giai đoạn 2017 – 2019 và SZL dự báo tiếp tục duy trì tối thiểu được tỷ lệ này trong năm 2020.
Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019 với 3.250 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 31% so năm trước, lãi ròng đạt 855 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018.
Trong đó, doanh thu cho thuê đất chiếm gần 2.866 tỷ đồng, tương đương 88% tổng doanh thu của KBC năm 2019, đến từ các hợp đồng cho thuê đất tại Khu công nghiệp Quang Châu, Tân Phú Trung, Tràng Duệ và Quế Võ.
Video đang HOT
Nhu cầu thuê các khu công nghiệp tại KBC vẫn ở mức cao, với nhiều khách hàng tiềm năng lớn.
Một số doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cũng được kỳ vọng sẽ đạt được kết quả tốt trong năm 2020 như CTCP Khu công nghiệp IDICO (IDC) với Khu công nghiệp Phú Mỹ tại Bà Rịa – Vũng Tàu, CTCP Phát triển đô thị và khu công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) với Khu công nghiệp Cộng Hòa tại Hải Dương…
Có 2 xu hướng rõ rệt với thị trường bất động khu công nghiệp, theo đánh giá của Công ty chứng khoán VNDirect, đó là cho thuê nhà xưởng xây sẵn sẽ là động lực tăng trưởng lợi cho các công ty phát triển bất động sản khu công nghiệp và sự tăng trưởng của bất động sản khu công nghiệp tại các tỉnh xa vùng kinh tế như Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương và Bắc Giang.
Trong ngắn hạn, xu hướng chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc đến ASEAN đang bị chững lại do những lo ngại liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán, song về dài hạn, xu hướng dịch chuyển này sẽ mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, bất động sản khu công nghiệp tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam với các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Các tỉnh xa vùng kinh tế, có quỹ đất lớn, giá cho thuê đất thấp, cơ sở hạ tầng tốt để kết nối với các vùng kinh tế, kết nối với cảng và đường cao tốc có thể đạt được sự tăng trưởng mạnh hơn về giá và diện tích cho thuê vào năm 2020.
Chẳng hạn, các khu công nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu có tỷ lệ lấp đầy 73% và giá cho thuê thấp nhất tại miền Nam có thể trở thành điểm sáng về bất động sản khu công nghiệp trong giai đoạn 2020 – 2021 nhờ vào hệ thống đường cao tốc và cụm cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
Ở khu vực miền Bắc, một số khu công nghiệp ở Hải Dương và Bắc Giang với cơ sở hạ tầng tốt về đường cao tốc, cụ thể là đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và Hải Dương – Quảng Ninh, có thể kết nối với cụm cảng Hải Phòng sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng tốt về giá cho thuê cũng như diện tích đất cho thuê trong năm 2020.
Theo Vũ Trọng/Thời báo Kinh doanh
Đại gia đồng loạt mất tỷ USD, đừng hoảng quá bán rẻ rồi hối tiếc
Nhiều ngành dự báo sẽ chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm viêm phổi cấp do virus nCoV thuộc chủng corona xuất phát từ Vũ Hán. Các doanh nghiệp mất cả tỷ USD trong vài ngày qua. Tình hình đang ổn định trở lại nhưng sự thận trọng vẫn còn.
CTCK Chứng khoán Sài Gòn (SSI) của ông Nguyễn Duy Hưng vừa có báo cáo đánh giá tác động của dịch virus Corona tới nền kinh tế và các nhóm ngành kinh doanh. Theo đó, tăng trưởng GDP quý 1 có thể sẽ gặp nhiều thách thức và hàng chục nhóm ngành kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Chính phủ sẽ có các biện pháp hỗ trợ để tăng trưởng hồi phục trong nửa cuối năm nay, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% cho cả năm 2020.
Theo báo cáo của SSI, nhiều nhóm ngành sẽ ảnh hưởng mạnh, trong đó xuất khẩu sản phẩm nông sản và hoạt động du lịch sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi từ dịch bệnh đang bùng nổ ở Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn.
Việt Nam hiện có độ mở kinh tế cao. Trong những năm qua đã đẩy mạnh kết nối thương mại quốc tế, tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu/GDP chiếm tỷ lệ cao (196,6 %). Do đó, bất kỳ sự gián đoạn nào đến từ các nhà cung ứng quan trọng như Trung Quốc có thể sẽ là thách thức đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona từ Vũ Hàn Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều thị trường tài chính.
Theo SSI, trong ngắn hạn sẽ có có 10 ngành được đánh giá có ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh là dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, cảng biển và vận chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không.
Dệt may được xem là một ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực cả trong ngắn hạn và cả năm 2020. Theo đó, dịch virus không có tác động trực tiếp đến nhu cầu các sản phẩm may mặc, vì hầu hết các công ty may mặc trong nước không xuất khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên, GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể gây tác động tiêu cực trong dài hạn lên tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc đóng cửa trong tháng 1 và tháng 2. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam.
Ngành thủy sản cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực trong cả ngắn hạn và cả trong năm 2020. Xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giảm sút do xu hướng tiêu dùng bên ngoài (out-of-home) có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ virus corona. Trong năm 2019, thị trường Trung Quốc chiếm 16,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 16,1% xuất khẩu tôm và 33% xuất khẩu cá tra. Bên cạnh đó, Nghỉ Tết nguyên đán kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu trong quý 1/2020.
Với ngành sữa, theo SSI, nhu cầu đối với sản phẩm sữa có thể không chịu ảnh hưởng từ virus corona, thậm chí sẽ tăng, nhưng sự bùng phát virus corona có thể ảnh hưởng đến các hoạt động logistics do đó ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc có thể tiếp tục bị trì hoãn.
Cảng biển và vận chuyển được đánh giá là tiêu cực trong cả ngắn hạn và cả 2020 do tiêu dùng tại Trung Quốc có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn do lo ngại dịch virus. Các hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ chịu tác động xấu trong quý 1/2020. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lượng hàng vận chuyển qua cảng biển ở Việt Nam. Thương mại điện tử và nhu cầu chuyển phát nhanh dự kiến sẽ tăng mạnh khi mọi người hạn chế ra ngoài trong thời gian sắp tới.
Trong lĩnh vưc hàng không, tất cả các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố virus, vì nhu cầu đi du lịch có thể giảm, đặc biệt là hoạt động du lịch liên quan đến Trung Quốc. Trong khi đó ngành dịch vụ sân bay chỉ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn.
Trong 3 phiên đầu năm, chỉ số VN-Index cao điểm mất gần 100 điểm và vốn hóa bốc hơi nhiều nhất 15 tỷ USD. Nhiều cổ phiếu lớn ghi nhận vốn hóa giảm trên 20 ngàn tỷ đồng như Vinamilk, PV GAS, Vietcombank và BIDV.
Nhiều ngành dự báo chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Ở chiều ngược lại, một số ngành được đánh giá là trung lập hoặc tích cực như: ô tô, bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, dược phẩm, xây dựng, công nghệ thông tin, xi măng, nước...
Tuy nhiên, trên thị trường, một số ngành được cho là không chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch cúm nhưng cổ phiếu vẫn giảm mạnh như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản công nghiệp...
Một số báo cáo cho rằng, áp lực bán là lớn và có dấu hiệu quá đà.
Chứng khoán YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ sớm cân bằng và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng giá 940-950 điểm. Nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái quá bán cho thấy lực cầu có thể sẽ sớm gia tăng tại các mức giá thấp.
Còn theo CTCK chứng khoán Công thương (Vietinbank Securities), nhóm ngành tài chính có xu hướng giảm nhẹ trong khi dịch xảy ra và tăng mạnh khi thị trường hồi phục. Nhóm ngành bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh nhưng hồi phục nhanh khi dịch kết thúc.
Còn theo SSI Research, tâm lý thị trường sẽ bị ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Nhưng nếu dịch bệnh được kiểm soát, thị trường sẽ ngay lập tức phục hồi mạnh mẽ, như đã từng xảy ra trong quá khứ. Công ty này duy trì quan điểm trung lập đối với ngành chứng khoán trong năm 2020.
M. Hà
Theo Vietnamnet.vn
Viglacera: Quy mô tài sản vượt 20.000 tỷ đồng, "hái trái ngọt" từ bất động sản Quy mô tài sản của Viglacera đến cuối năm 2019 lần đầu vượt 20.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm mà doanh nghiệp này không còn do cổ đông Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Quy mô tài sản cao kỷ lục, tăng 3.800 tỷ đồng sau một năm Tổng công ty Viglacera (mã VGC, sàn HoSE) ghi nhận cú bật đáng...