Bất động sản Khánh Hòa trầm lắng nhưng giá không giảm
Ngày 14-4, Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Khánh Hòa cho biết việc nghỉ Tết kéo dài cộng với tình hình dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp, tạm ngưng cấp visa đối với toàn bộ người nước ngoài vào Việt Nam đã khiến thị trường BĐS Khánh Hòa gần như “ngủ đông”. Tuy nhiên, giá BĐS nhìn chung vẫn giữ ở mức cao chứ không giảm.
Theo ghi nhận của phóng viên, trên địa bàn TP Nha Trang ( tỉnh Khánh Hòa), giá chào hàng ở các khu đô thị từ sàn giao dịch, môi giới BĐS vẫn từ 18-25 triệu đồng/m2. Ngay cả mặt tiền đường số 4 ở Khu đô thị Lê Hồng Phong 1 cũng giữ mức 48 triệu đồng/m2. Tại Khu đô thị An Bình Tân, giá đất vẫn dao động 22-26 triệu đồng/m2, không giảm so với trước Tết nguyên đán. Còn các khu đất dọc đường Võ Nguyên Giáp (thuộc các xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Trung), giá vẫn từ 13-17 triệu đồng/m2, tùy vị trí.
Ông Phan Việt Hoàng, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa, cho biết 3 tháng đầu năm 2020, lượng giao dịch nhà đất tại TP Nha Trang không đáng kể. Chỉ một số giao dịch thông thường ở khu vực nhà phố nội ô và đất ở nông thôn, thỉnh thoảng mới có giao dịch thành công. Riêng các sản phẩm condotel (căn hộ khách sạn) gần như không có mua bán. Việc không có giao dịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chủ đầu tư cũng như các sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án. Nhiều sàn phải đóng cửa, cá nhân môi giới BĐS thất nghiệp.
Thị trường bất động sản phố biển Nha Trang một thời nhộn nhịp bây giờ hết sức trầm lắng, giao dịch condotel là con số 0
Theo một số người am hiểu thị trường BĐS Khánh Hòa, hiện nhiều dự án ở Nha Trang chưa được cấp phép do đang vướng đến đấu thầu, định giá đất nên chính quyền phải đợi chỉ thị của các bộ, ngành. Điều này khiến phố biển Nha Trang khan hiếm sản phẩm mới, khách hàng và nhà đầu tư ít quan tâm vì phải lo chống dịch… Bên cạnh đó, Thông tư số 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực kể từ đầu năm 2020 đã kiểm soát chặt tín dụng BĐS theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay… Những yếu tố đó khiến thị trường BĐS trầm lắng.
Lý giải vì sao giá BĐS vẫn cao, ông Phan Việt Hoàng cho rằng các chủ đầu tư, sàn giao dịch, công ty môi giới đang cố “gồng gánh” để chờ qua dịch bệnh. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh. Tổng cục Thuế thực hiện gia hạn nộp thuế, miễn tiền thuế chậm nộp đối với DN bị thiệt hại do dịch bệnh… Nhờ đó, thị trường BĐS vẫn còn “cầm cự” được giá.
Video đang HOT
“Nếu dịch kéo dài, hậu quả sẽ khó lường, nhiều khả năng trong tháng 6 hoặc tháng 7, giá BĐS sẽ lao dốc. Trong bối cảnh tín dụng siết chặt cộng hưởng với không bán được sản phẩm, trên thị trường đã xuất hiện dấu hiệu các chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã chào mời, chuyển nhượng dự án, cổ phần, từng phần dự án…” – ông Hoàng nhận định.
Theo dự báo của Hiệp hội BĐS Việt Nam, trạng thái “ngủ đông” đối với thị trường giao dịch BĐS nghỉ dưỡng sẽ còn kéo dài trong quý II này, bởi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Giá bán căn hộ tại các đô thị phân khúc trung cấp và bình dân khó tăng vì nhu cầu yếu nhưng cũng khó giảm vì lượng hàng tồn không nhiều. Riêng phân khúc căn hộ cao cấp, giá có thể giảm do lực bán yếu và áp lực về vốn của các chủ đầu tư.
Kỳ Nam
Ba kịch bản tăng trưởng và đề xuất hỗ trợ nền kinh tế
Dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp khiến kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam đảo lộn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu dịch bệnh kéo dài đến hết quý 2, Chính phủ cần có biện pháp "giải cứu" nền kinh tế như bơm thêm tiền cho hệ thống ngân hàng, mua lại nợ của doanh nghiệp, tránh sự đổ vỡ của các tập đoàn lớn.
Ba kịch bản tăng trưởng
Sau khi căn cứ số ca nhiễm, số lượng người phải cách ly ở Việt Nam và sử dụng các mô hình định lượng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra 3 kịch bản dịch bệnh tác động tới nền kinh tế. Theo đó, các kịch bản gồm: Đại dịch COVID-19 kéo dài đến cuối tháng 4/2020, đến cuối tháng 5/2020 và đến cuối tháng 6/2020.
"Chúng tôi dự báo GDP quý 2 năm nay chỉ tăng khoảng 2% so với quý 2 năm 2019, chỉ số VnIndex giảm khoảng 28%, xuất khẩu giảm khoảng 25%. Từ quý 3 năm nay, nếu dịch bệnh được khống chế, kinh tế sẽ bắt đầu phục hồi", các chuyên gia kinh tế của ĐH Kinh tế Quốc dân đánh giá.
Theo tính toán, ở kịch bản dịch kết thúc vào cuối tháng 4/2020, các lĩnh vực thương mại hàng hóa suy giảm 20-30%; dịch vụ y tế, dịch vụ thiết yếu tăng trên 25%; du lịch, khách sạn suy giảm 15-20% khách nội địa và quốc tế, giảm doanh thu 20%, việc làm giảm 15-20%; nông nghiệp suy giảm 2,8-27% theo từng mặt hàng; bất động sản suy giảm mảng cho thuê, nghỉ dưỡng. Kịch bản dịch bệnh kết thúc vào cuối tháng 6/2020, các ngành kinh tế sẽ giảm thêm 10-20% so với dịch kết thúc vào tháng 4/2020.
Trước đó, từ cuối năm 2019, Bộ KH&ĐT đưa ra kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 với dự kiến mức tăng 6,8%. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, bộ này đã điều chỉnh các kế hoạch tăng trưởng GDP. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, đại dịch COVID-19 đã tạo ra cơn "bão lốc" cực mạnh cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Các ngành kinh tế chủ lực xuất khẩu của Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...đều giảm sâu. Nhiều ngành khác phải cắt giảm sản xuất do nguồn cung nguyên liệu bị cắt đột ngột.
Tổng cục Thống kê cũng đưa ra các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020. Theo đó, kịch bản 1 dự kiến dịch COVID-19 kết thúc trong quý 2/2020, GDP quý 2 sẽ giảm khoảng 2,79%, quý 3 giảm 1,13%, quý 4 giảm 0,1% và cả năm giảm 1,47% so với dự báo trong điều kiện bình thường. Kịch bản 2, dịch kết thúc trong quý 3/2020, dự kiến GDP quý 2 sẽ giảm khoảng 2,8%, quý 3 giảm 1,4%, quý 4 giảm 0,7%.
Ông Lâm dự báo, từ tháng 4/2020, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu đã cạn, không thể ký kết hợp đồng mới, không thể xuất khẩu hàng hóa do dịch bệnh bùng phát ở khắp các châu lục, khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới đã tạm ngưng hoạt động xuất, nhập khẩu.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Để tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt mục tiêu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những động lực quan trọng. Theo Tổng cục Thống kê, đến hết tháng 3/2020, ước giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 61.591 tỷ đồng, bằng 13,1% kế hoạch (cùng kỳ năm 2019 đạt 11,2% kế hoạch).
"Tính toán của Tổng cục Thống kê, giải ngân thêm 1% kế hoạch vốn đầu tư công giúp GDP tăng trưởng 0,06 phần trăm. Nếu năm 2020 giải ngân 100% kế hoạch vốn, GDP sẽ tăng thêm 0,42 - 0,54 phần trăm và kéo theo hàng loạt ngành liên quan cả trực tiếp lẫn gián tiếp tăng trưởng, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng", ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ thống kê xây dựng và vốn đầu tư (Tổng cục Thống kê) cho biết.
Ông Phong nhấn mạnh, khi vốn khu vực nhà nước được khơi thông sẽ kéo theo nguồn vốn của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, ba năm trở lại đây, đầu tư công không có dự án mới là điều rất đáng lo ngại. Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân, thực hiện các dự án đầu tư công quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội như các dự án mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020... không được để chậm trễ như vừa qua.
"Đó đều là các dự án có mục tiêu tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng của nền kinh tế cho nên cần thúc đẩy tiến độ. Nếu lãnh đạo các bộ, ngành chủ động đi tìm các nút thắt, tìm cách gỡ thay vì ngồi đợi làm theo đúng quy trình thì sẽ tìm được giải pháp", ông Cung đề xuất.
Là một trong những đơn vị có nhiều dự án đầu tư công bị vướng, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam kiến nghị, việc xây dựng những cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn, trong đó ưu tiên công trình trọng điểm, cấp bách như điện, giao thông.
Theo các chuyên gia Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam cần chủ động xây dựng các kịch bản chính sách kinh tế ứng phó khác nhau tùy theo thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch.
Nếu bệnh dịch trong nước có thể kiểm soát ngay trong tháng 4 hoặc chỉ kéo dài đến hết quý 2 thì phản ứng chính sách nên mang tính "hỗ trợ" như: tạm thời kéo dài thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp cho hộ gia đình. Hỗ trợ chính sách tiền tệ, tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ngọc Linh
TCH: Doanh thu và lợi nhuận liên tục lập đỉnh mới, 9 tháng đầu năm đã đạt 116% chỉ tiêu kế hoạch Cổ phiếu TCH đã tăng gần gấp đôi từ tháng 11/2019 đến nay, hiện vượt 40.000 đồng Cổ phiếu TCH tăng mạnh từ cuối năm 2019 Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) vừa mới công bố báo cáo tài chính quý 3 năm tài chính 2019 (kỳ từ 1/10-31/12/2019). Theo đó, doanh thu và lợi nhuận...