Bất động sản Hà Nội: Mặt bằng bán lẻ ồ ạt tăng cung
Nhiều dự án bất động sản quy mô lớn và trung bình tại Hà Nội liên tục gia nhập thị trường những tháng cuối năm 2105, khiến mặt bằng bán lẻ đối mặt với nhiều xáo trộn lớn.
Mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn không còn là điều xa lạ với người dân Thủ đô, nhưng lần đầu trải nghiệm thế giới hàng tiêu dùng Nhật Bản và cung cách phục vụ tại dự án do chính người Nhật làm chủ đầu tư tại Hà Nội có thể vẫn là cảm giác được nhiều người chờ đợi.
Ông Yukio Konishi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Việt Nam đã không quên nhấn mạnh “giá trị cộng đồng và nhân văn” ở những nơi mà AEON đặt chân đến tại buổi họp báo giới thiệu Dự án Trung tâm thương mại AEON Mall Long Biên trước thời điểm chính thức mở cửa.
Trung tâm thương mại AEON Mall Long Biên dự kiến khai trương vào ngày 28/10/2015
Theo ông Yukio Konishi, AEON Mall Long Biên sẽ cung cấp khoảng 72.000 m2 mặt bằng bán lẻ mới cho thị trường Hà Nội và theo thông tin do đơn vị này công bố thì có đến 98% diện tích của Dự án đã được lấp đầy.
Ông Oyama Nagahisa, Đại diện Tập đoàn AEON tại Việt Nam tự tin cho biết, Trung tâm thương mại AEON Mall luôn tạo khác biệt so với dự án của các nhà đầu tư khác. Đó là, hầu hết trung tâm mua sắm được đặt ở ngoại ô thành phố như một động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực mà AEON hiện diện. Bốn chức năng chính của mỗi trung tâm thương mại mà AEON Mall ưu tiên phát triển gồm: giải trí, cộng đồng, sinh thái và mua sắm.
“Không chỉ coi trung tâm mua sắm là một tập hợp các cửa hàng, AEON Mall còn xây dựng trung tâm mua sắm với mục đích biến các khu dân cư ở đó thành những khu đô thị đầy sức sống. Khách hàng sẽ có dịp trải nghiệm và kiểm chứng những điều mà AEON công bố tại AEON Mall Long Biên, dự kiến khai trương vào ngày 28/10/2015″, ông Nagahisa nói.
Tiếp sau AEON Mall, cũng trong quý IV/2015, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ tiếp tục chào đón 1 trung tâm mua sắm quy mô lớn khác tại Dự án Vincom Nguyễn Chí Thanh (54 – 56 Nguyễn Chí Thanh) do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư tại. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 65.000 m2.
Trong quý III/2015, phân khúc mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội cũng chào đón sự xuất hiện của 2 trung tâm thương mại mới, đó là các dự án The Yard và Creative City, với diện tích sàn lần lượt là 8.000 m2 và 17.400 m2. The Yard nằm ở số 67 – Phó Đức Chính (quận Ba Đình), còn Creative City nằm tại số 1 – Lương Yên (quận Hai Bà Trưng). Sự hiện diện của hàng loạt trung tâm thương mại mới khiến người ta đặt câu hỏi về khả năng thu hút khách mua sắm của các dự án này.
Trước đó, phân khúc mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đã chứng kiến sự chạy đua quyết liệt của các dự án quy mô lớn như Savico
Megamall tại quận Long Biên (60.000 m2), Keangnam Landmark Tower tại quận Nam Từ Liêm (hơn 50.000 m2), Indochina Plaza tại quận Cầu Giấy (32.600 m2), sảnh bán lẻ Hapulico Complex (hơn 36.000 m2) và Royal City (hơn 200.000 m2) tại quận Thanh Xuân, Times City tại quận Hai Bà Trưng (hơn 360.000 m2)… Khó khăn nhất trong việc thu hút khách thuê thuộc về các khối đế bán lẻ tại các dự án hỗn hợp quy mô lớn, như Golden Palace Mễ Trì, The HP Landmark (Hà Đông), CT2 Trung Văn (Nam Từ Liêm)… khi diện tích cho thuê còn bỏ trống rất lớn.
Video đang HOT
Thông tin về mặt bằng bán lẻ, báo cáo thị trường bất động sản quý III/2015 của Savills Việt Nam cho biết, công suất thuê toàn thị trường đạt 87%, tăng 3% so với quý trước đó và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015. Các cửa hàng bách hóa có công suất cho thuê tăng 5,9% so với quý II/2015, tiếp theo là trung tâm mua sắm (tăng 2,5%) và khối đế bán lẻ tại các tòa cao ốc (tăng 0,5% so với quý trước).
Trước đó, CBRE Việt Nam cũng cho biết, quý III/2015, tỷ lệ trống của toàn thị trường bán lẻ có sự giảm nhẹ, từ 15,5% trong quý II/2015 còn 15,2% trong quý III/2015. Tỷ lệ trống tăng tại khu vực trung tâm, giảm tại khu vực ngoài trung tâm. Giá thuê của các dự án cũ giữ mức tương đối ổn định, trong khi hai dự án mới có giá thấp hơn so với mức trung bình thị trường. Giá thuê bình quân của khu vực trung tâm và ngoài trung tâm giảm lần lượt 3,1% và 0,9% so với quý trước đó. Các ngành hàng ẩm thực, quần áo, giày dép, đồng hồ, túi và phụ kiện đang thu hút được nhiều khách thuê nhất trong phân khúc này.
Có thể nhận thấy, sự xuất hiện của những dự án quy mô lớn và cách thức kinh doanh độc đáo, phân khúc bán lẻ đang chạy đua quyết liệt để giành khách hàng.
Theo Báo đầu tư
Lừa được trăm tỷ, đại gia cùng nhau trốn sang Mỹ
Sau khi lừa đảo được một số tiền khổng lồ, nhiều người đã lập kế hoạch hoàn hảo trốn ra nước ngoài. Tưởng đã "cao chạy xa bay", nhưng sau nhiều năm lẩn trốn đã bị bắt ngay tại sân bay.
"Trùm" BĐS trốn nước ngoài 5 năm không thoát
Lê Trung Kiên (SN 1972, trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội) được nhiều người biết tới với vai doanh nhân thành đạt và là chồng của một á hậu.
Nhưng đại gia này đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng rồi trốn ra nước ngoài. Trong quá trình đó, Kiên thường xuyên xuất hiện tại Hồng Kông, Singapre và mới đây đã có những động thái liên lạc làm ăn trở lại trong nước. Đầu tháng 7 vừa qua, Kiên đã quay về Việt Nam.
Khi Kiên vừa đáp chuyến bay từ TP.HCM đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), cảnh sát truy nã tội phạm, an ninh hàng không phối hợp với lực lượng chức năng đã bắt giữ.
Đối tượng Lê Trung Kiên
Tại cơ quan điều tra, Kiên khai đầu năm 2007, với ý tưởng thành lập một công ty chuyên đầu tư, kinh doanh về bất động sản mang tầm cỡ quốc tế, Kiên đã bàn bạc vấn đề trên với lãnh đạo Lilama và cổ đông là các sáng lập viên. Nhưng, sau khi thu tiền của nhiều cổ đông với số tiền hàng trăm tỷ đồng, trong khi chưa có tư cách pháp nhân, Kiên đã tắt máy điện thoại và bỏ trốn.
Vợ chồng giám đốc chiếm đoạt hơn trăm tỷ, trốn sang Mỹ
Ngày 23/9/2014, TAND TP.HCM tuyên phạt Hồ Thị Ngọc Nga (SN 1964, TP.HCM) mức án tù chung thân, Huỳnh Văn Ngà (chồng Nga, SN 1966) mức án 10 năm tù cùng về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, năm 2003, Nga thành lập và giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH TM XD Thiên Sơn Phú, kinh doanh sắt thép, còn Ngà làm phó giám đốc. Lợi dụng mối quen biết trong quá trình kinh doanh, năm 2008-2009, Nga ký nhiều hợp đồng mua bán, gia công sắt thép với 5 công ty và vay của 10 người, tổng cộng 136 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.
Chiếm đoạt cả trăm tỷ, hai vợ chồng cùng dắt díu nhau vào tù
Do mất khả năng trả nợ, ngày 26/12/2009, Nga thuê ô tô đi bằng đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để đến Campuchia, rồi bỏ trốn sang Hoa Kỳ. Do hết thời hạn lưu trú nên Nga hồi hương về nước và đến ngày 19/11/2013 thì bị bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Còn chồng Nga khi công ty thua lỗ tháng 12/2009 cũng bỏ trốn sang Hoa Kỳ và đăng ký kết hôn với người nước ngoài để được định cư ở Mỹ. Sau đó Ngà bị cảnh sát Hoa Kỳ bắt giữ và bị trục xuất về Việt Nam.
Giám đốc lừa trốn sang Bờ Biển Ngà bị bắt
Ngày 14/12/2012, Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm - Bộ Công an, phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam và Công an tỉnh Quảng Bình dẫn độ đối tượng truy nã quốc tế đặc biệt nguy hiểm Hoàng Minh Đức (SN 1958, trú TP. Đồng Hới, Quảng Bình; nguyên Giám đốc CTCP du lịch dịch vụ Hàng không) phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản lẩn trốn ra nước ngoài, từ Bờ Biển Ngà về Việt Nam.
Ngày 8/11/2012, Cảnh sát Bờ Biển Ngà đã bắt giữ đối tượng Đức tại một sân bay quốc tế tại nước này. Sau hơn 1 tháng bị giam giữ tại Bờ Biển Ngà, ngày 13/12/2012, đối tượng Đức được dẫn độ về Việt Nam.
Đối tượng Hoàng Minh Đức tại cơ quan điều tra
Theo kết quả điều tra, vào tháng 4/2008, Đức với chức danh là Giám đốc CTCP Du lịch Hàng không thoả thuận với chị Nguyễn Thị Hiên (trú phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới) làm thủ tục cho con trai của chị là Nguyễn Quốc Toản sang Vương quốc Anh làm ăn với giá trọn gói là 31.000 USD.
Gia đình anh Toản đã chuyển trước cho Đức số tiền 1.000 USD và 130 triệu đồng; Đức làm các thủ tục đưa anh Toản sang nước Tazania - Châu Phi. Tại đây, Đức yêu cầu gia đình anh Toản phải chuyển nốt số tiền còn lại như cam kết mới đưa Toản sang được nước Anh, nếu không thì Toản chỉ ở lại Châu Phi. Gia đình anh Toản tiếp tục đưa cho Đức số tiền 23.100 USD và 130 triệu đồng. Sau khi lấy được tiền thì Đức bỏ trốn. Anh Toản phải tự mua vé máy bay về Việt Nam và tố cáo hành vi lừa đảo của Đức với cơ quan chức năng.
Giam đôc lưa tiên ty rôi trôn sang My lam bôi ban
Theo điều tra, từ năm 2010 đến tháng 8/2012, Công ty TNHH Thái Việt (trụ sở tại 70 Đống Đa, Đà Nẵng) do Nguyễn Hữu Dương làm giám đốc liên tục kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng và các khoản nợ nần khác của gia đình. Để có tiền trả nợ, lợi dụng công ty mình có kinh doanh lữ hành quốc tế nên Dương nghĩ ra cách lừa khách hàng ký hợp đồng đưa khách ra nước ngoài để chiếm đoạt tiền.
Nguyễn Hữu Dương và trụ sở Công ty Thái Việt đã đóng cửa.
Tổng cộng, Dương đã lừa 8 đơn vị và cá nhân với số tiền hơn 1,6 tỉ đồng. Ngoài ra, Dương còn có hành vi lừa dối 2 cá nhân khác để vay tiền mua đất tái định cư rồi chiếm đoạt số tiền trên 400 triệu đồng.
Khi sự việc bị lộ, Dương cùng vợ bỏ trốn sang Mỹ với dự tính định cư lâu dài. Tại Mỹ, sau thời gian sống chui lủi, Dương bị tạm giam vì định cư bất hợp pháp (hết thời hạn lưu trú).
Tối 26/8/2014, khi vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Công an TP Đà Nẵng đã áp giải Dương từ TP.HCM về Trại tạm giam Hòa Sơn (Đà Nẵng).
Theo Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
VietnamNet
Singapore bỏ tù 4 nhân viên cửa hàng lừa du khách Việt Một tòa án Singapore hôm 14-10 tuyên phạt 4 nhân viên cửa hàng điện thoại di động Mobile Air ở trung tâm mua sắm Sim Lim Square từ 4 đến 14 tháng tù giam về tội lừa đảo khách hàng, trong đó có một du khách Việt Nam. 4 nhân viên kể trên bao gồm Koh Guan Seng (38 tuổi), Kam Kok Keong...