Bất động sản cuối năm: Nên đổ tiền vào phân khúc nào?
Thị trường bất động sản đang chững lại, câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra lúc này là nếu có tiền thì nên đổ vào phân khúc nào?
Trả lời VTC News, ông Vũ Cương Quyết – Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, trong các phân khúc bất động sản, đất nền và nhà phố ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội vẫn rất an toàn. Dù giá đất lên cao nhưng đang chững lại và nhiều chủ đầu tư đưa ra chính sách bán hàng tốt.
” Hiện giá đất khó tăng đột biến nhưng cũng khó giảm. Tuy nhiên, khách hàng chỉ đầu tư vào các dự án có giá trị thật, cơ sở pháp lý chuẩn và giá hợp lý“, ông Quyết nhấn mạnh.
Cũng theo ông Quyết, hiện nay để ra được một dự án đất nền không phải dễ, các thủ tục ít nhất cũng mất 5 – 10 năm. Trong khi đất đấu giá, đấu thầu rất mất thời gian và hiện cũng bám sát giá thị trường nên giá rất khó giảm.
Đất nền vẫn là phân khúc được nhiều chuyên gia khuyên nên đầu tư. (Ảnh minh họa).
Ngoài đất nền thì bất động sản nghỉ dưỡng cũng là phân khúc tốt để đầu tư. Bởi lẽ thị trường du lịch đang hồi phục mạnh mẽ sau hơn 2 năm dịch bệnh, giá bất động sản gần như không tăng trong 3 – 4 năm qua.
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group, nguồn cung đang chủ yếu tập trung ở phân khúc nghỉ dưỡng và đất đấu giá các tỉnh; nguồn cầu lại bị phân hóa, nhu cầu thực cao, nhu cầu đầu tư bão hòa, nhu cầu đầu cơ biến mất, bất động sản “phòng thủ” lên ngôi. Bất động sản “phòng thủ” là bất động sản phục vụ nhu cầu thật như: chung cư, khu công nghiệp, phụ trợ khu công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển. Bất động sản đầu cơ – dựa vào quy hoạch, phân lô tách sổ…để đầu cơ thổi giá sẽ hết đất “diễn” vì pháp lý siết chặt, dòng tiền không còn dễ dãi.
Các chuyên gia cũng nhận định bất động sản “triệu đô” sẽ nghỉ ngơi một thời gian nữa, đây là những bất động sản nghỉ dưỡng có giá trị cao hoặc các siêu biệt thự nội đô vài triệu USD. Nếu như 6 tháng trước, các biệt thự 30 – 60 tỷ đồng tăng lên 100 tỷ đồng/căn chỉ sau vài tháng thì bây giờ không có chuyện tăng giá như vậy mà thanh khoản sẽ chậm lại, nhà đầu tư cũng không dễ xuống tiền.
Video đang HOT
Ông Tuyển cho rằng, nhóm thị trường tiềm năng hiện nay và thời gian tới là những đô thị lớn ở Hà Nội và TP.HCM hay những phủ thủ công nghiệp: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và thủ phủ du lịch, nghỉ dưỡng: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu…
” Hiện tại, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn thanh lọc rất mạnh để chọn những dòng bất động sản tiềm năng, những chủ đầu tư đủ tiềm lực và đi đúng hướng, những địa phương có lợi thế bền vững. A i đang tham gia vào thị trường bất động sản lúc này cần phải am hiểu hơn, mất nhiều thời gian nghiên cứu hơn để có những quyết định chính xác. Tiền không tự nhiên sinh ra mà chuyển từ túi người này sang túi người khác. Cuộc chơi không dành cho tất cả mọi người như trong thời gian vừa qua nữa“, ông Nguyễn Thọ Tuyển nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Hải Phát cho rằng thời điểm này nên đầu tư vào những phân khúc bất động sản có thể ra dòng tiền ngay như nhà xưởng cho thuê, nhà trọ, đất nền quanh khu vực Hà Nội hoặc TP.HCM…
” Ngoài ra, các khu đất giá rẻ làm homestay phục vụ du lịch cũng là phương thức đầu tư đáng cân nhắc. Thời điểm này, nhà đầu tư nên chọn đầu tư trung hạn thay vì xu hướng lướt sóng và ngắn hạn“, ông Duy nói.
Theo chuyên gia, thời điểm này, phương án đầu tư an toàn sẽ “lên ngôi” khi thị trường đang gặp nhiều khó khăn về pháp lý, tín dụng…Lựa chọn này cần các sản phẩm có tính thanh khoản tốt, tức là pháp lý rõ ràng và có thể sử dụng được ngay như để ở hay khai thác kinh doanh.
Còn theo ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property), những sản phẩm bất động sản có giá trị ở và khai thác được sẽ vẫn giữ giá, bởi vì nguồn cung giảm tại các đô thị lớn cộng thêm tâm lý giữ tài sản an toàn thay vì giữ tiền nên phân khúc đó vẫn có sự chuyển động nhưng với biên độ giá và số lượng giao dịch không lớn.
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang đưa ra lời khuyên, những tháng cuối năm, phân khúc bất động sản “dễ thở” là căn hộ đã bàn giao, có sổ. Phân khúc này vẫn giao dịch tốt và sẽ có giá hấp dẫn hơn các căn hộ sơ cấp. Sau đó là những sản phẩm nhà phố trong trung tâm ở những thành phố lớn và thứ ba là đất nền của các tỉnh, thành gần TP.HCM.
Đà Nẵng giải bài toán nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp
Đà Nẵng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở công nhân khu công nghiêp, các thiết chế văn hóa, dịch vụ phục vụ người lao động trong khu công nghiệp.
Giải quyết chỗ ở cho công nhân
Thống kê sơ bộ, Đà Nẵng hiện có hơn 27.000 lao động ngoại tỉnh và lượng lớn lao động nước ngoài đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN). Trong đó, phần lớn người lao động ngoại tỉnh đang thuê trọ gần các KCN để tiện cho việc đi làm. Theo khảo sát nhu cầu của công nhân tại các KCN do Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng thực hiện, dự báo số công nhân có nhu cầu về nhà ở đến năm 2030 là 62.433 người.
Để giải quyết bài toán lao động cho công nhân tại các khu công nghiệp, thời gian qua TP. Đà Nẵng đã triển khai và đưa một số dự án nhà ở xã hội tại khu vực các KCN trên địa bàn thành phố. Có thể kể đến dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh với 1.404 căn hộ, khối thể dục thể thao - dịch vụ có diện tích 1.040m2 và trường mẫu giáo 300m2. Hiện nay, 6 block của dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 2 block còn lại đang xây dựng.
Hay dự án nhà ở CN KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng do LĐLĐ TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 27.755 m2, gồm 278 phòng ở đơn và 7 phòng ở đôi, giải quyết chỗ ở cho khoảng 600 công nhân. Diện tích các phòng dao động từ 15,75 m2 đến 46,03 m2; giá cho thuê bình quân 18.500 đồng/m2 (đã bao gồm chi phí quản lý, vận hành), dao động từ 320.000 -1.300.000 đồng/phòng.
Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng còn có dự án nhà ở xã hội, dịch vụ thương mại và chung cư chất lượng cao thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside với 3.358 căn hộ, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành giai đoạn 1 vào năm 2022.
Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh. (Ảnh: Thành Vân)
Ngoài ra, một số dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 đang tiếp tục được triển khai để ưu tiên bố trí cho công nhân các KCN đang thu hút đầu tư như: Nhà ở xã hội tại KCN Hòa Cầm (giai đoạn 2), nhà ở xã hội thuộc khu tái định cư Hòa Hiệp (quận Liên Chiểu), nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư nam cầu Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ).
Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng thông tin, trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy hoạch chung mà Thủ tướng đã phê duyệt, Sở đang rà soát, đánh giá và quy hoạch lại một số khu vực nhằm bảo đảm định hướng phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, góp phần giải quyết căn cơ vấn đề nhà ở cho người lao động.
Tăng cường đầu tư nhà ở cho công nhân
Đại dịch COVID-19 đã chứng kiến làn sóng người lao động ở Đà Nẵng về quê do lo sợ dịch bệnh. Điều này đã gây tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân KCN, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp cấp thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế đang được xã hội quan tâm.
Trước vấn đề này, mới đây, Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã đề xuất các cơ quan quản lý nguồn lao động và chủ đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng KCN cần khảo sát thực trạng, đánh giá nhu cầu, dự báo trong tương lai về nhà ở cho công nhân tại các KCN và lao động ở khu vực lân cận khi định hướng phát triển đô thị công nghiệp theo hình thức KCN - đô thị - dịch vụ.
Cùng với đó, Ban Quản lý cũng kiến nghị thành phố cần quy hoạch quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng các chung cư, nhà ở xã hội; gắn liền với các dịch vụ dân sinh, các thiết chế văn hóa, cơ sở y tế, giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, qua đó có thể thu hút, giữ chân lao động giỏi.
Để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân KCN trên địa bàn TP. Đà Nẵng, UBND thành phố đã có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở công nhân KCN, các thiết chế văn hóa, dịch vụ phục vụ người lao động trong KCN.
Trong đó, UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, đơn vị chức năng có trách nhiệm tăng cường cải cách thủ tục hành chính; đề xuất cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Xây dựng điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021- 2030 để phù hợp với quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại KCN đó.
"Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp", công văn nêu rõ.
UBND TP. Đà Nẵng cũng giao Sở KH&ĐT, Sở Tài chính bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.
Ngoài ra, Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng có trách nhiệm thường xuyên rà soát, tổng hợp nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động tại các KCN hiện hữu và các KCN dự kiến đầu tư xây dựng; gắn trách nhiệm đầu tư nhà ở công nhân với việc đầu tư kết cấu hạ tầng KCN khi lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh: Cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch, tuy nhiên đà phục hồi chậm sau dịch, do tác động mới từ các tháng đầu năm khi siết tín dụng vào bất động sản. Do đó, cần lành...