Bất động sản cao cấp, “đường dài mới biết ngựa hay”
Những báo cáo quý 2 của CBRE, Savills, JLL… đều cho thấy nguồn cung căn hộ cao cấp giảm sút. Đây là sự điều tiết khách quan của thị trường theo quy luật cung cầu hay do tác động của chính sách siết chặt tín dụng của Chính phủ?
Dù là nguyên nhân nào đi nữa đây cũng là giai đoạn thị trường đang sàng lọc khá kỹ càng. Chỉ những doanh nghiệp có thực lực mạnh mẽ mới “dám” triển khai dự án thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang vốn đã rất “kén” chủ đầu tư này.
“Kén” chủ đầu tư như bất động sản cao cấp
Với bất kỳ một dự án bất động sản nào đi nữa, vị trí luôn là yếu tố quan trọng nhất. Từ thị trường có thể thấy những lô đất vàng thường được dành cho những dự án cao cấp. Hay ngược lại, những dự án bất động sản cao cấp thường “ngự trị” trên đất vàng. Xu thế chung của thế giới và Việt Nam đều cho thấy, khi đã sở hữu một vị trí đắc địa, vị trí có một không hai, chủ đầu tư sẽ luôn muốn đặt lên đó dự án cao cấp nhất của mình, dự án mang tính biểu tượng và là niềm tự hào của họ.
Tuy nhiên những vị trí đất vàng luôn có giá rất cao, thậm chí có thể cao gấp vài lần những vị trí ngay bên cạnh. Để sở hữu những vị trí đó đòi hỏi chủ đầu tư phải có tiềm lực về tài chính rất mạnh, hoặc phải có tầm nhìn rất xa để sở hữu vị trí đó từ trước khi giá đất tăng lên.
Tiềm lực tài chính vững mạnh cũng là điều kiện cần để chủ đầu tư có thể phát triển một dự án bất động sản cao cấp. Nó vừa giúp chủ đầu tư lựa chọn được những gì tốt nhất cho dự án của mình vừa đảm bảo cho dự án về đích đúng tiến độ cam kết với chất lượng tốt nhất. Vậy nhìn vào đâu để biết được tiềm lực tài chính của một chủ đầu tư?
Bên cạnh số vốn điều lệ ban đầu, số lần điều chỉnh tăng vốn… khách hàng có thể nhìn vào mối quan hệ khăng khít với ngân hàng hợp tác liên kết, đặc biệt là ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho dự án.
Thực lực tài chính là yếu tố quan trọng, song “tiền không phải tất cả”! Để phát triển một dự án bất động sản đạt chuẩn cao cấp đúng nghĩa, chủ đầu tư cần thiết lập một “liên minh huyền thoại” gồm các đối tác hàng đầu trong nước và quốc tế trên lĩnh vực mà họ đảm nhận. Từ thiết kế, cảnh quan, tiện ích, trang thiết bị, nội thất, hệ thống tiện ích… đến hàm lượng công nghệ, mức độ áp dụng những tiến bộ mới nhất trên thế giới vào dự án, khả năng đưa ra sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng tương lai, đối tượng khách đa quốc gia, đa thế hệ…
Không những vậy, do tọa lạc tại vị trí đắc địa nhất, dự án đó còn phải có thiết kế cảnh quan hài hòa với không gian chung của thành phố. Không chỉ đảm bảo không phá vỡ cảnh quan của khu vực xung quanh, nó còn là một điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị, thậm chí có những dự án đã trở thành “modern iconic building” – tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố ví dụ như tháp tài chính Bitexco Financial Tower trước đây hay The Landmark 81 gần đây.
Video đang HOT
Ngoài những yếu tố có thể “cân đo đong đếm” được như đã nói, chọn phát triển một dự án bất động sản cao cấp cũng cần những hy sinh của chủ đầu tư. Diễn biến thị trường những năm qua đều chứng kiến sức hấp thụ rất lớn từ phân khúc trung cấp và bình dân. Đồng nghĩa với lợi nhuận đầu tư đang đổ về đây. Tuy vậy nếu cứ chạy theo lợi nhuận thì không biết đến bao giờ người Việt Nam mới tiệm cận đến chuẩn sống cao cấp của thế giới. Điều mà hầu hết chủ đầu tư tháp tài chính Bitexco Financial Tower cao cấp và hạng sang vẫn luôn khắc khoải!
Thời của những chủ đầu tư có thực lực
Đúng theo quy luật, thời điểm thị trường bước vào quá trình sàng lọc khốc liệt nhất cũng chính là lúc những chủ đầu tư có thực lực vững vàng thể hiện mình. Một trong số đó phải kể đến HD Mon Holdings với tổ hợp căn hộ cao cấp The Zei. Đây cũng là dự án hiếm hoi tại Hà Nội khi mới mở bán đã gần kịch “room” 30% khách ngoại.
Tiền thân của HD Mon Holdings là Công ty TNHH xây dựng công trình Hải Đăng, một công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Được thành lập từ năm 1997, Hải Đăng đã tham gia vào rất nhiều công trình lớn như Đại lộ Thăng Long, Khu tái định cư Bắc Châu Sơn (Hà Nam), đường Hoàng Hanh (Hà Nam), dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 21 (Hà Nam) và tỉnh lộ 305, dự án xây dựng trụ sở làm việc và hội trường tỉnh Hà Nam, dự án xây dựng trụ sở làm việc công an tỉnh Vĩnh Phúc…
HD Mon Holdings ra đời sau khi Ban lãnh đạo quyết định tiến hành tái cấu trúc công ty nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới. Năm 2007, HD Mon Holdings đã thành lập Công ty TNHH Liên doanh 167 Việt Nam với Rockingham Asset Management, LLC (Hoa Kỳ) với số vốn điều lệ 576 tỷ đồng để đầu tư dự án quần thể sân golf, khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Hiện nay, HD Mon Holdings là chủ đầu tư của những dự án nghìn tỷ tại những vị trí đắc địa ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Tp. HCM… như Mon Central – Láng Hạ (hơn 1.000 tỷ đồng); Khu đô thị 3 mặt tiền Mon City (5.650 tỷ đồng); Mon Bay Hạ Long (gần 5.000 tỷ đồng);….
Khá “kín tiếng” nên không nhiều người biết HD Mon Holdings là chủ đầu tư của những dự án nghìn tỷ.
Là dự án mang nhiều tâm huyết, “thành phố thẳng đứng” The Zei (số 8 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội) được HD Mon Holdings đầu tư đến hơn 3000 tỷ đồng. Để phát triển khu phức hợp cao cấp này, HD Mon Holdings đã kỳ công tuyển lựa và bắt tay hợp tác với những thương hiệu lớn trong nước và quốc tế:
Tư vấn chiến lược: Indochina Property, là đơn vị thuộc tập đoàn Indochina Capital đã ghi dấu ấn mạnh mẽ tại khu vực phía Tây với khu trung tâm thương mại đình đám Indochina Plaza Hà Nội. Đơn vị thiết kế nội thất của The Zei là Group8 Asia Architects (Thụy Sĩ) – đơn vị đã thiết kế nội thất cho Trụ sở WTO, Văn phòng liên hợp quốc ở Geneva, Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC)… Nhà thầu thi công hàng đầu Việt Nam: Delta Group, tư vấn ý tưởng thiết kế: Finko (Việt Nam)…
Với việc hợp tác cùng với liên minh đối tác “Á – Âu – Mỹ”, HD Mon Holdings đang thể hiện những quyết tâm đầy lớn lao trong việc phát triển The Zei thành một dự án xứng tầm trên mảnh đất vàng hiếm hoi còn sót lại tại trung tâm phía tây Hà Nội.
“Đường dài mới biết ngựa hay”, rõ ràng HD Mon Holdings đang chứng tỏ mình trong công cuộc chinh phục khách hàng tại phân khúc cao cấp và hạng sang đầy thách thức này!
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Thị trường căn hộ Hà Nội và TP.HCM: Bên nắng đốt, bên mưa quây
Trong khi giá chung cư ở Hà Nội duy trì đà tăng nhẹ theo từng tháng thì tại TP.HCM, phân khúc này lại đang giảm nhiệt.
Ảnh minh họa.
Trang Batdongsan.com.vn vừa công bố Báo cáo thị trường bất động sản tháng 8, trong đó chỉ ra trạng thái đối ngược giữa thị trường chung cư Hà Nội và TP.HCM.
Theo đó, giá bán chung cư tại Hà Nội trong tháng 7/2019 trung bình ở mức 30,46 triệu đồng/m2, tăng 0,4% so với tháng 6 (30,33 triệu/m2) và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái (28,06 triệu/m2).
Như vậy, bước sang quý III/2019, giá bán chung cư Hà Nội tiếp tục duy trì sự ổn định theo nhịp diễn biến thị trường từ đầu năm.
Trước đó, số liệu mà Batdongsan.com.vn công bố cũng cho thấy, chỉ số giá chung cư Hà Nội trong quý II/2019 tăng nhẹ 1,2% so với quý I và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng theo tổng kết của trang web này, không chỉ trong 1-2 năm gần đây mà giá chung cư ở Hà Nội đã duy trì sự ổn định trong một khoảng thời gian dài từ khi thị trường bất động sản dần phục hồi vào năm 2014 sau giai đoạn khủng hoảng 2009-2013. Sau 5 năm tính từ quý I/2014 đến quý I/2019, tổng mức tăng giá trên thị trường căn hộ Hà Nội vào khoảng 16%.
Trái ngước với diễn biến trên, giá rao bán trung bình phân khúc căn hộ chung cư tại TP.HCM trong tháng 7 có dấu hiệu giảm nhẹ so với tháng 6. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ 2018, mặt bằng giá bán căn hộ vẫn trong xu hướng tăng.
Cụ thể, theo dữ liệu nghiên cứu trực tuyến của Batdongsan.com.vn, trong tháng 7/2019, giá chào bán căn hộ chung cư trên địa bàn TP.HCM ghi nhận mức trung bình 37,49 triệu/m2, giảm 2,1% so với tháng 6 (38,28 triệu/m2). Như vậy, giá bán căn hộ đã có dấu hiệu chững lại sau 6 tháng tăng liên tiếp. Nguyên nhân được cho là do thay đổi trong nguồn cung rao bán của các phân khúc.
Theo báo cáo, phần lớn nguồn cung chào bán ra thị trường tháng vừa qua rơi vào các dự án thuộc phân khúc trung cấp, sự thiếu vắng các dự án hạng sang và cao cấp khiến giá rao bán trung bình toàn thị trường có phần giảm nhẹ. Tuy nhiên, tổng thể giá bán chung cư tháng 7/2019 vẫn tăng đến 12% nếu so sánh cùng thời điểm này năm 2018.
Đáng chú ý, bên cạnh việc giá bán giảm nhẹ, bước vào trung tuần quý III/2019, thị trường chung cư tại TP.HCM ghi nhận sự khởi sắc rõ rệt với lượng tin rao bán và mức độ quan tâm BĐS căn hộ tại TP.HCM tiếp tục tăng mạnh.
Theo đó, lượng tin rao bán BĐS loại hình căn hộ tăng thêm gần 14% so với tháng trước. Căn hộ cao cấp là phân khúc ghi nhận lượng tin rao bán tăng mạnh nhất, đạt 21% so với tháng 6. Phân khúc trung cấp và bình dân ghi nhận mức tăng ổn định, lần lượt là 14% và 11%.
VẠN XUÂN
Theo bizlive
Thiết kế nội thất sang trọng của dự án căn hộ cao cấp hàng đầu Dĩ An Là khu phức hợp căn hộ cao cấp hàng đầu Dĩ An, Charm City không chỉ gây ấn tượng bởi không gian sống như resort mà còn hút giới đầu tư nhờ thiết kế nội thất sang trọng, được trau chuốt tỉ mỉ đến từng góc nhỏ của căn hộ, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Khu phức hợp căn hộ...