Bất động sản cần bao lâu để hồi phục?
Nhiều chuyên gia nhận định, bất động sản tiếp tục gặp khó khăn từ 1 – 2 năm tới, tuy nhiên cơ hội sẽ thuộc về những thị trường ngách như nhà giá rẻ, đất nền ven đô.
TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, bất động sản luôn trồi sụt theo từng giai đoạn. Bắt đầu từ năm 1986, thị trường trải qua thăng trầm 3 lần và bây giờ ở lần thứ 4. Như vậy, thị trường bất động sản không tránh khỏi chu kỳ cứ 10 năm một lần thăng trầm và đạt đỉnh rồi lại chạm đáy.
Thị trường bất động sản đang gặp khó khăn kép. (Ảnh minh họa)
Đánh giá về thị trường bất động sản sau COVID-19, theo ông Văn Dũng Chinh, Tổng giám đốc Vina Real, từ đầu tháng 5, khi kết thúc lệnh cách ly xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bất động sản mới thấy rõ được những tác động khủng khiếp của dịch bệnh: hàng loạt cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trả lại mặt bằng, nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động, thậm chí đối diện nguy cơ phá sản.
“ Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, đáng báo động đối với thị trường bất động sản, bởi nó sẽ dẫn tới tình trạng hàng tồn kho, “đóng băng” giao dịch. Tình trạng cân bằng dòng tiền của nhiều doanh nghiệp đang có dấu hiệu âm. Trong khi đó, 80% doanh nghiệp hiện nay vay nợ ngân hàng, áp lực tài chính là rất lớn“, ông Chinh nói.
So sánh những khó khăn của thị trường hiện nay với đợt khủng hoảng bất động sản giai đoạn 2011 – 2014, Tổng giám đốc Vina Real cho rằng, nếu như giai đoạn trước, rủi ro của doanh nghiệp là hàng tồn kho bất động sản không luân chuyển và lãi suất ngân hàng tăng lên đến 20% thì hiện nay, điểm nghẽn của thị trường còn lớn hơn rất nhiều, nguyên nhân chính là do thị trường đang đối diện với rủi ro kép. Chỉ có một điểm may mắn là hệ thống tài chính, ngân hàng duy trì lãi suất được ổn định.
Về cơ hội đầu tư trên thị trường, ông Chinh nhìn nhận, sau COVID-19, cơ hội sẽ thuộc về những thị trường ngách. Đây là những thị trường hướng tới nhu cầu thực của người dân, đó là nhà ở giá rẻ, thay vì những sản phẩm bất động sản cao cấp, siêu sang, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Video đang HOT
“ Ảnh hưởng từ đại dịch và sự suy giảm chung của nền kinh tế khiến cho thị trường bất động sản rơi vào khó khăn. Ít nhất phải 12 – 14 tháng tới, thị trường bất động sản mới có thể phục hồi được“, ông Chinh nhận định.
Trước bối cảnh thị trường bất động sản trong thời gian tới chắc chắn còn nhiều thách thức, ông Chinh dự đoán các doanh nghiệp phải tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, sự suy giảm kinh tế càng kéo dài sẽ càng làm cạn kiệt vốn. Vì thế, doanh nghiệp cần đánh giá được thực trạng của mình và thị trường để sớm có kế hoạch định hướng cho sự phát triển. Vấn đề mấu chốt của nhiều doanh nghiệp hiện nay là khó khăn từ việc không có doanh thu. Do đó, nên tập trung vào các giải pháp liên quan đến việc cắt giảm chi phí.
Những doanh nghiệp đang mất cân đối về tài chính cũng nên xem xét bán bớt số tài sản đang có để duy trì hoạt động, cơ cấu lại khoản vay ngân hàng. Có như vậy mới đảm bảo sự tồn tại cho doanh nghiệp. Bởi theo các chuyên gia “doanh nghiệp còn “sống” thì còn cơ hội phục hồi“.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu phát triển những sản phẩm bất động sản của thị trường ngách có khả năng thanh khoản tốt. Từ đó, tìm ra hướng đi mới, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, đợt suy giảm của thị trường lần này sẽ có những doanh nghiệp gục ngã, có những doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Đây chính là cuộc “thanh lọc” những doanh nghiệp bất động sản yếu kém trên thị trường, để thiết lập một thị trường minh bạch hơn. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài toán phát triển của mình trong 12 tháng tới với tâm thế sẵn sàng đối diện với thách thức.
Khởi công xây cầu Cát Lái, giá đất Nhơn Trạch sẽ như thế nào?
Thông tin cầu Cát Lái (nối Q.2, Tp.HCM với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) sắp khởi công đã và đang có những tác động đối với thị trường BĐS nơi đây.
Giá đất dự báo sẽ tăng
Một số ý kiến cho rằng, giá BĐS Nhơn Trạch (Đồng Nai) có thể có những biến động tăng mạnh khi khởi công xây dựng cầu Cát Lái. Đặc biệt, mức tăng giá BĐS sẽ biến động nhiều nhất ở các xã Phú Hữu, Phú Đông, Đại Phước, Phước Khánh và một phần xã Vĩnh Thanh. Đây là những xã rất gần với Tp.HCM, cho nên khi cầu xây sẽ có lượng lớn dân Tp.HCM đổ về đây mua đất xây nhà và đi làm ở trung tâm TP với khoảng cách khoảng 16-18km (tức mất khoảng 30-40 phút vào trung tâm).
Hiện tại, khi cầu chưa khởi công thì hoạt động "săn" đất ở khu vực giáp ranh với Q.2, Tp.HCM đã âm thầm diễn ra suốt thời gian qua. Giá đất thổ cư tại các xã như Phú Hữu, Đại Phước hiện đã rơi vào mức trên 30 triệu đồng/m2, đất trong hẻm ở mức 20-25 triệu đồng/m2. So với cuối năm 2018, mức giá này đã tăng khoảng 50-70% (tùy vị trí).
Những miếng đất có mặt tiền, gần cầu Cát Lái ghi nhận mức giá hiện tại vào khoảng 35-40 triệu đồng/m2, tăng khoảng 30% so với đầu năm 2019. Trong khi giá đất nông nghiệp hiện khoảng 1-1.4 tỉ đồng/1.000m2. Mức này cũng đã tăng gấp đôi so với 1-1.5 năm trước. Đã có rất nhiều NĐT sở hữu đất nông nghiệp tại Nhơn Trạch và "đút túi" hàng chục tỉ đồng do mức tăng giá cao hàng năm.
Giá BĐS Nhơn Trạch dự báo sẽ tăng gấp 2,3 lần so với hiện tại nếu cầu Cát Lái và một số tuyến đường kết nối với sân bay Long Thành được khởi công xây dựng
Đây là mức giá biến động ở thời điểm hiện tại khi mà cầu Cát Lái còn trên "giấy tờ". Theo dự tính của giới đầu tư, khi có thông tin chính thức thời gian động thổ cầu Cát Lái (nối Q.2, Tp.HCM với huyện Nhơn Trạch) giá đất tại khu vực này có thể tăng gấp đôi, gấp 3 so với thời điểm hiện tại. Hiện thông tin xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành cũng đã khiến giá đất tại các xã ráp ranh với Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu như Long Thọ, Phú Hội, Vĩnh Thanh....rục rịch ở thời điểm này. Theo ghi nhận, hiện khá nhiều NĐT Tp.HCM nắm quỹ đất tại khu vực này và chờ đợi chốt lời khi cầu khởi công.
Mới đây, tỉnh Đồng Nai thông qua bảng giá đất mới trong vòng 5 năm tới. Theo đó, giá đất tại các tuyến đường đều tăng, mức tăng phổ biến từ 1,5 đến 3 lần so với giá hiện hành. Trong khi đất thương mại, dịch vụ được tính tương ứng với 70% giá đất ở cùng khu vực, vị trí, tuyến đường. Việc bảng giá đất tăng cao cũng tác động đến mặt bằng giá BĐS chung ở các khu vực của Đồng Nai. Trong đó, ở một số khu vực có thêm tác động của hạ tầng, theo dự báo của các chuyên gia giá BĐS dự kiến tăng đột biến.
Chuyên gia: Cần thiết xây cầu vì có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế
Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cầu thay thế phà Cát Lái trên cơ sở thống nhất của UBND tỉnh Đồng Nai với UBND TP.HCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình. Thông tin này lần nữa khẳng định việc cấp thiết xây dựng cầu Cát Lái. Và, BĐS khu vực sẽ là lĩnh vực được hưởng lợi lớn từ yếu tố này. Theo dự báo, nếu trước đến nay BĐS Nhơn Trạch chủ yếu dành cho nhu cầu đầu tư, cầu Cát Lái hiện hữu sẽ thúc đẩy mạnh nhu cầu ở thực. Không chỉ giúp người dân thoát cảnh "qua sông lụy phà", cầu Cát Lái được cho là sẽ kéo giảm ùn tắc, giãn dân và biến Nhơn Trạch thành ngoại ô của Tp.HCM.
Theo các chuyên gia, không chỉ giải quyết vấn đề giao thông, kết nối, khởi công cầu Cát Lái có vai trò rất quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai và cả Tp.HCM, nhất là thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch mà hai địa phương có thế mạnh. Đồng thời BĐS ở cả Khu Đông Sài Gòn và huyện Nhơn Trạch Đồng Nai luôn nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư và giá không ngừng tăng.
Theo ghi nhận, hiện khá nhiều NĐT Tp.HCM nắm quỹ đất tại khu vực này và chờ đợi chốt lời khi cầu khởi công.
Ông Phạm Sanh, Giảng viên ĐH Giao thông Vận tải cho biết, ông rất đồng tình với chủ trương xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch. Đây là cây cầu mà thành phố nên xây từ lâu rồi chứ không phải chờ đến bây giờ mới làm vì nó có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội và cả an ninh quốc phòng.
Hiện lượng xe từ Nhơn Trạch qua phà Cát Lái để đến Tp.HCM và ngược lại rất lớn. Vì vậy, cầu sẽ có ý nghĩa về mặt giao thông, nhất là giao thông đối ngoại của Tp.HCM, giúp nối kết giữa thành phố với Đồng Nai và cả Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong tương lai khi có thêm các tuyến cao tốc và vành đai mới thì cầu còn có tác dụng kết nối với những công trình này.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Nguyền Thiềm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Tp.HCM cho rằng hiện ở khu vực Cát Lái đã có cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây nối Tp.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ nhưng hướng tuyến chủ yếu vẫn là kết nối với Phan Thiết, Đà Lạt. Vì thế, Cầu Cát Lái sẽ là sự kết nối thuận tiện về giao thông giữa Tp.HCM với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, giúp đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu giảm được hơn chục cây số mà không phải mất thời gian chờ phà như trước đây.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM từng cho hay, chủ trương xây cầu Cát Lái cũng là một trong những nội dung mà Hiệp hội từng kiến nghị với lãnh đạo thành phố để tăng thêm năng lực giao thông kết nối Tp.HCM với Đông Nam Bộ và cả sân bay Long Thành sau này. Theo ông Châu, khởi công xây cầu Cát Lái sẽ giúp thực hiện được mục tiêu biến Nhơn Trạch thành ngoại ô Tp.HCM, đồng thời tăng khả năng kết nối Tp.HCM với Bà Rịa - Vũng Tàu thuận lợi hơn nữa. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần kéo giãn lượng dân cư, thay vì ở Tp.HCM người ta có thể về Nhơn Trạch ở và đến TP HCM làm việc rất thuận lợi.
Theo Nhịp Sống Việt
"Cơn bĩ cực" của doanh nghiệp địa ốc thời Covid-19 Khó khăn chồng chất khó khăn trước dịch Covid-19, nhiều nhân viên ở các công ty bất động sản (BĐS) đành phải tự xin nghỉ việc vì không muốn trở thành gánh nặng cho công ty của họ. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan nhanh và gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, hàng trăm doanh nghiệp BĐS tiếp tục...