Bất động sản 2020: Mâu thuẫn giữa nhu cầu và việc hạn chế đầu tư
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, mất cân đối cung cầu tiếp tục xuất hiện trong năm 2020 khi nguồn nhà ở có giá thấp và nhà ở xã hội vẫn khan hiếm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Năm 2020, dù nhu cầu mua bất động sản vẫn ở mức cao nhưng khó đẩy mạnh đầu tư phát triển. Đây là nghịch lý mà Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chỉ ra trong buổi công bố thông tin về thị trường diễn ra ngày 9/1 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020 nhìn chung tiếp tục có sự giảm tốc, nhưng thực chất hơn, không xuất hiện khủng hoảng, “giá ảo” hay “bong bóng.”
Tuy nhiên, “nghịch lý” duy nhất của thị trường bất động sản là mâu thuẫn giữa nhu cầu và việc hạn chế đầu tư phát triển.
Thời gian qua, tại một số địa phương, giá đất được đẩy lên quá cao, nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế và hạ tầng đô thị đã tạo ra “giá ảo.”
Hiện tượng này dẫn đến hệ lụy khiến cơ quan quản lý nhà nước phải điều chỉnh thuế đất, người dân đòi tăng tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Từ đó, hoạt động đầu tư phát triển đô thị cũng bị sụt giảm. Đặc biệt, “giá ảo” khiến các nhà đầu tư rời khỏi thị trường, làm suy giảm phát triển kinh tế địa phương và chính thị trường bất động sản, ông Đính phân tích.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và duy trì đà tăng trưởng sẽ khiến lực cầu về đầu tư và mua sắm nhà ở tiếp tục được duy trì.
[Năm 2020, căn hộ trung cấp sẽ "thống lĩnh" thị trường Hà Nội]
Video đang HOT
Xét về thị trường, nguồn cung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể không suy giảm so với 2019 bởi một vài dự án lớn ở các đô thị này vẫn còn lượng hàng khá lớn chưa được tung ra thị trường.
Mặc dù vậy, lượng dự án bất động sản đủ điều kiện đưa sản phẩm vào thị trường tiếp tục giảm mạnh bởi ở cả 2 địa phương này vẫn chưa có động thái cải thiện ở khâu xem xét phê duyệt cấp phép dự án mới.
Đáng chú ý, việc siết chặt tín dụng vào bất động sản cũng sẽ làm giảm lực đầu tư từ các doanh nghiệp và vừa. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Cùng với đó, hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án (M&A) được dự báo sẽ diễn ra sôi động trong năm 2020.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, mất cân đối cung cầu tiếp tục xuất hiện trong năm 2020 khi nguồn nhà ở có giá thấp và nhà ở xã hội vẫn khan hiếm. Đầu tư đất nền sẽ là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư tại thị trường mới phát triển. Thế nên, địa phương nào sớm hoàn thành việc rà soát, thanh kiểm phát triển các dự án bất động sản thì chắc chắn sẽ tận dụng tốt cơ hội để thu hút mạnh nhà đầu tư.
Giá nhà ở và đất đai dự báo tiếp tục tăng nhưng lực tăng sẽ không mạnh vì sự khan hiếm chỉ là tạm thời.
Phân tích về nguyên nhân sụt giảm nguồn cung bất động sản thời gian qua, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng đó là do việc rà soát, thanh kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai….tại các dự án.
Cùng với đó, lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh bởi hệ lụy từ lượng cung sụt giảm, giá có chiều hướng tăng, tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản bị siết mạnh làm giảm lượng giao dịch từ các nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ…
Trên thực tế còn xuất hiện tâm lý e ngại, lo sợ từ các nhà đầu tư, người tiêu dùng khi thị trường bất động sản xuất hiện nhiều dự án không phù hợp với quy định pháp luật; trong khi đó, nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước gần như không có để giúp họ kiểm chứng.
Việc khan hiếm nguồn cung không phải do không còn dư địa phát triển nguồn mà là do tạm thời ngưng phát triển từ các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, việc tăng giá mạnh khó được thị trường chấp nhận thể hiện ở một số hiện tượng: đầu cơ sụt giảm, phân khúc cao có mức giá trên 50 triệu đồng/m2 có tỷ lệ hấp thụ thấp (đặc biệt là những dự án đẩy giá với biên độ lớn)…
Phân khúc cao cấp phát triển mạnh và phù hợp nhóm đối tượng khách nước ngoài nhưng lại bị giới hạn tiêu thụ bởi quy định lượng sản phẩm cho người nước ngoài.
Tại một số địa phương mới phát triển, chủ trương phát triển nhà ở đô thị dành cho các chuyên gia, công nhân, lao động dịch chuyển không được quan tâm bằng chủ trương phát triển các dự án phân lô, bán đất nền.
Hiện những dự án có pháp lý đầy đủ, được đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và thực hiện bởi các nhà phát triển có uy tín, giá bán phù hợp… thì tỷ lệ hấp thụ thường đạt 70-80%. Đây chính là điểm sáng, điểm mạnh của thị trường bất động sản Việt Nam và là yếu tố tích cực thu hút các nhà đầu tư trong năm 2020./.
Theo Thu Hằng (TTXVN/Vietnam )
Liên tục vay hàng trăm tỷ đồng, ông Đặng Thành Tâm đã có "bảo bối" mới?
Trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành công cụ huy vốn hiệu quả của nhiều doanh nghiệp bất động sản trong thời gian gần đây. Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm cũng không nằm ngoài xu hướng, liên tục huy động hàng trăm tỷ đồng trong thời gian ngắn.
Phiên giao dịch sáng nay, các chỉ số đều tạm nghỉ với trạng thái giảm điểm sau khi diễn ra giằng co căng thẳng. VN-Index mất 4,88 điểm tương ứng 0,49% còn 994,71 điểm, cho thấy 1.000 điểm vẫn là ngưỡng cản mạnh về tâm lý đối với các nhà đầu tư. HNX-Index cũng sụt 0,31 điểm tương ứng 0,29% còn 105,54 điểm.
Khối lượng giao dịch đạt 89,28 triệu cổ phiếu tương ứng 1.917,24 tỷ đồng trên HSX và 12,47 triệu cổ phiếu tương ứng 171,94 tỷ đồng trên HNX.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về các mã giảm giá. Có tổng cộng 322 mã giảm trên các sàn, 22 mã giảm sàn trong khi ở chiều tăng có 198 mã và 22 mã tăng trần.
Mặc dù VN-Index được hỗ trợ bởi một số mã lớn như BID, SAB, VPB nhưng chiều ngược lại, áp lực từ GAS, VNM, VIC, VCB, VHM, MSN là khá lớn. Trong đó, chỉ riêng GAS đã lấy đi của chỉ số chính tới 1,35 điểm còn thiệt hại do VNM và VIC lần lượt gây ra là 0,72 điểm và 0,69 điểm.
Cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm, sáng nay quay đầu giảm, mất 0,65% còn 15.250 đồng/cổ phiếu.
Mã này diễn biến tiêu cực bất chấp thông tin Hội đồng quản trị công ty đã thông qua phương án phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp.
Trái phiếu này có kỳ hạn tối đa 18 tháng và dự kiến phát hành trong quý IV. Lãi suất trái phiếu là 10,5%/năm với 2 kỳ tính lãi đầu tiên và 3,8%/năm cộng thêm lãi suất tham chiếu cho các kỳ tính lãi tiếp theo.
Nguồn tiền thu được lãnh đạo KBC cho biết sẽ sử dụng linh hoạt cho các mục đích như tăng quy mô vốn hoạt động, thực hiện đầu tư vào các chương trình, dự án của công ty.
Trước đó, vào hồi tháng 8 vừa qua, KBC đã phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn và lãi suất tương tự với tài sản đảm bảo là 700.000 cổ phần phổ thông của Công ty Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng.
Cuối tháng 6/2019, KBC cũng phát hành thành công 200 tỷ đồng trái phiếu cho các định chế tài chính với tài sản đảm bảo là cổ phần Công ty Khu công nghiệp Sài Gòn - Hà Nội.
Theo báo cáo tài chính của KBC, trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này báo lãi hợp nhất 511,5 tỷ đồng, tăng 78% cùng kỳ, lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 389 tỷ đồng, tăng 45%, hoàn thành 49% kế hoạch lợi nhuận.
Nợ phải trả tại thời điểm 30/6/2019 của KBC là 6.387 tỷ đồng, giảm so với con số đầu năm là 7.072 tỷ đồng.
Diễn biến cổ phiếu KBC trong 1 năm trở lại đây
Trở lại với thị trường chứng khoán, giới phân tích đang có những cái nhìn trái ngược về triển vọng chỉ số. Theo Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), áp lực điều chỉnh vẫn còn rất lớn và VN-Index có thể sẽ chưa thể vượt hoàn toàn được mức 1.000 điểm.
Đồng thời, rủi ro ngắn hạn của chỉ số VN30 vẫn đang ở mức cao cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần thận trọng trong việc mua đuổi ở nhịp tăng.
Điểm tích cực YSVN nhận thấy là thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu vẫn duy trì ở mức cao cho thấy chiến lược ngắn hạn là vẫn duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.
Theo Dân trí
"Đại gia" một thời Tasco báo lỗ, "vận đen" bao giờ thôi đeo bám? 6 tháng đầu năm 2019, Tasco báo lỗ 13,1 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm ngoái dù có sụt giảm vẫn ghi nhận mức lãi 41,2 tỷ đồng... Đại gia BOT Tasco báo lỗ sau 3 năm đặt tham vọng với bất động sản. Công ty cổ phần Tasco (mã CK: HUT) vừa công bố báo cáo bán niên 2019 đã qua...