Bất động sản 2015 tăng trưởng nhưng chưa vững chắc
Năm 2015 đánh dấu sự hồi phục của thị trường bất động sản khi lượng cung, lượng cầu đều tăng đột biến, giá trị tồn kho giảm. Tuy nhiên, sự phát triển mất cân đối giữa phân khúc cao cấp và bình dân đang là nỗi lo tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng ‘bong bóng’ trong lĩnh vực bất động sản.
Ảnh minh họa
Thị trường tăng trưởng mạnh
Tại TP.HCM, trong quý 3/2015 đã 10.114 căn hộ được chào bán. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này tăng 200%. Trong khi đó, số căn hộ tiêu thụ được là 7.862 căn, tăng 88%. Giá chào bán trung bình cũng tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Đánh giá về thị trường bất động sản năm 2015, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng thị trường tiếp tục đà hồi phục và tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2014 ở tất cả phân khúc. Nguồn cung không đủ cầu trong năm 2015.
“Năm 2015 tiếp tục chứng kiến rất nhiều dự án bất động sản cao cấp ra mắt. Phân khúc này có sự đầu tư rất mạnh, nhiều dự án tập trung ở khu Nam và khu Đông thành phố. Còn các phân khúc khác tập trung phát triển trên tất cả quận huyện của thành phố. Đáng chú ý, một vài dự bất động sản cao cấp có dấu hiệu bắt đầu phát triển ở phía Tây như quận 6, quận Tân Phú”, ông Châu chia sẻ với báo.
2015 cũng là năm đánh dấu dòng vốn mạnh mẽ của các quỹ đầu tư và công ty nước ngoài khi liên tục rót vốn vào thị trường bất động sản, thông qua các hình thức như mua bán dự án, đầu tư với doanh nghiệp trong nước thông qua các phương thức mua lại cổ phần, góp vốn đầu tư trực tiếp vào dự án, hoặc cho vay…
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 11 tháng đầu năm 2015, lĩnh vực bất động sản đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 3. Tổng số vốn đầu tư chiếm 2,32 tỉ USD, gồm 29 dự án đầu tư mới được cấp phép và 10 lượt dự án tăng vốn, chiếm 11,5% tổng nguồn vốn FDI cam kết.
So với cùng kỳ năm 2014, FDI năm 2015 đổ vào bất động sản đã tăng hơn 1 tỉ USD và đang có xu hướng tăng, khi thị trường bất động sản trên đà hồi phục và tăng trưởng tốt.
Video đang HOT
“Thị trường bất động sản chỉ đứng thứ 3 về thu hút FDI, thế nhưng đứng trước biến động của thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán, thị trường vàng thì bất động sản là lựa chọn có nhiều ưu điểm trong giai đoạn tiếp theo. Thị trường bất động sản sẽ còn tiếp tục hấp dẫn vốn đầu tư trong lẫn ngoài nước”, ông Châu nói.
Còn nhiều mảng tối
Mặc dù tăng trưởng đáng kể, song sự phát triển mất cân đối giữa phân khúc cao cấp và bình dân đang là nỗi lo, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng “bong bóng” trong lĩnh vực bất động sản.
Theo đó, thị trường đang có sự tăng trưởng nguồn cung rất lớn ở phân khúc bất động sản cao cấp, trong lúc lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ với giá bán hợp túi tiền của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị.
Thống kê sơ bộ tại TP.HCM cho thấy, hiện nay có 6.000 căn hộ trung bình thấp, trong khi đó có 30.000 căn hộ trung và cao giá.
“Bao giờ cái thấp và trung bình cũng phải nhiều hơn cao, mà bây giờ thị trường lại thấp ít hơn cao. Cao cấp nhiều thì nguy cơ lặp lại “bong bóng” như 2006-2008 là có khả năng. Trước đây có tình trạng hàng loạt nhà đầu tư đầu tư vào căn hộ cao giá để thu lợi nhiều nhưng lại làm thị trường nghẽn mạch và lan truyền nhanh”, ông Nguyễn Văn Đực – Phó giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành từng nhận định.
Ngoài sự “lệch pha” về phân khúc căn hộ, thị trường bất động sản 2015 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như chưa tạo được cơ chế để xử lý các dự án bất động sản dở dang, tăng trưởng tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu, lãi suất cho vay cao. Ngoài ra, quy hoạch, quản lý đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện dân sinh và bảo vệ môi trường.
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM, thành phố hiện có 1.219 dự án, nhưng có đến 405 dự án chưa khởi công, 189 dự án đã bị thu hồi chủ trương đầu tư. Trong số 325 dự án đã khởi công, có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công.
Tính ra, tổng số dự án tạm ngưng thi công và chưa khởi công lên đến 502 dự án (chiếm 41,18%). Chưa kể, nhiều dự án không thể triển khai được do vướng đền bù giải tỏa.
Năm 2015 đánh dấu sự hồi phục của thị trường bất động sản khi lượng cung, lượng cầu đều tăng đột biến, giá trị tồn kho giảm. Tuy nhiên, sự phát triển mất cân đối giữa phân khúc cao cấp và bình dân đang là nỗi lo tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng “bong bóng” trong lĩnh vực bất động sản.
Theo Một thế giới
Ông Trần Đắc Sinh: Thị trường sẽ đón nhận nhiều thương vụ IPO hấp dẫn
Thời gian tới thị trường sẽ đón nhận nhiều hàng hóa khác. Tại TP.HCM có Tổng Công ty Sài Gòn (Satra), Tổng Công ty Bến Thành, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (SaigonTourist), Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn.
Ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - Ảnh: Huyền Trâm.
Đóng cửa phiên ngày 25/12/2015, VN-Index chốt ở mức 567,67 điểm. Chỉ còn 4 phiên giao dịch nữa là năm giao dịch 2015 sẽ khép lại. Tính đến thời điểm này, chỉ số sàn TP.HCM chi nhận tỷ lệ tăng 4,04% so với cuối năm 2014. Đây là mức tăng khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng của thị trường trong năm 2014 là 8,12% cũng như "chệch" khá nhiều so với các dự báo của nhiều chuyên gia đưa ra hồi đầu năm.
Tuy nhiên, theo ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịchChứng khoán TP.HCM (HoSE) thì mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt trong năm qua là đáng ghi nhận và tốt so với nhiều thị trường trong khu vực.
Thưa ông, tính tới thời điểm này thì VN-Index có mức tăng trưởng khoảng hơn 4%, tức chỉ bằng một nửa tỷ lệ tăng của năm ngoái. Ông có nhận định gì về điều này?
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 mức độ phát triển như vậy tôi cho là rất tốt so với các thị trường chứng khoán trong khu vực cũng như trên thế giới. Bức tranh của thị trường Việt Nam như vậy cũng là phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong điều nền kiện kinh tế Việt Nam cũng chưa thoát khỏi nhiều khó khăn, thách thức.
Một trong những hoạt động được đẩy mạnh trong thời gian qua là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ông có đánh giá gì về hoạt động này trong năm qua, nhất là với việc thu hút dòng vốn từ khối ngoại?
Hiện nay chúng ta tiến hành thoái vốn của các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước lớn tôi cho rằng đã tạo được nguồn cung để san sẻ những đầu tư trên thị trường thứ cấp.
Tuy nhiên các đợt IPO gần đây chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, lý do là chúng ta mới chỉ bán phần vốn nhà nước rất là nhỏ. Do đó vấn đề thay đổi về quản trị doanh nghiệp, sở hữu công ty cũng chưa rõ nét. Tôi cho rằng việc quan trọng trước mắt là thay đổi mô hình quản trị công ty, đó là điều hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện cũng còn trong chừng mực nào đó.
Qua thực tế cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài họ quan tâm về chính sách mở cửa, về chính sách tự do hóa dòng tiền, vấn đề thay đổi quản trị công ty và minh bạch công ty. Thị trường Việt mình đang cố gắng hết sức để đáp được những yêu cầu trên. Từ Nghị định 60 đến tỷ giá, tín dụng, đến minh bạch thông tin... chúng ta đều đang làm, đương nhiên với chuẩn mực quốc tế vẫn còn nhiều điều để bàn nhưng đối với nền kinh tế của chúng ta và đối với các nước xung quanh thì đã có những bước phát triển rất tốt.
Với Nghị định 60 thì Sở cũng đi tuyên truyền, xúc tiến ở nhiều nước như Mỹ, Anh... Tuy nhiên thực thi triển khai vẫn chưa có mà mới có nghị định, phải đợi thông tư hướn dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tư, rồi doanh nghiệp tiến hành tổ chức đại hội cổ đông để thông qua các vấn đề liên quan...
Ông có nhận định gì về "hàng hóa" sẽ tiến hành cổ phần hóa cũng như sẽ lên sàn trong thời gian tới?
Ngày 10/12 vừa qua, HoSE đã tổ chức IPO Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), một đơn vị lớn nhất của ngành giao thông, doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả với tổng tài sản lớn. Tôi nghĩ đây là một trong những hàng hóa tốt, nếu sản phẩm này đầu tư lâu dài cũng không thua gì gửi tiền tiết kiệm, thậm chí còn phát triển tốt, đương nhiên lượng cổ phần bán ra còn ít.
Thời gian tới thị trường sẽ đón nhận nhiều hàng hóa khác. Tại TP.HCM có Tổng Công ty Sài Gòn (Satra), Tổng Công ty Bến Thành, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (SaigonTourist), Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn... là những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thị phần tốt với các thương hiệu rất quen thuộc như bia Heineken, bia Tiger, thuốc lá Caraven, Visan...
Thị trường chứng khoán Việt có quy mô vốn hóa còn khá nhỏ bé nhưng tất cả phải thực hiện từng bước, phải đấu giá cổ phần, cải thiện thanh khoản tốt lên, nói chung phải có bước đi từ từ...
Xin cảm ơn ông!
Theo Bizlive
Những tài sản sinh lời tốt nhất năm 2015 Dù chứng kiến nhiều phiên sụt giảm nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2015. Dù có nhiều giai đoạn trồi sụt và biến động bất thường, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng 12% trong năm nay. Trong năm 2015, dù một số loại tài sản như hàng...