Bắt đầu xét xử phúc thẩm bầu Kiên và đồng phạm
Hôm nay (28/11) Tòa Phúc thẩm – TAND Tối cao bắt đầu xét xử phúc thẩm đối với Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm liên quan đến 4 tội danh.
“Bầu” Kiên trong phiên tòa sơ thẩm.
Trong sáng nay TAND Tối cao sẽ xét xử theo trình tự phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm gồm: Lê Vũ Kỳ (nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị ACB); Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB); Trịnh Kim Quang (nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị ACB); Phạm Trung Cang (nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị ACB); Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên hội đồng quản trị ACB) về các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Kinh doanh trái phép, trốn thuế và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên mời thêm luật sư Nguyễn Huy Thiệp tham gia bào chữa, bên cạnh 4 luật sư đã tham gia từ phiên sơ thẩm.
Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ ngân hàng Vietinbank, đã bị kết án chung thân trong Vụ án lừa đảo xảy ra tại Vietinbank) cũng được triệu tập tới dự phiên tòa với tư cách người liên quan.
Dự kiến phiên tòa phúc thẩm này kéo dài khoảng 10 ngày.
Trước đó, sau nhiều ngày xét xử sơ thẩm, ngày 9/6, HĐXX Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên an 30 năm tu giam đôi vơi bi cao Nguyên Đưc Kiên vê 4 tôi danh: Kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế và áp dụng hình phạt bổ sung là nộp 75 tỷ đồng để sung quỹ Nhà nước và cấm đảm nhiệm các chức vụ trong ngân hàng trong thời hạn 5 năm.
Các bị cáo Trần Ngọc Thanh – cựu Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Thị Hải Yến – cựu Kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội bị tuyên phạt 5 năm tù cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tòa án sơ thẩm cũng tuyên phạt: Lý Xuân Hải – cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ACB 8 năm tù; Phạm Trung Cang – cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 3 năm tù.
Ngoài ra, tòa cũng tuyên phạt các bị cáo Trịnh Kim Quang – cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 4 năm tù; Lê Vũ Kỳ – cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 5 năm tù; Huỳnh Quang Tuấn – cựu thành viên HĐQT Ngân hàng ACB 2 năm tù.
Video đang HOT
Sau phiên tòa cấp sơ thẩm, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo. Riêng Trần Ngọc Thanh (nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) và Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) không có kháng cáo.
Bầu Kiên kháng cáo kêu oan và đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá các chứng cứ buộc tội. Bầu Kiên cho rằng, mình không phạm 4 tội danh như quy kết của phiên tòa cấp sơ thẩm.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bầu Kiên cho rằng mình không có quyền chỉ đạo
Các bị cáo cho rằng, những vụ giao dịch do bầu Kiên chỉ đạo nhưng sáng nay, bầu Kiên khẳng định, mình chỉ có vai trò tư vấn chứ không có quyền chỉ đạo từ năm 2008.
Trong phiên xét xử bầu Kiên buổi sáng 26/5, phần thẩm vấn diễn ra giữa luật sư với bị cáo và những người có trách nhiệm liên quan. Nội dung xoay quanh tất cả các tội danh và trách nhiệm từng cá nhân trong từng vụ việc.
"Không có quyền quyết định"
Sáng nay, trả lời câu hỏi của các luật sư, bầu Kiên vẫn bảo lưu quan điểm mình không làm trái pháp luật. Đặc biệt, đối với hành vi "cố ý làm trái" trong mua cổ phiếu ACB, bầu Kiên nói rằng, mình không có quyền chỉ đạo giống như lời đổ trách nhiệm của các bị cáo khác.
Bầu Kiên tại tòa
Để làm rõ cáo buộc cố ý làm trái, luật sư đã hỏi bầu Kiên: Vai trò của bị cáo ở ACB?
Bầu Kiên trả lời: Vai trò của tôi tại ACB được phân biệt qua 2 thời kỳ. Năm 1993-2008, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của ACB. Sau 2008 đến khi bị bắt, tôi làm tư vấn cho HĐQT trong hoạt động điều hành. Với vai trò tư vấn, tôi không có giá trị gì trong các quyết định của HĐQT hay ban điều hành ACB. Nhưng tôi sẵn sang chia sẻ khó khăn với các thành viên HĐQT.
- Bị cáo có quyền chỉ đạo thành viên HĐQT không?
- Cá nhân tôi với vai trò thành viên hội đồng sáng lập, không được quyền và trên thực tế tôi không chỉ đạo thành viên nào hay bất kỳ việc gì trong HĐQT ACB.
"Sau 21 tháng tạm giam đến nay tôi không rõ vì sao cơ quan công an lại bắt và VKS lại truy tố tôi?!" - Bầu Kiên đặt câu hỏi.
Trả lời về cáo buộc tội lừa đảo, bầu Kiên cho rằng, khi chuyển nhượng cổ phần giữa công ty ACBI và Thép Hòa Phát, mình chịu toàn bộ trách nhiệm để Công ty Thép Hòa Phát không bị thiệt hại.
Bị cáo Kiên khẳng định, việc mua bán cổ phần đã được thỏa thuận với ông Trần Đình Long (Chủ tịch Thép Hòa Phát). Các bên đã thực hiện đúng với 3 nội dung.
"Tôi, anh Thanh, chị Yến không có bất kỳ hành vi gian dối nào." - Bầu Kiên quả quyết.
Bầu Kiên cũng thừa nhận, quá trình ký và thực hiện hợp đồng có sai sót. Nhưng điều này xuất phát từ các sai sót của ông Dương (TGĐ Hòa Phát), và các đơn vị thành viên thép Hòa Phát. Tuy nhiên, đây chỉ là sai sót thuần túy. Bị cáo Thanh và Yến cũng có sai sót trong việc thực hiện lệnh của bầu Kiên.
Bị cáo Lý Xuân Hải
Bầu Kiên: "Giám định viên sai sót"
Khi được hỏi về cáo buộc trốn thuế, bầu Kiên cho rằng, bản giám định của Tổng cục thuế không đúng bản chất. Theo bầu Kiên, giám định viên đã có 1 số sai sót cơ bản: Giám định thuế thu nhập doanh nghiệp là phải giám định trên tất cả hợp đồng của doanh nghiệp trong năm đó, căn cứ quy định pháp luật vào thời điểm đó. Nhưng tại thời điểm này, giám định viên quên mất Bộ Tài chính đã có văn bản miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 30% trên thuế thu nhập. Tổng cục thuế đã có văn bản xác nhận B&B là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
"Tại thời điểm 2009, công ty còn được miễn giảm thuế 30% trên thuế thu nhập. Giám định viên đã quên quy định tối thiểu của pháp luật." - Bầu Kiên nói.
Bị cáo Kiên cũng cho rằng, có 2 tài liệu quan trọng mà cơ quan điều tra không chuyển cho cơ quan giám định gồm phụ lục giữa mình với bà Hương (em gái bầu Kiên) và biên bản xác nhận lỗ của công ty B&B là 268 tỷ.
"Hai tài liệu này thể hiện đúng bản chất kinh doanh của công ty. Thiếu 2 tài liệu này, việc giám định vô nghĩa và sai sự thật." - Bầu Kiên nói thêm.
Bầu Kiên còn thể hiện sự tự tin vốn có khi trả lời một câu hỏi của luật sư với ý nhấn mạnh: "Tôi có trí nhớ rất tốt và tôi nhớ tất cả hoạt động của công ty."
Sáng nay, các luật sư cũng hỏi bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên, cũng là TGĐ công ty B&B). Bà Lan cho biết, tôi là đại diện của B&B nhưng không tham gia hoạt động gì. "Nên tôi xin ủy quyền cho người hiểu rõ các hoạt động của công ty để trả lời giúp, đỡ mất thời gian", bà Lan nói. Nhưng tòa cho rằng, nếu bà Lan không biết thì thôi, không cần trả lời.
Bà Đặng Ngọc Lan - vợ bầu Kiên
Ngoài ra, buổi sáng nay, các luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã tham gia thẩm vấn để làm rõ trách nhiệm trong vụ ủy thác gửi tiền của ACB vào Vietinbank.
Chiều nay, phiên tòa vẫn đang tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn các bị cáo.
Theo Khampha
Nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB trốn thuế cực tinh vi Cuối giờ sáng 22-5, HĐXX cũng đã tiến hành thẩm vấn hành vi trốn thuế. Không có gì khó hiểu khi vợ và em gái cựu "sếp" Ngân hàng ACB cùng khai mọi hoạt động đều do bị cáo Kiên điều hành. Buổi chiều, tòa chuyển sang thẩm vấn hành vi "gửi tiền" trái luật của các cựu "sếp" ACB. Bị vợ và...