Bắt Chu Vĩnh Khang: Tập Cận Bình chịu sức ép khủng khiếp ra sao?
Ngày 22/1 năm ngoái, Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra khẩu hiệu khiến giới truyền thông nước này một phen xôn xao: Đánh cả hổ lẫn ruồi.
Báo chí chính thống Trung Quốc dẫn giải lời ông Tập có hàm ý trừng trị bất cứ quan chức nào phạm tội tham nhũng, cho dù là quan chức cấp cao (hổ) đến quan chức cấp thấp hơn (ruồi).
Thông tin vụ Chu Vĩnh Khang tràn ngập trên các mặt báo của Trung Quốc
Kể từ đó đến nay, có hàng chục quan chức cỡ Phó Tỉnh trưởng trở lên bị điều tra về các cáo buộc tham nhũng. Nhưng &’hổ’ thực sự mới chỉ chính thức bị công khai hôm 29/7 khi truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết ông Chu Vĩnh Khang – cựu Bộ trưởng Công an bị Ủy ban kiểm tra, kỷ luật trung ương điều tra cáo buộc vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.
Cụm từ này thường được sử dụng với các quan chức là Đảng viên bị nghi dính líu tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn mưu lợi bất chính.
Đồn đoán về việc Chu Vĩnh Khang, người được cho là &’trùm an ninh’ nắm giữ lực lượng công an Trung Quốc ít nhất đã xuất hiện từ năm 2012, sau thời điểm cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Bạc Hy Lai vướng vòng lao lý.
Truyền thông phương Tây khi đó cho rằng cả ông Bạc và ông Chu được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân ủng hộ trong các quyết sách chính trị, kinh tế.
Ông Giang khi đó dù đã rút về &’hậu trường’ nhưng được nói là có ảnh hưởng rất lớn với các chính khách Trung Quốc.
Video đang HOT
Cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang
Tuy nhiên, ông Bạc vẫn bị đưa ra tòa với các tội danh tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn và cả tội danh che giấu tội phạm khi vợ ông là bà Cốc Khai Lai bị buộc tội giết hại doanh nhân người Anh Neil Heywood.
Mạng tin Backchina của người Trung Quốc ở nước ngoài bình luận việc công khai &’đại án Chu Vĩnh Khang’ sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện chính trị Trung Quốc hiện tại và sau này.
Tờ Want China Time của Đài Loan nói đây là vụ án gây chấn động bậc nhất Trung Quốc kể từ khi &’bè lũ bốn tên’ đứng đầu là Giang Thanh, vợ cố Chủ tịch Mao Trạch Đông bị đưa ra tòa sau thời Cách mạng văn hóa – một trong những giai đoạn đen tối của Trung Quốc sau giải phóng.
Chiến thắng &’nguyên lão công thần’
Theo trang tin Duowei News của người Trung Quốc ở nước ngoài, ông Tập Cận Bình đã gặp nhiều cản trở khi quyết định thành lập tổ điều tra đặc biệt về cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang.
Trang Duowei News nói khi ông Tập &’bất chấp mọi giá để điều tra triệt để vụ Chu Vĩnh Khang’ thì các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.
Trong danh sách những người phản đối được Duowei News nêu tên có cựu Thủ tướng Lý Bằng, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo và người có ảnh hưởng lớn nhất trong số các &’nguyên lão công thần’ là cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Người được báo chí phương Tây gọi là trùm an ninh Trung Quốc, ông Chu Vĩnh Khang
Nguồn tin chưa được kiểm chứng độc lập của Duowei News nói ông Tập đã hứa &’chỉ xử lần này, không lấy đó làm tiền lệ về sau’ nhưng các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị không đồng ý.
Tờ The Diplomat nhận định việc ông Tập bất chấp phản đối của các &’nguyên lão’ để đem vụ Chu Vĩnh Khang ra xét xử cho thấy &’năng lực chính trị có thừa’ của người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc này cũng được cho là mọi quyền lực hiện tại ở đất nước đông dân nhất thế giới nằm trong tay ông Tập.
“Trong giới chính trị Trung Quốc hiện nay, không có ai ngăn cản hoặc lay động nổi các chính sách và quyền lực của ông Tập Cận Bình”, trang Backchina bình luận.
Phá bỏ quy luật ngầm
&’Đại án Chu Vĩnh Khang’ được xem là bước đi quan trọng trong việc phá bỏ quy luật ngầm gọi là &’Hình bất thượng thường ủy’ (Không xét xử các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị). Ít nhất từ thời &’bè lũ bốn tên’ những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, chưa một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị nào ở Trung Quốc bị dính vòng lao lý.
Sự kiện ông Chu Vĩnh Khang bị điều tra còn được so sánh với hai sự kiện khác từng xảy ra trong lịch sử Trung Quốc.
Ông Chu Vĩnh Khang (trái) và ông Tập Cận Bình tại đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 10/3/2012
Năm 1992, hai anh em nhà Dương Thượng Côn, Dương Bạch Băng lần lượt mất đi quyền lực trong quân đội. Anh em nhà họ Dương là trường hợp duy nhất trong lịch sử quân đội Trung Quốc cùng nắm các vị trí quan trọng trong cùng một thời điểm.
Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, trong hội nghị Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1989, ông Dương Thượng Côn được bầu làm Phó Chủ tịch thứ nhất Quân ủy trung ương, còn người em là ông Dương Bạch Băng giữ chức Phó Bí thư Quân ủy trung ương. Thời kỳ này được gọi là &’huynh đệ chưởng quân’, nghĩa là hai anh em cùng nắm quyền lực trong quân đội.
Tuy nhiên đến năm 1992, khi một loạt &’nguyên lão’ thời đó lần lượt về hưu, ông Dương Thượng Côn cũng rút khỏi hàng ngũ những người có quyền lực nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Còn người em là ông Dương Bạch Băng bị miễn nhiệm chức Phó Bí thư Quân ủy trung ương, chỉ còn giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị.
Nhưng theo tờ Backchina, dù về hưu nhưng các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vẫn được nhiều ưu đãi như lúc đang tại vị. Gia đình hay thậm chí là &’bè phái’ của họ vẫn nắm được nhiều lợi ích và quyền lực.
Những những ưu đãi theo tiền lệ có lẽ sẽ không còn được như thế trong vụ Chu Vĩnh Khang. Thậm chí, cựu trùm an ninh Trung Quốc còn có khả năng chịu án tù.
Các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, được cho là có &’miễn tử kim bài’ sẽ không còn được ưu ái như thế sau khi ông Tập kêu gọi quyết liệt chống tham nhũng.
Cục diện chuyển giao quyền lực một cách hòa bình giữa các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc sẽ không còn nữa. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 30/7 chạy hàng title lớn: Đánh bại &’hổ lớn’ Chu Vĩnh Khang thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Đảng.
Theo VTC