Bất chấp Trung Quốc, Philippines nêu vấn đề biển Đông ở hội nghị ASEM
Ngày 15-7, hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 11 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ.
Tham dự hội nghị có 30 nước châu Âu, 21 nước châu Á và hai tổ chức Liên minh châu Âu và ASEAN. Trước khi hội nghị khai mạc, các nhà lãnh đạo đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công bằng xe tải ở Nice (ảnh).
Hội nghị cấp cao ASEM là diễn đàn quốc tế đầu tiên diễn ra sau khi Tòa Trọng tài Thường trực công bố phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông. Phán quyết đã khẳng định “đường chín đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Trước hội nghị, Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu không đưa vấn đề tranh chấp ở biển Đông vào hội nghị ASEM vì “đó không phải là nơi thích hợp để nói”. Dù vậy, báo Inquirer (Philippines) đưa tin phát biểu tại hội nghị ASEM ngày 15-7, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay Jr vẫn nêu ra vấn đề tranh chấp biển Đông.
Ông lặp lại tuyên bố trước đó về phán quyết trọng tài: “Philippines khẳng định mạnh mẽ tôn trọng quyết định lịch sử này như một nỗ lực góp phần quan trọng vào việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông”. Ông đã kêu gọi các bên thể hiện thái độ kiềm chế. Ông khẳng định Philippines đánh giá cao các biện pháp phục hồi lòng tin giữa các bên trong khu vực.
Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin bên lề hội nghị cấp cao Á-Âu ở Ulan Bator, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã trao đổi với Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini.
Ông Vương Nghị tiếp tục khẳng định quan điểm của Trung Quốc là không chấp nhận và không tham gia vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc. Ông khăng khăng cho rằng vụ kiện trọng tài về biển Đông là “trò thao túng chính trị” và tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines phải được giải quyết qua đàm phán và tham vấn.
Trong khi đó, Tân Hoa xãđưa tin tối 14-7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết đã đề nghị cựu Tổng thống Fidel Ramos sang Trung Quốc giúp đỡ thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp biển Đông.
Video đang HOT
Ông Rodrigo Duterte còn nói chiến tranh không phải là giải pháp và ông muốn tiếp tục đàm phán song phương như một giải pháp giải quyết tranh chấp. Ông Fidel Ramos không cho biết có chấp nhận yêu cầu hay không.
Song song theo đó, ngày 14-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã kêu gọi Úc không nên xem phán quyết “bất hợp pháp” của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc là luật pháp quốc tế. Trước đó, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố Trung Quốc sẽ phải chịu mất mát lớn về uy tín nếu không tôn trọng phán quyết.
KHA LY
Theo PLO
Hai đảng lớn ở Anh xào xáo vì Brexit
Chủ tịch Công đảng Jeremy Corbyn quyết không từ chức và tuyên bố sẽ tổ chức lại nội các đối lập trong 24 giờ tới.
Nội bộ Công đảng đối lập và đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh xào xáo nghiêm trọng sau khi kết quả trưng cầu ý dân đã chọn Anh rời EU (Brexit).
Trong Công đảng, sinh mệnh chính trị của Chủ tịch Jeremy Corbyn đang bị đe dọa. Ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị ông từ chức vì đóng góp mờ nhạt vào cuộc vận động ở lại EU.
Theo báo The Guardian, sáng 27-6 (giờ địa phương), ông Jeremy Corbyn đã họp khẩn cấp với Phó Chủ tịch Tom Watson. Lý do bởi 21 thành viên trong nội các đối lập của Công đảng (nội các do đảng đối lập ở Anh lập ra để phụ trách các lĩnh vực song song với nội các chính phủ) đã đồng loạt tuyên bố rút khỏi đảng.
Những người phản đối lo ngại sau khi đảng Bảo thủ bầu tân chủ tịch thay thế Thủ tướng David Cameron, tân chủ tịch sẽ kêu gọi bầu cử sớm và Công đảng có nguy cơ mất 100 ghế Quốc hội nếu ông Corbyn tiếp tục dẫn dắt Công đảng.
Thị trường chứng khoán hỗn loạn sau kết quả Brexit ở Anh. Biếm họa của DARYL CAGLE
Báo The Independent dự báo sang ngày 28-6, nếu ông Corbyn còn giữ chức chủ tịch Công đảng, một số nghị sĩ sẽ tìm cách tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm. Và sang ngày 29-6, có thể xảy ra thách thức trực tiếp với vai trò lãnh đạo của ông.
Trong đảng Bảo thủ cầm quyền cũng đã có rạn nứt giữa các đảng viên ủng hộ Brexit và những người muốn ở lại EU.
Cựu thị trưởng London, ông Boris Johnson, là người ủng hộ Brexit. Ông được đánh giá sẽ được bầu làm chủ tịch đảng Bảo thủ để trở thành thủ tướng Anh.
Ngoại trưởng Philip Hammond đã cảnh báo phe ủng hộ Brexit cần cho cử tri biết họ phải làm gì để thực hiện lời hứa hạn chế nhập cư và tiếp tục thương mại tự do.
Trong bài viết đăng trên báo Daily Telegraph ngày 26-6, ông Boris Johnson đã khẳng định: "Anh sẽ tiếp tục tham gia thị trường chung EU".
Ông viết Anh có thể lập quan hệ mới với EU dựa trên thương mại tự do và đối tác thay vì hệ thống liên minh như trước và Anh có thể đạt thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế phát triển khác ngoài EU.
Ông gợi ý Anh sẽ không chấp nhận tự do di chuyển lao động và cần sửa đổi chính sách nhập cư để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và kinh tế.
Ông cho rằng sẽ không có chuyện Anh "rầm rập" tách khỏi EU, quyền lợi của công dân EU sống ở Anh sẽ được bảo vệ cũng như quyền lợi của công dân Anh trong EU.
Ông nhấn mạnh: "Người Anh sẽ có quyền qua EU sinh sống, làm việc, du lịch, học tập, mua nhà và định cư".
Đối thủ nặng ký của ông Johnson là nữ Bộ trưởng Nội vụ Theresa May, người ủng hộ Anh ở lại EU.
Khó khăn của bà Theresa May là phải đối mặt với thái độ khó chịu của một số người ủng hộ Brexit trong đảng Bảo thủ.
Theo thăm dò của báo Mail on Sunday ngày 26-6 với những người ủng hộ đảng Bảo thủ, 53% số người được hỏi đã chọn bà May làm thủ lĩnh trong khi ông Johnson chỉ nhận được 47% ủng hộ.
Ông Jeremy Corbyn khẳng định không có ý định từ chức và tuyên bố sẽ tổ chức lại nội các đối lập trong 24 giờ tới. Ông phát biểu với giọng thách đố: "Tôi được hàng trăm ngàn đảng viên bầu lên... Tôi sẽ không phản bội sự tín nhiệm của những người đã bầu tôi, hoặc hàng triệu cử tri toàn quốc cần Công đảng đại diện cho họ. Ai muốn thay đổi lãnh đạo Công đảng sẽ phải bầu cử dân chủ mà tôi sẽ là ứng cử viên". ___________________________________ Chỉ một mình Anh có thể kích hoạt điều 50 (của Hiệp ước Lisbon quy định về thực hiện quyền rời khỏi EU). Theo quan điểm của tôi, chúng tôi chỉ làm điều đó khi chúng tôi có cái nhìn rõ ràng về các sắp xếp mới với các nước láng giềng châu Âu... Kinh tế Anh đã sẵn sàng đương đầu với tương lai dành cho chúng tôi. Bộ trưởng Tài chính Anh GEORGE OSBORNE lần đầu phát biểu sau trưng cầu ý dân
KHÔI VIỆT
Theo Danviet
NATO củng cố sườn phía đông NATO tiếp tục ủng hộ về chính trị, quân sự và tài chính đối với Afghanistan. Ngày 9-7, hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw (Ba Lan) bước sang ngày làm việc thứ hai. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nhiều nước NATO, đặc biệt là một số nước Đông Âu, lo ngại mối đe dọa từ Nga. Quân đội Afghanistan phải...