Bất chấp chiến tranh thương mại, Apple lần đầu mua linh kiện Trung Quốc nhiều hơn cả Mỹ, Nhật
Bất chấp chiến tranh thương mại, Apple đã trở nên lệ thuộc vào các đơn vị cung ứng Trung Quốc hơn bao giờ hết. Số liệu thống kê cho thấy, họ đã vượt qua Mỹ và Nhật.
Theo Nikkei, phân tích từ danh sách 200 nhà cung ứng cho thấy, các công ty cung ứng linh kiện từ Trung Quốc và đặc khu Hồng Kông đã trở thành nguồn linh kiện lớn thứ hai của nhà Táo. Theo phân chia khu vực, chỉ còn xếp sau Đài Loan và đã vượt mặt Nhật và Mỹ lần đầu tiên. Điều này cho thấy khả năng của các công ty Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt những năm qua. Để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple, họ phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe đẳng cấp thế giới, bất kể sản phẩm là Airpods, Apple Watch hay đắt tiền hơn như MacBook.
Trong số 200 nhà cung ứng hàng đầu, Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) chiếm khoảng 20% với 41 công ty, tăng gấp ba lần kể từ 2012. Trong khi số đồng nghiệp Mỹ của họ lại giảm 32%, xuống còn 37 công ty. Đài Loan và Nhật Bản có lần lượt 46 và 38 công ty linh kiện. Như vậy, nếu xếp theo số lượng đối tác linh kiện thì Đài Loan chiếm nhiều nhất, sau đó đến Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Về số cơ sở sản xuất, các địa điểm tại đại lục đã tăng thêm 26 lên 380 cơ sở, chiếm 50% tổng số cơ sở trong chuỗi cung ứng Apple. Kể cả một số công ty không có trụ sở tại Trung Quốc vẫn đặt nhà máy hoạt động ở đó, vì thị trường lao động dồi dào.
Đài Loan có lượng nhà cung ứng nhiều nhất, trong khi Trung Quốc dẫn đầu về số điểm sản xuất
Danh sách này đại diện cho 98% khoản tiền công ty Mỹ bỏ ra cho hoạt động mua sắm vật liệu, sản xuất, lắp ráp. Theo đó, họ ngày càng phụ thuộc vào nguồn linh kiện từ Trung Quốc hơn, bên cạnh nỗ lực mở rộng sang Ấn Độ, Đông Nam Á. Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh chưa đủ để khiến sự lệ thuộc này giảm bớt. Dù sao đây cũng là cứ điểm sản xuất lớn nhất của họ, từ đối tác cho đến nhà máy. Không chỉ tăng thêm số công ty Trung Quốc tham gia, số cơ sở lắp ráp phần cứng cũng tăng lên 380 tương đương 7% so với hồi 2017. “Các công ty Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng để trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm, đối với các công ty Đài Loan hoặc Nhật Bản. Bởi vì họ có thể học hỏi từ các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí mua các cơ sở để nhanh chóng cải thiện danh mục bằng sáng chế và năng lực sản xuất”, Chiu Shih-fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng đến từ Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho hay.
Video đang HOT
Ông bổ sung rằng các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp công ty địa phương đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, thậm chí công nhân đứng dây chuyền, giúp họ mau chóng tăng cường tay nghề. Ví dụ như Luxshare Precision Industry, ban đầu gia nhập chuỗi cung ứng Apple năm 2012 chuyên làm cổng kết nối. Đến 2017, họ được “cất nhắc” lên lắp ráp AirPods cho công ty, chấm dứt quãng thời gian dài thống trị của các hãng sản xuất Đài Loan. Họ đang vận hành 8 điểm sản xuất, tăng mạnh so với chỉ 1 hồi 2012. Các hãng Đài Loan không thể làm ngơ trước nhóm đối thủ đông đảo ngày càng phát triển này. Ngay cả những đối tác lâu đời của Apple như Foxconn, Pegatrons chuyên lắp ráp iPhone, Quanta và Compal lắp ráp Apple Watch. Một giám đốc điều hành nhận định “tốc độ mở rộng của họ không hề chậm lại”.
Phần cứng Apple đang sử dụng rất nhiều linh kiện do công ty Trung Quốc cung cấp, ví dụ iPhone
Một “siêu tân tinh” đáng gờm khác là O-film Technology của Trung Quốc, gia nhập chuỗi từ 2017 mới đây. Họ chịu trách nhiệm lắp ráp module camera và module màn hình cảm ứng, đe dọa trực tiếp tới Sharp, LG Innotek và TPK Holding. Hồi 2016, công ty đã mua lại một điểm sản xuất module camera từ Sony và nhanh chóng mở rộng năng lực sản xuất, tiếp nhận các bí quyết sản xuất cũng như sở hữu trí tuệ sau đó. Sony chỉ muốn tập trung vào nghiên cứu và phát triển cảm biến hình ảnh, do vậy họ đã giảm quy mô lắp ráp module camera và tạo cơ hội cho hãng Trung Quốc. Và chắc chắn không thể bỏ qua BOE, nhà sản xuất màn hình lớn nhất đại lục đang đe dọa rất lớn đến LG Display, Japan Display. Thậm chí họ còn bộc lộ tham vọng cạnh tranh với cả Samsung Display.
Một công ty ít tiếng tăm khác là Lingyi iTech, lần đầu nhảy vào danh sách cung ứng Apple năm 2018. Họ đã thâu tóm công ty Phần Lan Salcomp chuyên sản xuất bộ sạc cho Apple hay Sony. Theo thông tin của Nikkei, công ty đang vận hành 15 cơ sở ở Trung Quốc phục vụ cho Apple.
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng cho Apple cũng đang mở rộng sang cả Ấn Độ và Đông Nam Á. Tại Ấn Độ, các đối tác cung ứng của Apple đang có 8 điểm sản xuất, tăng so với 2017 chỉ có 5 điểm. Đứng sau các điểm sản xuất này là các công ty như Foxconn, Wistron, Yuto Packaging Technology (trụ sở tại Thương Hải). Việt Nam cũng đang nổi lên như một lựa chọn đầy hứa hẹn. GoerTek, nhà sản xuất linh kiện âm thanh và AirPods đang đánh giá tính khả thi nếu chuyển hoạt động sản xuất về Việt Nam. Luxshare đã mở mới một cơ sở ở miền Bắc Việt Nam.
Trung Quốc vượt Hoa Kỳ về số lượng các nhà cung ứng linh kiện cho Apple (ảnh: Nikkei)
Khi tổng thống Trump kêu gọi Apple quay về sản xuất ở Mỹ, công ty đã tăng cường hoạt động trong nước. Các nhà cung ứng cho Apple đã tăng lên 65 cơ sở so với năm ngoái. Apple luôn nhấn mạnh đóng góp cho kinh tế địa phương, thông qua 60 tỷ USD trả cho 9.000 nhà cung ứng linh kiện năm ngoái, tăng 10% so với 2017 và tạo mới đến 450.000 việc làm. Tuy nhiên, so với thời điểm 2012, con số 65 này vẫn ghi nhận sụt giảm đến 21%. Apple phụ thuộc vào một số đối tác đồng hương mà Trung Quốc vẫn chưa thể thay thế. Ví dụ Qorvo, Skyworks Solutions, Intel, 3M, Corning, đáp ứng về công nghệ bán dẫn, thành phần quang học và vật liệu tiên tiến.
Các nhà phân tích tranh cãi với nhau về tác động chiến tranh thương mại lên chuỗi cung ứng. Có ý kiến cho rằng Apple buộc phải loại bỏ mua sắm từ một số công ty Trung Quốc. Nhưng cũng có ý kiến phản bác lại rằng tác động không đáng kể. Sau tất cả, iPhone vẫn chưa bị liệt vào danh sách đánh thuế, chính phủ hai nước vẫn đang đàm phán. Có lẽ vẫn còn hơi sớm để họ “tháo chạy” khỏi Trung Quốc, khi việc này thực sự hao tốn cả về thời gian lẫn tiền bạc. Sau tất cả, Apple khó lòng giảm bớt sự lệ thuộc Trung Quốc trong chuỗi cung ứng.
Theo VnReview
Vừa bị Mỹ dọa, Đức thay đổi 180 độ và cho rằng Huawei không phải đối tác đáng tin cậy
Mỹ đã gây sức ép đối với Đức, nhằm buộc nước này cấm sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei trong việc xây dựng mạng 5G.
Theo báo cáo của Bloomberg, vị đại diện của Cục Tình báo Đức vừa phát biểu rằng: "Huawei không phải là đối tác đáng tin cậy để phát triển mạng di động 5G tại Đức". Khi mà trước đó, phía Đức đã rất cởi mở và cho phép Huawei tham gia đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G tại nước này.
Cách đây hai ngày, Mỹ cũng đã cảnh báo sẽ không hợp tác và cung cấp thông tin tình báo với phía Đức nữa, nếu như nước này cho phép sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei. Có lẽ cảnh báo từ phía Mỹ đã phần nào khiến cho Đức phải thay đổi suy nghĩ của mình đối với việc hợp tác cùng Huawei.
Theo nguồn tin thân cận của Bloomberg, một lệnh cấm hoàn toàn đối với các thiết bị viễn thông của Huawei tại Đức là bất khả thi. Tuy nhiên các quan chức nước này đang xem xét các quy định có thể mang đến tác dụng tương tự, hạn chế các thiết bị viễn thông của Huawei được sử dụng trong cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng mạng 5G.
Chính phủ Đức sẽ bắt đầu phiên đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G tại nước này vào tuần tới. Với tình hình lúc này, rất có thể Huawei sẽ không còn được tham gia vào phiên đấu thầu này.
Tham khảo: Bloomberg
Sợ bị cấy chip gián điệp, các ông lớn công nghệ Mỹ tháo chạy khỏi Đại lục Các nhà cung cấp linh kiện theo hợp đồng của Đài Loan bắt đầu di rời dây chuyền sản xuất ra khỏi Đại lục theo yêu cầu của một số đối tác Mỹ. Ảnh minh họa: Fastcompany Các công ty công nghệ Mỹ đang tỏ ra quan ngại về khả năng bị Trung Quốc cấy chip gián điệp và truy cập vào dữ...