Bất chấp chỉ trích, ông chủ Facebook quyết bảo vệ tiền số Libra
Mark Zuckerberg hứa hẹn Libra sẽ trở thành một hệ thống tài chính mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo.
Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook vừa tham gia vào phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ để có thể đưa ra những quan điểm bảo vệ dự án tiền điện tử Libra của công ty.
Tại đây, Zuckerberg đã trình bày một số góc nhìn tươi sáng về cách mà đồng tiền điện tử này được ứng dụng. Nó có thể cung cấp cho hàng triệu người Mỹ, những người không có tài khoản ngân hàng một phương thức an toàn để trao đổi tiền.
Ngay từ khi được công bố vào tháng 6, dự án Libra đã nhận phải nhiều ý kiến trái chiều. Đầu tháng 7, Maxine Waters, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, từng gửi thư yêu cầu Facebook tạm dừng phát triển Libra cũng như ví kỹ thuật số Calibra.
Mark Zuckerberg tại phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ
“Facebook đang tạo ra một loại tiền tệ hoàn toàn mới, có thể ẩn danh. Nó có thể tạo ra mối đe dọa mới cho người Mỹ cũng như an ninh quốc gia”, Carolyn Maloney, đại diện đảng Dân chủ cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ann Wagner, đại diện đảng Cộng hòa bày tỏ lo ngại về vấn đề mã hóa đối với loại tiền này. “Facebook làm việc chưa đủ tốt và việc mã hóa đầu cuối sẽ không giúp ích được gì cho vấn đề này”, Wagner nói.
Ông chủ Facebook cũng thừa nhận công ty gặp phải nhiều khó khăn trong việc điều hành một nền tảng có phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Đáp lại sự phản đối từ các cơ quan quản lý tài chính, ông nói rằng Facebook sẽ không gia khởi động hệ thống thanh toán Libra ở bất cứ đâu trên thế giới cho đến khi các cơ quan quản lý tại Mỹ chấp thuận.
Hàng loạt ngân hàng và các tổ chức tài chính trên khắp thế giới cũng bày tỏ quan ngại về Libra. Ban đầu, Hiệp hội Libra do Facebook thành lập bao gồm 27 thành viên với các tổ chức tài chính lớn, uy tín. Tuy nhiên, đến nay, nhiều tên tuổi lớn như PayPal, Mastercard và Visa đã tuyên bố rút khỏi dự án.
Ông chủ Facebook cũng hứa hẹn Libra sẽ trở thành một hệ thống tài chính mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo. Nó có thể giúp ích cho khoảng 14 triệu người không có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng và không đủ khả năng trả phí ngân hàng.
“Mọi người đang phải chi trả khoản phí khá cao và tốn nhiều thời gian chờ đợi khi gửi tiền về cho gia đình của họ ở nước ngoài. Hệ thống hiện tại chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu này. Tôi tin rằng Libra có thể giải quyết được vấn đề trên”, Zuckerberg nói.
Theo Zing
Mark Zuckerberg: 'Facebook gặp vấn đề nghiêm trọng về niềm tin'
Trong phiên điều trần ngày 23/10 (giờ Mỹ), Mark Zuckerberg sẽ thừa nhận việc thiếu niềm tin của người dùng là trở ngại lớn nhất khi Facebook phát triển tiền điện tử Libra.
Theo New York Times, trong cuộc điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ ngày 23/10 (giờ Mỹ), Mark Zuckerberg sẽ bày tỏ hi vọng rằng trong tương lai không xa, hàng tỷ người trên thế giới sẽ sử dụng loại tiền ảo do Facebook tạo ra.
Tuy nhiên, theo tài liệu được trình lên trước cuộc điều trần, CEO Facebook cũng thừa nhận mạng xã hội này đang thiếu trầm trọng niềm tin của người dùng để hiện thực hóa tầm nhìn này.
"Tôi tin rằng đây là thứ cần được phát triển, nhưng tôi hiểu rằng chúng tôi chưa phải là tổ chức lý tưởng để phát đi thông điệp này. Tôi biết nhiều người lo ngại liệu chúng tôi có đáng được tin tưởng để xây dựng dịch vụ thanh toán có khả năng bảo vệ khách hàng hay không", Zuckerberg thừa nhận.
Nhiều đối tác lớn đã rút khỏi Hiệp hội Libra, khiến độ tin cậy của đồng tiền này giảm mạnh.
Dự án Libra ngay từ khi được công bố vào tháng 6 đã bị chỉ trích dữ dội. Đầu tháng 7, Maxine Waters, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, gửi thư yêu cầu Facebook tạm dừng phát triển Libra cũng như ví kỹ thuật số Calibra cho đến khi Quốc hội Mỹ và các cơ quan quản lý đánh giá những rủi ro có thể xảy ra với hệ thống tài chính toàn cầu.
Hàng loạt ngân hàng trên khắp thế giới cũng bày tỏ quan ngại về Libra. Các cơ quan quản lý cho biết không nhận được câu trả lời rõ ràng về cách Facebook sẽ xử lý một số vấn đề quan trọng như ngăn chặn hoạt động tội phạm và đảm bảo quyền riêng tư của người dùng ra sao.
Ngày 11/10, hai công ty thanh toán lớn nhất thế giới là Mastercard và Visa tuyên bố rút khỏi dự án. Trước đó, PayPal cũng thông báo rời liên minh phát triển Libra.
Hiện không còn công ty thanh toán lớn nào tham gia Hiệp hội Libra. Điều đó khiến cho mức độ tin cậy của đồng tiền kỹ thuật số này giảm mạnh dù chỉ mới ở giai đoạn "thai nghén".
Ông chủ Facebook thừa nhận công ty đang gặp vấn đề về niềm tin. Ảnh: New York Times.
Thành viên còn lại của Hiệp hội Libra chủ yếu là quỹ đầu tư mạo hiểm, viễn thông, blockchain, những công ty công nghệ và các nhóm phi lợi nhuận. Tên tuổi đáng chú ý nhất gồm Lyft và Vodafone, đều không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
Tại phiên điều trần, Zuckerberg cũng sẽ khẳng định công ty sẽ không tự ý phát triển dự án này cho đến khi đạt được sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý.
"Mặc dù Hiệp hội Libra hoạt động độc lập và chúng tôi không kiểm soát nó nhưng tôi muốn làm rõ mọi việc. Facebook sẽ không tham gia khởi động hệ thống thanh toán Libra ở bất cứ đâu trên thế giới cho đến khi các cơ quan quản lý tại Mỹ chấp thuận", ông nói.
Theo zing
Facebook bị kiện vì 'đạo nhái' thiết kế logo Libra Một công ty về dịch vụ tài chính đã cáo buộc Facebook vi phạm bản quyền thương hiệu, cạnh tranh không lành mạnh khi sử dụng logo hình dấu ngã cho Libra gần giống với logo của họ. Công ty dịch vụ tài chính Finco Services tại bang Delaware đã khởi kiện Facebook vì ăn cắp bản quyền logo dấu ngã xoáy cho...