Bất chấp chỉ số S&P 500 lập kỷ lục giá mới, 62% cổ phiếu vẫn giảm điểm
Chỉ số S&P 500 hiện đang giao dịch ở mức cao kỷ lục, đã xóa sạch khoản lỗ từ đợt bán tháo do đại dịch Covid-19 gây ra và hiện đang giao dịch trên mức trước khi có dịch.
Tuy nhiên, trong khi chỉ số S&P 500 đã quay trở lại vùng giá trước khi có dịch, một phân tích được thực hiện bởi CNBC cho thấy phần lớn các cổ phiếu vẫn chưa tăng trở lại mức trước khi có dịch.
Kể từ 19/2 (thời điểm thị trường bắt đầu phản ứng với thông tin dịch) tới ngày 21/08 (chỉ số vượt vùng giá trước khi có dịch), chỉ có 38% cổ phiếu trong chỉ số tăng điểm trong khoản thời gian này, trong khi đa số 62% lại giảm điểm.
Biểu đồ biểu diễn tỷ suất sinh lời cổ phiếu trong danh mục S&P 500 từ từ 19/02-21/08
Trong đó, nhiều cổ phiếu vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm điểm từ tháng 2 tới nay, ngược lại có một số cổ phiếu giữ được tỷ suất sinh lời dương. Trong đó, có 43 cổ phiếu có lợi nhuận từ 25% trở lên, chủ yếu là các tên tuổi công nghệ và chăm sóc sức khỏe như ABIOMED (tăng 87%), PayPal (tăng 57%), Amazon (tăng 53%). Nhìn chung, các cổ phiếu giảm vẫn chiếm đa số.
1/4 cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 bao gồm 126 cổ phiếu đã giảm điểm từ 25% trở lên so với điểm bắt đầu 19/02. Ví dụ như cổ phiếu Norwegian Cruise Lines (giảm 71%), Occidental Petroleum (giảm 67%), và Carnival Corporation (giảm 67%), đây là 3 cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Michael Yoshikami, Giám đốc điều hành của Destination Wealth Management (công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, quản lý tài sản…) mô tả diễn biến thị trường theo xu hướng dòng tiền, chính vì vậy cổ phiếu đã không đồng loạt di chuyển cùng chiều.
Ông Michael Yoshikami cho biết: “Mọi thứ sẽ không có vấn đề nếu như các cổ phiếu tiếp tục tăng. Bạn rút tiền ra khỏi nhưng doanh nghiệp gặp khó khăn ở hiện tại và đầu tu vào các công ty đang phát triển, hưởng lợi trong môi trường hiện tại”.
Như ông Michael Yoshikami đã mô tả, thị trường đã phân hóa khi một số lĩnh vực đã tăng giá tốt hơn những lĩnh vực khác. Trong đó, dòng tiền đã đổ vào nhóm tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Nhóm cổ phiếu hưởng lợi này đã tăng giá hơn 50% kể từ 19/02 đên 21/08. Mặc khác, trong lĩnh vực năng lượng và tiện ích,chỉ tăng chưa tới 10%.
Biểu đồ hiệu suất sinh lời theo ngành kể từ 19/02 đến 21/08 trong chỉ số S&P 500
Tuy nhiên, trong ngành các cổ phiếu có diễn biến cũng không đồng đều. Cụ thể, trong lĩnh vực công nghệ, cả ngành đã tăng hơn 12% so với đỉnh trước khi có dịch, tuy nhiên có những cổ phiếu trong ngành tăng mạnh như PayPal và Nvidia tăng hơn 50%, ngược lại các cổ phiếu Western Digital và Xerox lại giảm điểm mạnh.
Tương tự như vậy, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng có sự phân hóa mạnh khi một số cổ phiếu tăng mạnh hơn những cổ phiếu còn lại trong ngành. Cụ thể, kể từ 19/02 đến 21/08, cổ phiếu Abiomed tăng tới 87%, cổ phiếu West Pharmaceuticals tăng 58%, cổ phiếu Regeneron tăng 54% …tuy nhiên vẫn có tới 40% cổ phiếu trong ngành chăm sóc giảm điểm như Dentsply Sirona giảm 26%, Universal Health Services giảm 19%, Cigna giảm 18% …
Tiếp tục tăng mạnh, S&P 500 có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong gần 1 năm rưỡi
Nhà đầu tư quan tâm đến việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thông qua gói giải cứu dành cho người lao động thu nhập thấp đồng thời giãn thuế thu nhập cá nhân dành cho một số đối tượng.
Ảnh: MarketWatch
Tính đến hết phiên ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong 16 tháng, nhà đầu tư quan tâm đến việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thông qua gói giải cứu dành cho người lao động thu nhập thấp đồng thời giãn thuế thu nhập cá nhân dành cho một số đối tượng.
Động thái của ông Donald Trump có thể đương đầu với một số rắc rối pháp lý và hoài nghi về tính hiệu quả của nó, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách Mỹ chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục phải đối thoại về gói hỗ trợ đó.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng 357,96 điểm tương đương 1,3% lên 27.791,44 điểm. Chỉ số như vậy có phiên tăng thứ 7 liên tiếp.
Chỉ số S&P 500 tăng 9,19 điểm tương đương 0,3% lên 3.360,47 điểm. Chỉ số như vậy chỉ còn thấp hơn 1% so với mức đóng cửa cao kỷ lục 3.386,15 điểm vào ngày 19/2/2020. Chỉ số như vậy có ngày tăng thứ 7 liên tiếp, chuỗi thời gian tăng dài nhất tính từ tháng 4/2019, theo Dow Jones Market Data. Chỉ số Nasdaq giảm 42,63 điểm tương đương 0,4% lên 10.968,36 điểm.
Trong tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 3,8% lên 27.433,48 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng được 2,5% trong tuần lên 3.351,28 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,5% lên 11.010,98 điểm. Riêng trong ngày thứ Sáu tuần trước, chỉ số Nasdaq mất điểm sau nhiều phiên tăng điểm cao kỷ lục vượt mức 11.000 điểm.
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, nhà đầu tư tạm bán cổ phiếu của những công ty công nghệ và chuyển sang cổ phiếu của nhóm các công ty có hoạt động kinh doanh liên quan nhiều hơn đến chu kỳ kinh tế, xu thế này đã diễn ra liên tục trong nhiều tuần qua.
Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Tower Bridge Advisors, ông James Meyer, nhận xét: "Khi mà những đợt dịch Covid-19 dịu bớt, nhà đầu tư đang quan tâm nhiều hơn đến quá trình phục hồi kinh tế. Như vậy việc mua trở lại các cổ phiếu chu kỳ là có thật".
Dù vậy, nhà đầu tư khẳng định hiện chưa biết liệu quá trình tăng điểm của cổ phiếu các công ty chu kỳ này kéo dài đến đâu khi mà đại dịch Covid-19 vẫn coi như trở ngại của sự phục hồi kinh tế Mỹ, ngoài ra khả năng có các biện pháp kích thích tài khóa của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa chắc chắn.
Tính đến ngày thứ Hai, nước Mỹ có thêm một mốc đáng buồn nữa khi mà số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng vượt mức 5 triệu ca, chiếm hơn 25% trong tổng số 20 triệu ca nhiễm Covid-19 của thế giới.
Số lượng các ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ đã vượt 5 triệu ca, đây là một ngưỡng đáng buồn của nước Mỹ. Số lượng các ca nhiễm tại Mỹ chiếm tương đương 25% tổng số các ca nhiễm trên toàn cầu được xác nhận tính từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu tại Vũ Hán khoảng chưa đầy 7 tháng trước đây, theo tin từ CNBC.
Chỉ mất 6 tuần để số ca lây nhiễm Covid-19 tại Mỹ tăng gấp đôi. Tính riêng trong 2 tuần gần nhất, số lượng các ca nhiễm Covid-19 đã tăng thêm đến thêm 1 triệu ca, theo số liệu của đại học John Hopkins.
Số liệu bi quan mới nhất được công bố khi mà tăng trưởng các ca nhiễm mới nhất tại Mỹ dường như đang đi ngang, trung bình 54.235 ca nhiễm mới mỗi ngày trong tuần qua, theo phân tích của CNBC với số liệu của đại học John Hopkins. Số lượng các ca nhiễm mới Covid-19 lập kỷ lục 67.902 ca vào ngày 19/7/2020 tính theo mức trung bình 7 ngày. Trong tháng 6 và tháng 7/2020, số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt tại khu vực Vành đai Mặt trởi, khu vực bao gồm Arizona, California, Florida, Louisiana, Georgia, Nevada, New Mexico và Texas.
Tính từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát tại Mỹ vào cuối tháng 1/2020, bang California và Florida đã công bố hơn 500.000 ca lây nhiễm Covid-19. Con số ca nhiễm Covid-19 cũng gần đến con số đó.
Tổng số ca lây nhiễm Covid-19 tại mỗi bang giờ đây đã cao hơn cả số ca lây nhiễm tại New York, bang từng được coi là tâm dịch của nước Mỹ. Tuy nhiên những bang này có số lượng tử vong thấp hơn New York, cho đến nay, hơn 32.000 người tại bang này đã tử vong, theo số liệu của đại học John Hopkins.
Theo các bác sỹ, cho đến giờ họ đã có thể cứu sống được nhiều người hơn so với thời kỳ đỉnh dịch tại New York vào tháng 3 và tháng 4/2020 bởi họ đã hiểu hơn về virus và cũng tìm được nhiều cách chữa trị tốt hơn, ví như thuốc redemsivir. Việc số lượng các ca nhiễm Covid-19 tại đây cũng lây lan ra nhiều hơn các người trẻ, tỷ lệ sống sót vì vậy cũng cao hơn.
Phố Wall khởi sắc trong nhiều ngày liên tiếp, S&P 500 tiến sát mức đỉnh lịch sử, Nasdaq lần đầu tiên vượt mốc 11.000 điểm Kết thúc phiên 5/8, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm nhờ báo cáo kinh doanh khả quan của Disney và triển vọng của vắc-xin ngừa Covid-19, khi chỉ số S&P 500 tiến đến mức kỷ lục thiết lập hồi đầu năm nay. Cụ thể, S&P 500 tăng 0,6% lên 3.327,77 điểm. Nasdaq Composite tăng 0,4% lên 10.998,40 điểm. Nasdaq đã có lúc...