Bát canh cua đồng ngày Tết của mẹ
Ngoài những món ăn như bánh chưng, bánh tép, thịt kho tàu, nem chua…, mâm cơm ngày Tết nhà tôi năm nào cũng vậy, không thể thiếu bát canh cua đồng mẹ nấu.
Lại một cái Tết nữa lại về. Mùa xuân tới mang theo hơi ấm của yêu thương và tiễn đưa những buồn phiền năm cũ.
Nhìn dòng người hối hả ngược xuôi. Nhìn những chiếc xe chở hoa tỏa đi khắp các nẻo đường cung cấp cho phiên chợ Tết sắp đến. Nhìn những tập lá dong, lá chuối xếp gọn gàng chờ các gia đình cuốn gói thành những chiếc bánh chưng, bánh tép đậm chất truyền thống quê hương. Nhìn những cửa hàng tấp nập người mua sắm chuẩn bị cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết đón một năm mới chu đáo, cho những mâm cơm gia đình đong đầy tình yêu thương, sum vầy ngày Tết với đầy đủ những món ăn truyền thống dân tộc được bày trên bàn như: Bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, nem chua…
Bữa cơm ngày Tết ngoài ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ mọi thành viên trong gia đình ngồi lại bên nhau mà ngày thường hiếm khi có dịp, nó còn thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và tổ tiên đã mất. Cũng như tình cảm mà ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
Người phụ nữ thường được đặt cho thiên chức “người giữ ngọn lửa yêu thương” trong mỗi gia đình bên mâm cơm, bên bếp lửa hồng. Và mẹ tôi cũng chính là người phụ nữ như vậy.
Ngày Tết, mẹ hầu như thường xuyên ở nhà trông nhà, đón khách để cha con chúng tôi đi chúc Tết anh em, họ hàng. Mẹ sửa soạn bữa cơm Tết cho cha con tôi cũng như đón khách.
Tết về, hầu như ngày nào mẹ cũng quanh quẩn bên bếp nấu ăn, nhất là bữa cơm trưa ngày Tết sau thời gian dài ba và chị em chúng tôi rong ruổi ngoài đường đi chúc Tết dưới cái nắng xuân.
Chính vì thế, ngoài những món ăn như bánh chưng, bánh tép, thịt kho tàu, nem chua…, mâm cơm ngày Tết nhà tôi năm nào cũng vậy, không thể thiếu bát canh cua đồng mẹ nấu.
Bát canh riêu cua ăn với bún.
Ngày xưa cua nhiều lắm. Xách cái giỏ đi theo bờ ruộng hay men dọc suối một quãng là bắt được vài ký cua tha hồ ăn. Bây giờ thuốc hóa học phủ kín ruộng đồng, cua cũng triệt đường sống, chỉ những thửa ruộng “sinh thái” chúng mới còn tồn tại.
Theo phân tích, cua đồng có hàm lượng protein trong thịt chất lượng cao và rất nhiều các loại khoáng chất khác như: Lipid, glucid, muối khoáng, ngoài ra còn có đến 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Như vậy, ngoài ngon miệng, cua đồng còn là món ăn dân dã bổ sung dinh dưỡng quý trên bữa cơm gia đình, nhất là những ngày dài ăn Tết mà mọi người đã ngán ngẩm với thịt mỡ.
Mỗi năm cua đồng thiên nhiên chỉ bán vài tháng, mà quãng giữa mùa mưa là thời điểm cua lột vỏ, sinh sản nên gầy, yếu, ít dinh dưỡng. Tháng cuối năm cua chắc thịt nhất vì đã qua chu kỳ sinh sản và nuôi con. Gặp mớ ngon, mẹ tôi mua cả chục ký về rửa sạch, xé mai, để ráo, phân từng phần, trữ đông, ăn dần ngày Tết. Khi nào ăn mới xay nhuyễn chế biến, như thế sẽ thơm ngon và giữ nguyên dinh dưỡng.
Video đang HOT
Cua đồng cuối năm mới chắc thịt, giàu dinh dưỡng.
Làm sạch cua cũng là một nghệ thuật. Vì đặc tính cua đồng sống ở ruộng đồng, dọc khe kênh, suối nên trong cơ thể cua đồng có thể chứa các chất độc hại hay chất bẩn.
Sau khi mua về, mẹ tôi đổ cua vào một thau nước đầy pha muối ngâm chừng 10-15 phút, rồi tiếp tục rửa nhiều lần qua nước sạch để loại bỏ các chất bẩn bám dính trên mình cua. Sau đó, tách riêng phần mai cua phía trên, dùng tăm gỡ phần gạch cua để riêng cho vào bát nước muối rửa sạch gạch cua. Loại bỏ phần yếm cua, đem phần thân và thịt cua cho vào cối giã bằng chày cho nhuyễn, rồi đem lọc cua với nước sạch để lấy nước cốt mà nấu canh.
Cua đồng đã tách vỏ, lấy gạch.
Cua đồng nấu chung rau gì cũng được: Mồng tơi, bầu, bí, ngó khoai, rau đay thêm trái mướp hương tăng vị ngọt thơm, hoặc nấu canh tập tàng với năm ba loại rau ăn cũng hay. Nhưng có vẻ thích nhất bát canh cua nấu mẻ (là loại gia vị có vị chua thanh và mùi thơm đặc trưng của gạo lên men) thì ta nói cứ gọi là thơm nức mũi và ngọt lịm vị thiên nhiên.
Canh riêu mẻ, phải nấu thật khéo, sao cho riêu kết dính. Lọc cua xong, khuấy đều để thịt cua không bám ở đáy nồi, có thể thêm chút mắm tôm dậy mùi đúng chất Bắc. Đặt lên bếp lửa to, khi nồi bắt đầu nóng, ngưng khuấy và hạ mức lửa vừa, phải canh chừng bởi lúc sôi riêu trào ra làm tan rã mất ngon.
Nước vừa sôi thì cho nhỏ lửa lại để phần thịt cua kết thành từng tảng trông rất đẹp và ngon. Nêm hạt nêm, bột ngọt vừa miệng sau đó từ từ cho các loại rau, quả muốn nấu chung vào, chuyển sang lửa nhỏ nhất để cua không bị nát. Phi hành thơm, đổ bát gạch cua vào chưng tan chảy một màu vàng sánh, béo ngậy, thêm vài trái cà chua cắt miếng gỡ sạch hạt, nấu thành hỗn hợp gia vị ngon không thể tả. Cho hỗn hợp này vào nồi riêu, lọc thêm mẻ, nêm nếm vừa miệng, thành nồi canh với độ ngọt cua đồng, vị chua thanh của mẻ, dậy mùi mắm tôm và màu vàng sánh từ gạch cua, màu xanh của hành lá, ngò rí thơm ngào ngạt…
Tất cả rất thiên nhiên và bổ dưỡng. Khi rau vừa chín tới thì múc ra bát, múc tảng cua sau cùng lên trên rồi dùng nóng cùng cơm, bún hoặc để nguội mà húp vào người giúp giải mát cơn nóng rất nhanh.
Ăn kèm với canh cua đồng này không thể nào thiếu cà pháo chấm mắm tôm.
Cua đồng, cà pháo, mắm tôm.
Cà pháo mắm tôm là một món ăn với hương vị đậm đà và kích thích ăn ngon miệng, được nhiều người ưa thích, nhất là những ngày tết quá dư thừa món ăn ngon trên mâm cơm ngày Tết.
Để có cà pháo ngon chế biến, mẹ tôi phải dậy từ 4h sáng để ra chợ đầu mối Tân Biên chọn những quả cà tốt nhất. Đó là những quà cà pháo có phần cuống tươi, xanh, không bị sâu đục. Quả cà pháo màu trắng, có kích thước nhỏ vì khi ăn sẽ giòn và ngon hơn.
Sau khi mua về, mẹ tôi bắt tay vào công việc chế biến, chuẩn bị một chậu nước muối pha loãng. Sau đó, dùng cắt núm cà rồi bổ đôi và bỏ phần hạt bên trong đi. Ngâm cà với nước muối khoảng 20 phút.
Khi được, vớt cà ra rồi rửa lại với nước sạch và để ráo. Với tỏi và ớt thì đập dập rồi băm nhỏ rồi cho vào tô, cho thêm cà vào và xóc đều. Khoảng một tiếng sau là có thể dùng được.
Mắm tôm lúc nào nhà tôi cũng có sẵn, khi chuẩn bị ăn, mẹ tôi sẽ cho ít mắm tôm ra chén nhỏ, vắt ít chanh, ít đường vào rồi hòa tan cùng mắm tôm.
Vậy là một món ăn canh cua đồng, cà pháo mắm tôm ngày tết đã xong, tuy không phải cao lương mỹ vị gì trong mâm cơm ngày Tết, nhưng nó là món ăn chưa năm nào thiếu trong mâm cơm gia đình nhà tôi. Một món ăn đong đầy yêu thương và mang cả mùa xuân an lành mà mẹ tôi gửi gắm vào bát canh cua đồng ấy.
Mà cũng lạ thật. Được chăm sóc người thân, con cái là thiên chức và niềm vui của mẹ tôi dành cho cả gia đình trong những ngày Tết qua mâm cơm, qua từng món ăn mẹ nấu. Nhớ có lần đọc ở đâu đó rằng: “Hãy tặng điều người nhận muốn. Đó mới thật giá trị”.
Và có những thứ rất giản dị ta làm cho người thân như món quà hàng ngày nuôi dưỡng hạnh phúc, là chất keo kết dính, gìn giữ tình cảm lâu bền. Chỉ cần để ý chút thôi, ai cũng có thể thực hiện được trong những ngày Tết.
Món ăn kinh dị ngày Tết, bánh trôi nấu giun bổ thận dưỡng nhan
Có một món ăn ngày Tết cực kỳ nổi tiếng ở thành phố Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, khiến nhiều người nghe tên đã thấy hãi, đó là món bánh trôi nấu giun.
Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Trung Quốc, có nhiều phong tục, nhiều món ăn ngày Tết là đặc sản ở mỗi vùng miền khác nhau. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, có một món ăn ngày Tết cực kỳ nổi tiếng ở thành phố Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, khiến nhiều người nghe tên đã thấy ghê rợn, đó là món bánh trôi nấu giun.
Được biết, loại giun dùng để nấu món bánh trôi giun là một loại thực phẩm đặc biệt, còn có tên là giun biển, sâu bùn hay nê trùng. Tuy gọi là giun nhưng chúng khác giun đất ở chỗ chỉ có ở bãi bồi biển.
Về ngoại hình, loại giun biển này khá giống giun đất song thịt ăn có vị mềm, mịn, ngay cả hải sâm và vây cá mập cũng không ngon bằng. Đây cũng món ăn được xem là bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, dưỡng nhan cực tốt.
Giun biển có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như giun xào tỏi, giun xào rau, giun nấu cháo, bánh bao nhân giun, bánh trôi nấu giun... mỗi loại đều có hương vị riêng. Có những người bạo gan còn ngâm giun biển vào rượu mạnh sau đó ăn sống.
Đáng nói ở đây là người dân địa phương ăn món bánh trôi nấu giun biển vào ngày Tết. Theo họ, món ăn này là biểu tượng của sự đoàn tụ.
Cách làm món này cũng khá đơn giản, trên cơ sở món bánh trôi nước, bỏ thêm thêm giun biển, tôm và các nguyên liệu khác theo khẩu vị. Ăn không hoặc kèm theo chút bánh phồng cũng rất ngon.
Một số nhà cầu kỳ, khi nấu món bánh trôi giun mừng năm mới còn bỏ thêm cua, cá, một số loại hải sản, một số loại rau củ cho màu sắc thêm hấp dẫn.
Tuy nhiên, hiện nay do ô nhiễm môi trường, giun biển càng ngày càng ít đi, đào cật lực cũng chẳng được bao nhiêu nên món ăn này lại càng quý, ngày thường không mấy khi được ăn.
Chỉ có ngày Tết, mọi nhà đều cố gắng mua được giun biển để làm món truyền thống, mong rằng năm nào gia đình cũng sẽ được sum vầy, quây quần ăn cơm với nhau.
Hàng loạt món bánh cực ngon mà lại dễ làm đãi khách ngày Tết Món bánh nào cũng ngon cũng xinh mà hầu hết không cần dùng lò nướng nên là ai cũng có thể làm được. Năm nay, tuy vẫn chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng không vì thế mà người người nhà nhà thôi háo hức khi chờ đón xuân sang. Dù bận rộn với công việc nhưng cuối năm cũng là dịp các...