‘Bắt cá suối, tìm rêu đá để ăn nhưng phải bỏ tiền triệu học chứng chỉ’
“Tại trường của chúng tôi, giáo viên hàng ngày phải đi bắt cá suối, tìm rêu đá để cải thiện bữa ăn nhưng phải bỏ ra gần chục triệu đồng đi học các loại chứng chỉ”.
Tôi là phó hiệu trưởng một trường tiểu học và có hơn 10 năm cắm bản tại những điểm trường khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu, hơn ai hết tôi thấu hiểu những khó khăn của đội ngũ giáo viên vùng cao. Có những điểm trường đến tận bây giờ vẫn không có điện, không có nước sạch, không có sóng điện thoại.
Trường tiểu học của chúng tôi có hơn 10 điểm lẻ rải rác khắp thôn bản. Để đi vào điểm lẻ, giáo viên phải trèo đèo, lội suối, băng rừng. Mùa mưa lũ, giao thông bị chia cắt, thầy cô luộc lá sắn ăn với măng cay lót lòng. Ngày thường, anh chị em phải lội suối bắt cá hoặc tìm rêu đá để cải thiện bữa ăn.
Vất vả, khó khăn là vậy nhưng mức lương của giáo viên vùng cao tương đối thấp. Chưa kể ngoài tiền lương, giáo viên hoàn toàn không có thu nhập gì thêm. Do vậy với những anh chị em cắm bản tại vùng sâu, vùng xa chúng tôi luôn cảm thấy trân trọng và biết ơn những hy sinh, cố gắng của đồng nghiệp mang con chữ đến học sinh.
Tôi nói ra những điều này cũng chỉ mong các bộ, ban ngành thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của giáo viên vùng cao. Đồng thời tôi cũng muốn chỉ ra điều vô lý đang tồn tại trong ngành giáo dục, đó là câu chuyện về các loại chứng chỉ, nhất là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, tin học và ngoại ngữ.
Quy định chứng chỉ áp dụng với giáo viên vùng cao là không hợp lý.
Nói về hai loại chứng chỉ tin học và ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ, hàng năm, giáo viên của trường về Hà Nội để học loại chứng chỉ này. Đối với những giáo viên cắm bản tại thâm sơn cùng cốc để ra điểm trường chính còn phải mất một ngày trời, có khi vài tháng mới về thăm gia đình được một lần. Nhưng đều như vắt tranh mỗi khi có lịch học chứng chỉ lại phải đăng ký và lặn lội về tận Thủ đô để ôn tập, thi. Điều này khiến thầy cô thực sự vất vả.
Video đang HOT
Lương giáo viên đặc biệt là giáo viên vùng cao đã thấp lại phải bỏ ra số tiền gần chục triệu đồng cho các loại chứng chỉ nêu trên. Số tiền ít ỏi đó nhưng giáo viên đằng đẵng chờ nhận để gửi về cho gia đình hoặc đơn giản là có miếng thịt, con cá để cải thiện bữa ăn.
Để tiện hình dung, tôi xin được làm phép so sánh. Tại một điểm trường mầm non mà tôi từng ghé qua, tiền ăn trưa của 60 học sinh trong một ngày khoảng 300.000 đồng và chỉ có duy nhất một món trứng rán các con cũng ăn ngon lành. Số tiền 300.000 đồng này là tiền của giáo viên nhà trường quyên góp để cải thiện bữa ăn cho học sinh. Vậy một tấm chứng chỉ tin học, tiếng Anh hoặc chức danh nghề nghiệp sẽ quy đổi được bao nhiêu bữa ăn cho học sinh nơi đây?
Quan trọng hơn những tấm chứng chỉ này không có nhiều tác dụng nếu không muốn nói chỉ là hình thức. Đối với chúng tôi việc học tiếng người H’Mông, Tày, Dao, Thái…còn quan trọng hơn tiếng Anh. Vì giáo viên hàng ngày phải giao tiếp với học sinh bằng tiếng của dân tộc các em. Tại những điểm bản xa xôi, chỉ cần dạy học sinh đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đã là cả một thành quả, nỗ lực của giáo viên rồi. Do vậy không thể áp dụng được tiếng Anh tại nhiều trường vùng cao nhưng giáo viên vẫn phải đi học các loại chứng chỉ tiếng Anh thực sự rất lãng phí, tốn kém.
Từ những ý kiến trên, tôi mong muốn Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ nên có những phương án nghiên cứu bỏ các loại chứng chỉ. Hoặc nếu áp dụng cũng tùy từng điều kiện địa phương. Thứ hai là có nghiên cứu, khảo sát, đánh giá cụ thể không nên áp dụng đại trà và cào bằng vì như thế rất khập khiễng.
Có một dạo giáo viên hỏi tôi: “Tại sao chúng em nghe nói đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà vẫn phải đi học?” . Tôi trả lời là mình chưa thấy có quyết định bằng văn bản, vẫn chỉ là lời nói trên tivi.
Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp: Cần cách thức phù hợp với GV miền núi
Trước những quy định về thăng hạng giáo viên bao gồm cả chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, các giáo viên tại tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, quan trọng là phải thiết thực và cách thức bồi dưỡng sao cho phù hợp.
Nhiều giáo viên tại các huyện mong muốn lớp bồi dưỡng chức danh phù hợp với điều kiện, nhu cầu giáo viên.
Quy định cũng cần linh động, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên vùng miền, nhất các huyện miền núi xa xôi học ngay tại nơi công tác.
Cần linh động
Hương Sơn là một huyện miền núi của Hà Tĩnh, địa bàn đi lại khó khăn, trường lớp, giáo viên khá đông. Khi nhắc đến cụm từ "chức danh nghề nghiệp", hầu hết các giáo viên đều có chung ý kiến, nguyện vọng là nếu triển khai thì nên phù hợp điều kiện vùng miền, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên để họ vừa đảm bảo công tác dạy học, vừa giảm chi phí.
Thầy Phạm Đình Cát, hiệu trưởng Trường liên cấp Tiểu học, THCS Sơn Lĩnh (huyện Hương Sơn) cho biết: "Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên là cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng phải dựa trên năng lực thực tiễn của mỗi người. Góc độ nhà trường là luôn sẵn sàng, nhưng thắc mắc của giáo viên là điều khó tránh khỏi mà bản thân tôi thấy nó phù hợp".
Ảnh minh họa.
Cấp tiểu học của Trường liên cấp tiểu học, THCS Sơn Lĩnh có 32 giáo viên, trong đó ăn lương hạng II có 25 người, 6 người hạng III, có 1 giáo viên trình độ CĐ đang chuẩn hóa đại học năm 2021. "Nếu học lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, trường có ít nhất 6 người phải đi học nâng hạng và chưa tính đến việc phải giữ hạng. Tính ra từ Sơn Linh xuống thành phố Hà Tĩnh hoặc ra Đại học Vinh (Nghệ An) để học thì thời gian cả đi, cả về hơn 200km. "Lựa cơm gắp mắm", tạo điều kiện cho giáo viên vùng miền núi mở lớp ngay tại huyện là phù hợp nhất" - thầy Cát nói thêm.
Thầy Phạm Quốc Nam, Phó hiệu trưởng Trường liên cấp tiểu học, THCS Sơn Hồng (huyện Hương Sơn) chia sẻ: "Vừa rồi nhiều giáo viên tại trường vừa hoàn thành lớp học để lấy chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ, giờ thêm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, nghĩa là 2 chứng chỉ trên phải "cất tủ", rất lãng phí. Có những giáo viên phải ra TP Vinh, Hà Nội để học chứng chỉ, mất thời gian tốn kém kinh tế là điều nan giải nhất. Lớp bồi dưỡng chức danh nếu thật sự phù hợp cả về thực tế lẫn đáp ứng được nguyện vọng của giáo viên thì quá tốt".
Theo dẫn chứng của thầy Hồ Tiến Dương, hiệu trưởng Trường THPT Hương Sơn (huyện Hương Sơn), bản thân giáo viên hạng 1 phải học thạc sĩ để nâng cao trình độ. Việc học thăng hạng là cần thiết, nhưng học thế nào để phù hợp thời gian và tiền lệ phí bỏ ra là điều đại đa số giáo viên băn khoăn. Không nên học tập trung, dồn dập cùng lúc. Tốt nhất đưa vào chương trình bồi dưỡng hàng năm hoặc đăng ký học Online để giáo viên còn có thời gian giảng dạy tại trường.
Một tiết học của cô, trò Trường liên cấp Tiểu học, THCS Sơn Lĩnh (huyện Hương Sơn).
Cần thiết nhưng cần phù hợp
Do học liên tục, thời gian kéo dài tới hơn 1 tháng, cô D.T.Ng, GV một trường tại huyện Hương Sơn cũng chia sẻ: Cô phải ở nhờ nhà người quen tại thành phố Hà Tĩnh mỗi lần đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng chức danh hay lấy chứng chỉ. Nhiều giáo viên khác nếu không có mối quan hệ thân thiết thì phải thuê trọ bởi không thể di chuyển hơn 200km cả đi lẫn về.
"Mỗi lần đi học thêm chứng chỉ, nâng hạng chức danh chúng em nộp học phí mất hơn 2 - 3 triệu đồng. Ngoài ra, tiền ăn, chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian học cũng khá tốn kém" - cô Ng. ý kiến.
Góc nhìn đa chiều hơn khi hỏi đến việc giáo viên nên hay không việc bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, thầy Hồ Xuân Thông - hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Hương Sơn (huyện Hương Sơn) đánh giá, bản thân thầy, các giáo viên tại trường đều mong muốn, học đâu phù hợp nhất đối với giáo viên là điều mong mỏi.
Tương lai gần sẽ có một đội ngũ giáo viên trình độ ngoại ngữ, tin học thực chất Bao năm qua, GV luôn bị hành bởi quy định về các loại chứng chỉ. Để hợp thức hóa hồ sơ, nhiều thầy cô giáo phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mang về những tờ chứng chỉ có dấu đỏ để kẹp hồ sơ cho đủ quy định. Ảnh minh họa. Không còn quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin...