Bắt buộc mua bảo hiểm y tế là không khả thi
Một số ĐBQH cho rằng, quy định bắt buộc mua BHYT là không khả thi. Việc cấp bách là phải khắc phục được những tồn tại hiện nay. Nếu y đức còn kém, nhân viên y tế còn vô cảm, cửa quyền, thì chính sách BHYT toàn dân không thể thành công.
Cần chấn chỉnh những sai phạm, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng
Bảo hiểm y tế để lấy lại niềm tin của nhân dân
Không nên luật hóa ly thân
Tiếp tục là đề tài nóng, quy định về hôn nhân đồng tính được tranh luận nhiều nhất. ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu) nói: “Dù pháp luật hiện hành cấm song việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới vẫn diễn ra, thậm chí có những trường hợp tổ chức lễ cưới công khai. Cho nên, chúng ta quy định không thừa nhận nhưng cũng không can thiệp bằng những biện pháp hành chính vào cuộc sống của họ là giải pháp phù hợp”. ĐB Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) lại đề nghị cân nhắc kỹ khi đưa quy định “Nhà nước không công nhận vào luật”.
Về chế định ly thân, nhiều ý kiến cho rằng, phải cân nhắc việc bổ sung chế định này vào dự thảo luật vì chưa đủ căn cứ thực tiễn. ĐB Nguyễn Văn Tuyết cảnh báo: “Ly thân là sự thỏa thuận mang tính riêng tư của hai vợ chồng, không nhất thiết phải có sự can thiệp của tòa án. Chúng ta cũng cần phải tránh tình trạng lợi dụng ly thân để biến thành hôn nhân “treo” mà đối tượng thiệt thòi là phụ nữ và trẻ em”. ĐB Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) đồng tình: “Quy định ly thân như dự thảo không góp phần ổn định gia đình mà còn làm suy yếu và dễ dẫn đến đổ vỡ. Do vậy, không nhất thiết đưa chế định ly thân vào trong luật”. ĐB Khúc Thị Duyền (Thái Bình) cũng phản đối: “Dự luật nói ly thân là tình trạng vợ chồng không có nghĩa vụ chung sống với nhau, song đa phần phụ nữ không có điều kiện về nơi ở mới sau khi ly thân cũng như ly hôn. Do đó, người phụ nữ sẽ phải chịu ức chế và áp lực rất lớn nếu chấp nhận ly thân”.
Ghi nhận việc cho phép mang thai hộ là nhân văn, ĐB Khúc Thị Duyền cho rằng, phải quy định điều kiện rất chặt chẽ với các tiêu chuẩn cụ thể. Bà Khúc Thị Duyền nói: “Lúc đầu có tính chất nhân đạo nhưng về sau mang tính chất thương mại. Có trường hợp thách đố không bàn giao trẻ cho những người nhờ mang thai hộ hoặc có trường hợp bên nhờ không nhận lại đứa trẻ…”.
Video đang HOT
ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông): “Việc cấp bách không phải là buộc dân mua BHYT…”
Khó bắt buộc mua bảo hiểm y tế
Nội dung gây tranh luận nhiều nhất trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) là quy định bắt buộc mọi đối tượng phải mua BHYT. Đánh giá BHYT chưa thu hút người dân, song ĐB Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) cho rằng, nên quy định bắt buộc mua BHYT. “Bắt buộc là đúng. Tất nhiên, phải có giải pháp tạo sự đồng thuận và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT” – ông Mã Điền Cư nói.
Không đồng tình, ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) lên tiếng: “Quy định bắt buộc là không phù hợp, không khả thi. Dự luật không quy định rõ trách nhiệm người tham gia BHYT, không có chế tài cụ thể, vậy nếu người dân cố tình không mua thì làm gì? Tôi kiến nghị giữ nguyên như hiện hành để phù hợp điều kiện sống của người dân và đảm bảo tính khả thi”. Kể ra 4 nguyên nhân khiến quy định “bắt buộc” không khả thi, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) nói: “Không thể buộc mọi người dân có thu nhập trung bình, có sức khỏe tốt phải mua BHYT. Cơ sở y tế chất lượng khám chữa bệnh kém như thế, lại quá tải, người ta không thích vào thì sao?”. ĐB Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) đồng tình: “Tỷ lệ mua BHYT tự nguyện rất thấp. Bắt buộc mà không có chế tài thì sao khả thi? Nên giữ như hiện hành chứ không quy định cứng là bắt buộc”.
Chỉ ra hàng loạt yếu kém của công tác khám chữa bệnh BHYT, ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) cảnh báo: “Việc cấp bách không phải là buộc dân mua BHYT mà phải khắc phục được những tồn tại hiện nay. Nếu y đức còn kém, thái độ phục vụ ứng xử của nhân viên y tế còn vô cảm, cửa quyền, vô trách nhiệm thì chính sách BHYT toàn dân không thể thành công. Thực tế đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt, nghiêm túc để chấn chỉnh kịp thời những yếu kém này…”.
Nhiều ĐBQH yêu cầu phải giảm thủ tục hành chính, giúp người bệnh bớt phiền hà, đi lại khi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế. ĐB Nguyễn Thị Bích Nhiệm nói: “Thủ tục phải gọn nhẹ, giảm bớt chi phí đi lại và thời gian chờ đợi cho người bệnh tham gia BHYT”. Có ý kiến đề xuất cho phép người tham gia BHYT được khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân. ĐB Nguyễn Thị Phúc nói: “Bệnh viện công quá tải, người bệnh có khi chờ nhiều giờ mới tới lượt khám bệnh. Nếu cho phép người có thẻ BHYT sang khám ở bệnh viện tư, tình trạng này sẽ giảm”. Một số ý kiến đề nghị quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan, tránh tình trạng khi phát hiện sai phạm (như cấp trùng thẻ gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng) lại không thấy cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm…”.
Phải chịu trách nhiệm nếu ra văn bản gây lãng phí
Ngày 26-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Theo đó, khi nhận được phản ánh về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện. Đặc biệt, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí. Cán bộ, công chức, viên chức cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền cung cấp thông tin phát hiện lãng phí hoặc đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người cung cấp thông tin lãng phí. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2014.
Theo ANTD
Kẻ xấu - kẻ điên loạn: Mua axit quá dễ
Không phải ngẫu nhiên, người ta gọi axit là "hung khí" nguy hiểm, đòn thù ghê sợ nhất trong các cuộc đánh ghen, trả thù... Hậu quả do thứ chất lỏng nguy hại này gây ra không chỉ hủy hoại thể xác, mà còn ảnh hưởng đến cả tinh thần. Nhưng lâu nay, do thiếu sự quản lý, kiểm soát nên axit vẫn được mua bán tràn lan, "phục vụ" đắc lực cho trọng án.
Hóa chất cực độc không thể bán "thoải mái"
Mua bao nhiêu cũng có!
Mới đây nhất, ngày 15-11, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã bắt tạm giam Nguyễn Văn Dũng (SN 1983, quê Bến Tre, tạm trú quận 8) về tội cố ý gây thương tích. Vì yêu đơn phương chị Hồng Kim Huôi (SN 1990, quê Kiên Giang) không được, hay tin "người trong mộng" sắp về quê làm lễ đính hôn, Dũng đã mua axit về tạt làn chị Huôi và 4 người khác bị thương. Vụ việc này gây chấn động trong dư luận không kém vụ Trần Thị Hiệp (SN 1986, trú tại Bắc Giang) đã dùng xô đựng 5 lít a xit tạt vào chồng - ngay tại bến xe buýt ở Cầu Giấy, Hà Nội hồi tháng 6, khiến anh này và 2 người khác đang đứng chờ xe buýt phải đi cấp cứu.
Một bác sỹ Viện Bỏng quốc gia trao đổi với PV Báo ANTĐ đã phân tích, do có tính ô-xy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit nhanh chóng phá hủy cấu trúc mô của da, mỡ, gân, cơ, thậm chí cả xương. Dưới tác động của loại chất lỏng độc hại này, cơ thể sẽ bị hoại tử từ ngoài vào trong, tùy mức độ sẽ gây tổn hại sức khỏe, đồng thời để lại di chứng suốt đời. Do axit không chỉ gây đau đớn về thể xác, mà hậu quả không bao giờ khắc phục được, nên không ít người khi đánh ghen, trả thù hoặc giải quyết mâu thuẫn làm ăn đã... "cậy nhờ" đến axit.
Nguy hiểm và độc hại là thế nhưng việc quản lý hoạt động mua bán axit trên thị trường vẫn đang bị bỏ ngỏ. Thực tế, axit đang được rao bán công khai trên mạng Internet và bày bán tại nhiều cửa hàng, nhiều địa bàn. Theo số điện thoại 0973121... được quảng cáo trên mạng Internet, PV đã liên hệ với một người đàn ông tự giới thiệu là quản lý công ty chuyên mua bán axit Sunfuric. Không cần hỏi về mục đích sử dụng, người này cho biết Công ty có đầy đủ các loại axit dùng trong các ngành công nghiệp như tẩy rửa kim loại trước khi mạ, chế tạo thuốc nổ, chất dẻo, chế tạo ắc-quy, xử lý rác thải... với giá rẻ nhất. Chỉ cần cung cấp tên, địa chỉ và đặt cọc trước một khoản tiền thì lập tức "hàng" được giao đến tận nhà.
Tại một số tuyến phố ở Hà Nội, việc mua axit cũng dễ như... mua rau. Đi một vòng qua các phố chuyên kinh doanh hóa chất ở địa bàn quận Hoàn Kiếm, PV Báo ANTĐ đã dễ dàng hỏi mua được đủ các loại axit với số lượng lớn không giới hạn. Khệ nệ xách can nhựa chứa đầy axit ra giới thiệu, chủ một cửa hàng hóa chất ở phố Hàng Hòm (quận Hoàn Kiếm) hét giá: "Nếu em mua nhiều thì anh lấy 80 (80.000 đồng/lít), bằng đúng giá khách quen. Đồng ý thì xách cả can, axit nhà anh không bán lẻ". Theo người đàn ông này, có nhiều loại axit được bày bán nhưng phổ biến nhất vẫn là Sunfuric. Tùy vào độ đậm đặc, nguồn gốc mà có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng/lít. Thấy tôi có vẻ băn khoăn, vị chủ quán nháy mắt: "Thằng em mua hộ chứ gì, loại loãng hơn anh cũng có, giá chỉ bằng 50% nhưng mua xong miễn trả lại...".
Theo mách nước của một sinh viên chuyên hóa, tôi tiếp tục tìm đến một số cửa hàng chuyên kinh doanh hóa chất y tế và công nghiệp nằm trên địa bàn các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm. Đây là nơi học sinh, sinh viên thường xuyên đến mua hóa chất về làm thí nghiệm. Hầu hết các loại axit được đựng trong các chai, bình nhựa loại nhỏ có giá bán từ 40.000 đến 100.000 đồng. Một số loại axit đậm đặc, nhập khẩu từ nước ngoài, được sử dụng trong các thí nghiệm đòi hỏi có sự chính xác cao cũng được bày bán với giá khoảng 200.000 đồng/lít.
Axit được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng kinh doanh hóa chất
Cần siết chặt quản lý
Chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn đồng là người mua đã có thể mua được một lượng axit độc hại, đủ gây tổn thương sức khỏe cho nhiều người. Nhưng khi được hỏi vì sao các loại axit nguy hiểm vẫn được bày bán không tuân theo quy định, đại diện Đội QLTT số 2 (Chi cục QLTT thành phố Hà Nội) lại khẳng định, trên địa bàn chưa từng ghi nhận, phát hiện trường hợp nào kinh doanh axit (?). Trao đổi với PV, một cán bộ QLTT còn cho rằng, việc đánh giá tình trạng mua bán, sử dụng axit để giải quyết mâu thuẫn thuộc trách nhiệm của cơ quan Công an (?!).
Trong khi, theo Nghị định 108/2008/NĐ và Thông tư 28/2010 của Bộ Công Thương, có gần 30 loại axit độc hại trong đó có Sunfuric nằm trong danh mục hóa chất phải khai báo khi lưu hành trên thị trường. Việc mua bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, được lưu giữ tại bên mua và bên bán. Trên phiếu kiểm soát phải thể hiện tên, địa chỉ người bán, người mua; số CMND, ngày cấp, nơi cấp; thông tin về hóa chất và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, những quy định này đã bị... bỏ qua.
Theo các luật sư, việc quản lý axit chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng mua bán axit tràn lan đã vô tình tiếp tay cho tội phạm. Do "nguồn cung" không hạn chế nên nhiều đối tượng đã xem axit là vũ khí "ưa thích" trong các vụ trả thù, hành hung. Xử lý nghiêm đối tượng tấn công axit, đồng thời siết chặt công tác quản lý việc mua bán, kinh doanh là những điều kiện cần để ngăn chặn các vụ việc đau lòng bắt nguồn từ axit.
Tùng Lâm
Theo ANTD
Không thừa nhận hôn nhân đồng tính Hôm qua, 6-11, Quốc hội đã nghe Chính phủ trình hàng loạt dự án luật quan trọng như Luật Xây dựng (sửa đổi); Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế... Trình bày trước Quốc hội chiều 6-11, Bộ trưởng Bộ Tư...